c. Sự đồng nhất và khác biệt giữa thanh tra và kiểm tra thuế
2.2 THỰC TRẠNG THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TRÊN ĐỊA
3.2.2.1. Giải pháp đối với các doanhnghiệp là đối tượng nộp thuế
Với chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế ngồi quốc doanh, chính sách pháp luật thuế cũng đã được sửa đổi bổ sung theo hướng tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tăng ưu đãi đầu tư, giảm thuế suất…sẽ tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp tăng tích lũy, mở rộng quy mô kinh doanh, tạo ra nhiều lợi nhuận, góp phần thực hiện tốt nghĩa vụ cho NSNN. Do đó ngành thuế cần có những giải pháp đối với doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất: Phân cấp quản lý doanh nghiệp cho phù hợp với đặc điểm, ngành nghề, trình độ hạch tốn, ý thức tn thủ pháp luật thuế.
(Một): Đối với doanh nghiệp mới thành lập nên có một hệ thống tiêu thức thống
nhất để phân cấp quản lý ngay từ khi đăng ký mã số thuế.
(Hai): Đối với các doanh nghiệp có quy mơ lớn (về vốn); các doanh nghiệp có
các chi nhánh liên tỉnh, liên huyện; các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thường xuyên phát sinh hoàn thuế nên giao cho Cục thuế quản lý để tiện cho việc đối chiếu so sánh, phân tích rủi ro, phát hiện kịp thời hành vi gian lận của ĐTNT.
(Ba): Đối với các dịch vụ đầu ra thuộc diện lập bảng kê như kinh doanh ăn uống, bán lẻ, các doanh nghiệp thường hay bị ấn định thuế thì nên giao cho cấp Chi Cục thuế theo dõi quản lý, thuận tiện trong công tác quản lý doanh số của hộ kinh doanh nộp thuế khoán, hạn chế được thất thu thuế.
Thứ hai: Phân loại đối tượng thanh tra, kiểm tra
(Một): Cần phân loại ĐTNT thành hai nhóm chính:
* Nhóm ĐTNT cố ý sai phạm để trốn thuế:
Cần tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm minh. Thậm chí việc thanh tra đối với những đối tượng này phải làm hàng năm, hàng quý, có cơ chế giám sát đặc biệt với những đối tượng này cho tới khi chấp hành tốt pháp luật thì mới giảm bớt thanh tra.
Đồng thời, cần chú trọng thanh tra các ĐTNT có khả năng trốn thuế lớn, có thể gây hậu quả nghiêm trọng, gây thất thu lớn cho NSNN như các trường hợp hoàn thuế GTGT lớn của những doanh nghiệp khơng có uy tín trong kinh doanh.
*Nhóm ĐTNT sai sót vơ tình, do khơng nắm hết chính sách pháp luật:
Cần tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền và phổ biến pháp luật, việc thanh tra chỉ cần thực hiện theo phương châm đột xuất.
(Hai): Khuyến khích các doanh nghiệp tự in hóa đơn
Hiện nay, hiện tượng doanhnghiệp thành lập để mua bán hóa đơn bất hợp pháp ngày càng gia tăng đã ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của cơ quan thuế, mặt khác ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác. Vì vậy, ngành thuế phải tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp phát huy năng lực bằng cách khuyến khích doanh nghiệp tự in hóa đơn phục vụ cho việc kinh doanh, thường xuyên thông báo trên trang web danh sách ĐTNT bỏ trốn, ĐTNT mua bán hóa đơn bất hợp pháp, ĐTNT chậm nộp thuế kéo dài không khả năng thanh tốn… để doanh nghiệp có sự chuẩn bị và hơn lúc nào hết doanh nghiệp cần phải biết tự bảo vệ mình, góp phần ngăn ngừa và phát hiện doanh nghiệp “ma” cùng với cá loại hóa đơn bất hợp pháp.