Câu 23: Thể tích dung dịch HNO3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5 g/ml) cần dùng để tác dụng với xenlulozơ tạo thành 89,1 kg xenlulozơ trinitrat là (biết lượng HNO3 bị hao hụt là 20%)
A. 70 lit B. 49 lit C. 81 lit D. 55 lit
Câu 24: Khối lượng của một đoạn mạch nilon-6,6 là 27346 đvC và một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là
A. 113 và 152 B. 121 và 114 C. 121 và 152 D. 113 và 114
Câu 25: Cứ 5,24 gam cao su Buna-S phản ứng vừa hết với 3,2 gam Brom trong CCl4. Tỉ lệ mắt xích của butađien và stiren trong cao su Buna-S là
TỔNG HỢP ĐỀ THI ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG NĂM 2007 VÀ NĂM 2008 (Phần hoá hữu cơ) (Phần hoá hữu cơ)
Đại học khối A 07
Câu 1: Cho 4,48 lit hỗn hợp X (đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lit dung dịch Br2
0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol Br2 giảm một nửa và khối lượng bình tăng 6,7 gam. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là
A. C2H2 và C4H6 B. C2H2 và C4H8 C. C2H2 và C3H8 D. C3H4 và C4H8
Câu 2: Mệnh đề không đúng là
A. CH3CH2CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3
B. CH3CH2CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH tạo anđehit và muối
C. CH3CH2CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2
D. CH3CH2CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,4 lit khí CO2, 1,4 lit N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 10,125 gam nước. Công thức phân tử của X là
A. C3H7N B. C2H7N C. C3H9N D. C4H9N
Câu 4: Cho 15,6 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là
A. C2H5OH và C3H7OH B. C3H5OH và C4H7OH