Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tài chính cho hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 29 - 31)

1.4 Kinh nghiệm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa từ các nước

1.4.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Từ việc phát triển DNNVV ở các nước, ta có thể thấy chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV là khác nhau ở mỗi nền kinh tế. Tùy theo tình hình kinh tế-xã hội mà các nền kinh tế sử dụng linh hoạt chính sách hỗ trợ để phát triển DNNVV một cách hiệu quả. Tuy vậy, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm thiết thực cho phát triển DNNVV Việt Nam như sau: Nhìn chung, mục tiêu hỗ trợ các DNNVV đều nhằm vào việc trợ giúp những bất lợi của khu vực này cùng với việc tạo điều kiện phát triển cho các DNNVV, giúp họ khai thác tốt hơn các tiềm năng kinh tế, đặc biệt là các tiềm năng trong nước. Trước hết, hỗ trợ các doanh nghiệp phải có hiệu quả, nghĩa là phải để tự doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, nhà nước chỉ giữ vai trò hỗ trợ, giúp đỡ chứ không bao cấp. Đa số các quốc gia đều hỗ trợ thuế, vốn, tín dụng, cơng nghệ thơng tin cho DNNVV với các hình thức chính là cấp tín dụng trực tiếp, cho vay với lãi suất thấp, bảo lãnh tín dụng, trợ cấp nghiên cứu và phát triển... Ngồi ra, trợ giúp marketing, phát triển thị trường cũng được rất nhiều nước áp dụng, đặc biệt là hỗ trợ về cơng nghệ và đào tạo bằng các hình thức như chuyển giao công nghệ với giá ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật của các viện nghiên cứu, trực tiếp tổ chức các trung tâm đào tạo...

Để phát triển khu vực DNNVV khơng chỉ cần có chương trình, chính sách hỗ trợ, có quan điểm, chiến lược đúng đắn mà còn cần đến sự hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với nhau. Chính phủ phải tạo nên mơi trường hợp tác kinh doanh thuận lợi. Điều này cho phép DNNVV hành động vừa độc lập, vừa kết hợp với nhau để nâng cao sức cạnh tranh trong khu vực cũng như trên thị trường quốc tế. Chính phủ phải có định hướng phát triển DNNVV rõ ràng, phù hợp với từng giai đoạn và phải khuyến khích, điều tiết hợp lý bằng hệ thống chính sách linh hoạt và phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn đó.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã đề cập tới những vấn đề mang tính chất khái quát, tổng quan đặc điểm, vai trò, những ưu thế và hạn chế của DNNVV, cho ta thấy phần nào thực tế những vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải sau khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), cơ hội mở ra nhiều, song với những thử thách để tồn tại và phát triển càng nhiều hơn, liệu các doanh nghiệp ở các ngành nghề khác nhau có thể đối đầu được với những thử thách đó hay khơng. Với những lý luận tổng quan và kinh nghiệm thực tiễn từ các nước sẽ là nền tảng để tiếp tục nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực tài chính nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO trong chương 2 và chương 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tài chính cho hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)