Mô hình hoá vật liệu để áp dụng cho thiết kế các kết cấu

Một phần của tài liệu Chuyên đề Bê tông cường độ cao và chất lượng cao (Trang 46 - 47)

Trong phần này mô tả tổng hợp các tính chất của bê tông cường độ cao gắn với tinh thần của những qui tắc của BAEL/BPEL, các qui tắc đó đã được mở rộng cho bê tông cường độ cao (fc 28 ≥ 60 MPa), làm cơ sở cho các tính toán kết cấu bê tông cốt thép và bê tông cốt thép DƯL sử dụng bê tông cường độ cao.

Mô hình vật liệu

Về biến dạng cần xem xét đến việc tính toán các biến dạng tức thời và biến dạng về sau bởi sự co, từ biến của các bê tông có cường độ chịu nén cao từ 60 đến 80 MPa.

Khi tính toán giới hạn sử dụng, thông thường chỉ cần chọn mô hình đàn hồi và tuyến tính. Đối với bê tông cường độ cao và bê tông chất lượng cao, mô đun và mô đun tiếp tiếp tuyến ban đầu được coi là như nhau do đường biến dạng có độ dốc lớn.

Khi tính toán giới hạn biến dạng cuối (εb2), bê tông chịu biến dạng lớn thì ứng

lực phải chịu sẽ đạt tối đa bằng ứng suất nén của bê tông và rồi giảm cho tới khi bị ngắt cường độ nén (điều này phụ thuộc vào građien của biến dạng và việc có hay không có cốt thép đai). Kể từ thời điểm lực tác dụng, trường của biến dạng không còn đồng nhất nữa. Bề mặt của bê tông bị bóc ở chỗ biến dạng lớn nhất và việc

Để đơn giản, ta coi rằng ứng xử của vật liệu có thể được mô tả qua biểu thức ứng suất - biến dạng, ngay cả sau khi cho lực tác dụng. Trong trường hợp thông thường, nếu không cần tính toán cụ thể, chi tiết các biến dạng, ta có thể chấp nhận biểu đồ parabol - tứ giác trong đó phần nằm ngang trải dài trên các hoành độ từ εb1 đến εb2 với (Hình3.6.).

εb1 = 2.10-3

εb2 = (4,5 – 0,025 fcj) 10-3

Khi cần tính toán chính xác các biến dạng, nhất là trong các tính toán độ bền vững về hình dạng, thì mô hình parabol - tứ giác chưa đủ. Lúc này cần xét đến tính không đàn hồi của BCĐC và sử dụng các mô hình phi tuyến.

Một phần của tài liệu Chuyên đề Bê tông cường độ cao và chất lượng cao (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w