Nguyên nhân dẫn đến những yếu kém trong phát triển DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tài chính cho hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 52 - 54)

2.1 Thực trạng về sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.1.3 Nguyên nhân dẫn đến những yếu kém trong phát triển DNNVV

* Từ phía cơ quan quản lý nhà nước

Về nhận thức, mặc dù Đảng và Nhà nước đã khẳng định chính sách nhất quán phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhưng trong quá trình thực tế thực hiện vẫn có sự phân biệt đối xử trong một số cơ quan quản lý nhà nước giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau do cịn có hạn chế về nhận thức tư duy đối với khối DNNVV, chủ yếu là thuộc thành phần kinh tế tư nhân, ở nhiều địa phương còn phân biệt đối xử trong các quan hệ giao dịch về mặt bằng sản xuất kinh doanh, vay vốn, tiếp cận thông tin thị trường,...

Công cuộc cải cách hành chính diễn ra chậm cũng gây khơng ít khó khăn cho DN

khi tiếp xúc với các cơ quan quản lý nhà nước. Điển hình như trong việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, những khảo sát thực tế DNNVV tại TP.HCM về khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho thấy có đến 40% trong số 100 DN e ngại phải vượt qua các thủ tục quá ư rườm rà, rối rắm, mất rất nhiều thời gian từ phía các tổ chức tín dụng cho vay ưu đãi. Thêm vào đó, các kết quả khảo sát cũng cho thấy chính sách cung cấp ưu đãi tín dụng cho các DN đủ tiêu chuẩn nhận ưu đãi là chưa đủ minh bạch và cũng không được cập nhật một cách cơng khai. Có tới 53% số DN trả lời rằng, họ khơng hề có thơng tin về các khoản vay ưu đãi và không rõ thủ tục để được xin vay.

Hệ thống luật pháp và mơi trường kinh doanh đang được xây dựng và hồn thiện

để phù hợp với tình hình mới, phù hợp với xu thế và bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Trong giai đoạn quá độ hiện nay, cơ chế chính sách chưa ổn định, cịn nhiều thay đổi, văn bản pháp quy còn nhiều chồng chéo, thiếu rõ ràng, tính hiệu lực chưa cao làm cho DNNVV gặp nhiều khó khăn khi tìm hiểu, vận dụng và chấp hành.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cấp chính quyền từ trung ương tới địa phương đối

với việc khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển DNNVV còn nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ công chức thực thi nhiệm vụ quản lý cịn yếu và thiếu, một số cán bộ, cơng chức cịn có thái độ cửa quyền, vụ lợi, sách nhiễu gây phiên hà, làm khó cho DN.

Nhà nước cịn tiếp tục dồn đầu tư quá nhiều cho kinh tế nhà nước, chưa thực sự

quan tâm đúng mức đối với DNNVV. Sự trợ giúp DNNVV hầu như chưa đến với DNNVV, các chương trình trợ giúp chưa triển khai đồng bộ, mới chỉ tập trung ở khâu bồi dưỡng và đào tạo. Quỹ bảo lãnh tín dụng các DNNVV vẫn chưa vận hành, rất ít DN được hỗ trợ tư vấn và chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin thị trường, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu từ Quỹ hỗ trợ phát triển của Nhà nước.

* Từ phía doanh nghiệp nhỏ và vừa

Phần lớn các DNNVV chưa chủ động xây dựng chiến lược phát triển lâu dài và

còn thiếu kế hoạch kinh doanh, đào tạo, quản lý cụ thể. Một số lớn các DNNVV lập phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư còn mang nặng tính chủ quan, áp đặt của lãnh đạo doanh nghiệp, hoặc dựa trên kinh nghiệm thuần túy; nội dung của phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư đôi khi được thiết lập sơ sài, bởi vậy thiếu thuyết phục ngân hàng khi xem xét thẩm định cho vay.

Việc cơng khai tài chính của các DNNVV còn thiếu minh bạch nên chưa tạo lòng

tin với ngân hàng, khiến các ngân hàng buộc DNNVV phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe hơn so với các DNNN về tài sản thế chấp. Nhiều doanh nghiệp, nhất là các công ty TNHH, tài sản pháp nhân và tài sản cá nhân lẫn lộn, thiếu minh bạch nên ngân hàng rất khó thẩm định, đánh giá về năng lực thực sự của khách hàng; hệ thống sổ sách kế toán, nội dung và phương pháp hạch tốn kế tốn của doanh nghiệp thường khơng đầy đủ, chính xác và thiếu minh bạch. Vì thế, trong khi các đơn vị cần vốn để đầu tư phát triển thì các tổ chức tín dụng vẫn nhìn nhận rằng rủi ro rất cao khi cho các DNNVV vay.

Trình độ cũng như kỹ năng quản lý của đội ngũ các nhà quản trị DNNVV còn thấp, nhận thức của họ có nhiều bất cập về quản trị kinh doanh hiện đại như chiến lược

kinh doanh, quản trị định hướng chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, lao động, marketing, chi phí kinh doanh,… Cách quản lý của nhiều DNNVV cịn chưa khoa học, mang nặng tính gia đình, khơng tn theo những chuẩn mực của phương thức quản lý doanh nghiệp hiện đại. Còn nhiều chủ doanh nghiệp tự làm, tự học, ít được đào tạo bài bản về quản lý và nghiệp vụ kinh doanh.

Hầu hết máy móc thiết bị trong các DNNVV đều đã cũ kỹ và lạc hậu nhưng vẫn

được sử dụng để sản xuất nên sản phẩm sản xuất ra kém khả năng cạnh tranh về mẫu mã, giá cả do mức tiêu hao nguyên liệu cho một sản phẩm và tỷ lệ phế phẩm đều cao. Trên thực tế, có rất nhiều DN hiện đang sử dụng trang thiết bị không đồng bộ và pha tạp do nhiều nước sản xuất. Có nhiều nguyên nhân làm cho các DNNVV khơng đầu tư được máy móc thiết bị hiện đại nhưng nguyên nhân đáng kể nhất là tình trạng huy động vốn tín dụng của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là rất khó khăn, muốn vay được phải có tài sản thế chấp nhưng đối với DNNVV lấy đâu ra tài sản thế chấp để vay những khoản tín dụng lớn. Nói chung, dù doanh nghiệp có thật lịng muốn đổi mới thiết bị nhưng nếu khơng có sự hỗ trợ về mặt tài chính thì tự bản thân doanh nghiệp cũng khó lịng thực hiện được.

Chưa tận dụng được tiềm năng và lợi ích do thương mại điện tử mang lại.

Thương mại điện tử sẽ đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với các DNNVV do lâu nay họ ít có cơ hội giao dịch, thiếu thông tin, thiếu đối tác. Thương mại điện tử sẽ đẩy nhanh hơn tiến độ tồn cầu hóa nền kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế thế giới nói chung. Thế mà thực tế các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được tiện ích của thương mại điện tử để rút ngắn khoảng cách so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.

Trong khi đó, tiềm năng và lợi ích do thương mại điện tử mang lại cho các DNNVV là rất lớn, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể lập các cửa hàng ảo một cách rẻ tiền so với cửa hàng thực ở nước ngoài. Như vậy, DNNVV lại ít dựa vào những người trung gian hơn mà cịn có thể quảng cáo, tun truyền thơng qua internet.

* Về phía ngân hàng

Các Ngân hàng vẫn còn phân biệt đối xử giữa DNNN và doanh nghiệp tư nhân

trong quá trình xét duyệt cho vay. Điều này xuất phát từ cơ chế quan liêu bao cấp trước đây, các Ngân hàng cho rằng khi cho các DNNN vay, nếu các DNNN khơng có khả năng trả nợ thì cịn có nhà nước đứng đằng sau hỗ trợ, bao bọc. Cịn đối với DNNVV thì khả năng trả nợ sẽ khó được đảm bảo.

Hiểu biết và kinh nghiệm của nhiều cán bộ thẩm định còn hạn chế do chưa được

đào tạo căn bản, thiếu thông tin nên chất lượng thẩm định dự án vay vốn còn chưa cao. Nhiều dự án tiềm ẩn rủi ro nhưng cán bộ Ngân hàng chưa có khả năng nhận biết và đánh giá rủi ro nên vẫn chấp nhận cho vay. Ngược lại, nhiều dự án khả thi nhưng do thiếu thông tin, chưa cập nhật và khả năng dự báo thấp nên có thể từ chối cho vay làm lỡ cơ hội kinh doanh của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tài chính cho hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 52 - 54)