CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.6. Phát triển giả thuyết
Dựa trên tổng quan lý thuyết và mơ hình nghiên cứu, các giả thiết được đề xuất như sau:
Giả thiết H1: Có sự khác biệt trong việc tiếp cận cơng nghệ thơng tin do tác
động của nhóm yếu tố nhân khẩu học đối với hộ gia đình Việt Nam
Qua các nghiên cứu đi trước, có thể kỳ vọng kết quả ảnh hưởng của các nhân tố như sau:
- Giới tính khơng có tác động đến khả năng tiếp cận cơng nghệ thơng tin. - Tuổi càng cao thì khả năng tiếp cận công nghệ thông tin càng thấp. - Khả năng tiếp cận cơng nghệ thơng tin tăng theo trình độ học vấn.
- Tình trạng việc làm có tác động rõ ràng đến khả năng tiếp cận cơng nghệ thông tin.
- Quy mô hộ có tác động đến khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của
hộ.
Giả thiết H2: Có sự khác biệt trong việc tiếp cận công nghệ thông tin do tác
động của nhóm yếu tố kinh tế và hạ tầng đối với hộ gia đình Việt Nam
Đề tài kỳ vọng việc sử dụng thường xuyên công nghệ thơng tin có tác động
của yếu tố thu nhập. Khả năng chi trả vẫn là một vấn ñề dành cho các nhà hoạch định chính sách trong việc xóa bỏ khoảng cách số. Thu nhập càng cao càng có ý
nghĩa trong việc thúc đẩy tiếp cận cơng nghệ thơng tin. Những hộ có máy thu hình và có điện sẽ có khả năng tiếp cận cơng nghệ thơng tin thuận lợi hơn.
Giả thiết H3: Có sự khác biệt trong việc tiếp cận công nghệ thông tin do tác
động của nhóm yếu tố địa lý và chủng tộc ñối với hộ gia ñình Việt Nam
Nghiên cứu kỳ vọng có sự khác biệt trong việc tiếp cận cơng nghệ thông tin của người dân ở vùng thành thị và nông thôn ở Việt Nam. Người sống ở thành thị
có khả năng tiếp cận công nghệ thông tin cao hơn người dân sống ở vùng nơng
thơn. Người thiểu số có khả năng tiếp cận công nghệ thông tin thấp hơn người Kinh.