Sự dính kết với thép thụ động:

Một phần của tài liệu Chuyên đề Bê tông cường độ cao và chất lượng cao (Trang 44 - 45)

Về vấn đề này tài liệu còn chưa có nhiều lắm. Rosenberg và những người khác trình bày các kết quả thí nghiệm nhô lên (ống tuýp có thành phần nhẵn đặt vào trong một hình trụ bằng bê tông cường độ cao) trên hai loại bê tông có và không muội silic. Sự dính kết trung bình tăng lên 40%, đối với một tăng thêm cường độ nén khoảng 50% Burger đã so sánh sự dính kết của vật liệu với tỷ lệ nước/xi măng không đổi. Khi đó cũng vậy có và không có muội silic. Sự dính kết biến đổi trong một tỷ số 3,2 và 1,5 lần lượt đối với các thí nghiệm trên hồ tinh (N/X=0,20) trên vữa (N/X=0,30) và trên bê tông (N/X=0,35). Wecharatana và những người khác cũng tiến hành những thí nghiệm trên một loại bê tông BHP có cường độ trung bình năm vào khoảng 75 và 80 MPa, nhưng không có bê tông đối chứng, so sánh với các thí nghệm tìm thấy trong tài liệu, chúng ghi lại sự hoạt động của mối liên hệ rất kém tức là những sự trượt yếu hơn trước khi giảm lực dính kế. Cuối cùng Lorran và những người khác là tác giả của các tài liệu hoàn chỉnh hơn lớp phủ bằng một mẫu được đổ trong một hình trụ bằng kim loại làm nhiệm vụ của ván khuôn và thí nghiệm kéo, trong đó người ta rút trên cốt thép được gắn trong một hình trụ bằng bê tông bởi hai đầu của chúng. Sự dính kết thể hiện mối tương quan tốt với cường độ kéo của bê tông. Các thông số lực cực đại, độ cứng, tính hồi phục hoạt động theo một hướng có lợi khi tuổi của bê tông, chiều dài tiếp xúc của bê tông cốt thép hoặc các tỉ số chất dính kết/nước tăng lên.

Những lực cắt đạt được trong dầm bằng bê tông cường độ cao lớn hơn nhiều so với các lực cắt đạt được trong dầm đối chứng. Thể hiện một hiệu ứng tỉ lệ khá lớn

Với sự dính kết của các cốt thép lớn là thấp hơn sự dính kết của các cốt thép nhỏ, tuy nhiên người ta có thể ghi nhận với sự gần đúng đầu tiên là tỉ số các lực cắt trung bình (giá trị trung bình của các ứng suất đối với sự trượt bằng 10 và 100μm, đối với các tập hợp các đường kính thử) là như tỉ số của cường độ kéo, đó còn là kết quả cổ điển của các loại bê tông thông thường, có thể nội suy được cho bê tông cường độ cao.

Một hiệu quả tức thì của sự cải thiện lực dính kết là giảm tương quan các chiều dài neo. Ngoài ra một tác dụng thuận lợi phát sinh từ đó để định kích thước các dầm bê tông cốt thép bị uốn, khi sự nứt nẻ được đánh giá là có hại hoặc rất có hại. Thật vậy trong các trường hợp như vậy người thiết kế tiến tới giảm ứng suất làm việc của cốt thép để hạn chế độ mở của các vết nứt của bê tông thường. Một tính toán so sánh khi đó chỉ ra là trong một tấm đan bị uốn theo một hướng được định kích thước để chịu được tải trọng đã cho, đối với tấm đan bằng bê tông cường độ cao, cho cốt thép làm việc ở cực đại vẫn đạt được độ mở rộng lý thuyết của vết nứt nhỏ hơn vết nứt của kết cấu tương tự bằng bê tông thường.

Việc sử dụng bê tông cường độ cao đồng thời thể hiện bằng việc giảm chiều dày của tấm đan và giảm tiết diện thép để có được tổng giá cả vật liệu tại chỗ rẻ hơn.

Một phần của tài liệu Chuyên đề Bê tông cường độ cao và chất lượng cao (Trang 44 - 45)