Kinh nghiệm thanh tra ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai tự nộp thuế trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 28 - 29)

c. Sự đồng nhất và khác biệt giữa thanh tra và kiểm tra thuế

1.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM TỪ TỔ CHỨC

1.3.3. Kinh nghiệm thanh tra ở Trung Quốc

Việc Trung Quốc gia nhập WTO đã yêu cầu nước này phải thực hiện giảm thuế quan trong những năm tới. Việc giảm thuế quan cũng có nghĩa là giảm số thu của Chính phủ. Để đảm bảo nguồn thu sau khi gia nhập WTO, cơ quan thuế đã phải tập trung nỗ lực vào công tác thanh tra thuế công ty cũng như cá nhân.

Trong năm 2002, cơ quan thuế Trung Quốc đã tiến hành kiểm tra tổng số 2 triệu trường hợp, trong đó đã tiến hành thanh tra 800.000 ĐTNT và truy thu được hơn 39 tỷ NDT ( tương đương 4,7 tỷ USD). Qua sự kiểm tra như vậy, cơ quan thuế nhận thấy cần phải thắt chặt hơn nữa công tác cưỡng chế thuế.

Tại Trung Quốc, thanh tra thuế được chia thành 5 loại:

(1). Kiểm tra tại bàn - Phân tích các tờ khai, báo cáo tài chính và các tài liệu khác do người nộp thuế nộp cho cơ quan thuế.

(2). Thanh tra thông thường – Thanh tra tại cơ sở người nộp thuế được lựa chọn ngẫu nhiên hoặc có dấu hiệu nghi vấn qua kiểm tra tại bàn.

(3). Thanh tra đặc biệt – Thanh tra tại cơ sở tập trung một ngành, một lĩnh vực hoặc một loại thuế cụ thể.

(4). Thanh tra theo vụ việc – Thanh tra tại cơ sở đối với những người nộp thuế bị tố cáo trốn lậu thuế hoặc do cơ quan thuế cấp trên chỉ định.

(5). Thanh tra chống tránh thuế - Thanh tra tại cơ sở chủ yếu tập trung vào các trường hợp giá chuyển nhượng.

Hiện nay, trong số các loại hình thanh tra này, chống tránh thuế và thuế thu nhập cá nhân là hai nội dung cơ quan thuế Trung Quốc tập trung nhiều nhất. Dưới đây là một số đặc điểm của công tác thanh tra đối với hai nội dung này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai tự nộp thuế trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)