Đóng góp đối với phát triển xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tài chính cho hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34 - 35)

2.1 Thực trạng về sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.1.1.2 Đóng góp đối với phát triển xã hội

* Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động

Ở nước ta, hàng năm có thêm khoảng 1,2 đến 1,5 triệu người đến tuổi lao động. Ngoài ra, số lao động nơng nghiệp có nhu cầu chuyển sang làm việc trong các ngành phi nông nghiệp cũng tăng đáng kể. Yêu cầu mỗi năm phải tạo thêm hàng triệu việc làm đang là một áp lực xã hội lớn đối với nhà nước và các cấp chính quyền địa phương. Việc tạo thêm công ăn việc làm rõ ràng không chỉ giải quyết vấn đề xã hội, mà là giải quyết vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế hiện nay của nước ta. Trên lĩnh vực này, đóng góp của DNNVV là khơng thể phủ nhận được. Sự tăng lên nhanh chóng số lượng DNNVV trên khắp các lĩnh vực đã tạo khả năng thu hút một lượng lớn lao động trong xã hội. Các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp mới thành lập và sự mở rộng quy mô, cũng như địa bàn kinh doanh của các doanh nghiệp hiện có đã, đang và sẽ thực sự là nguồn cung to lớn về chỗ làm việc mới cho xã hội.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê 2006, DNNVV tạo ra khoảng 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn, khoảng 40-45% lực lượng lao động cả nước. Trong đó, riêng khu vực DN, khơng tính các hộ kinh doanh cá thể, mỗi năm thu hút trên dưới 45 vạn lao động với mức thu nhập bình quân 1,35 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, khu vực hộ kinh doanh cá thể mỗi năm tăng thêm từ 12-15 vạn cơ sở, thu hút gần 40 vạn lao động với mức thu nhập bình quân từ 600-800 nghìn đồng/tháng. Tiềm năng to lớn này có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và ổn định xã hội hiện nay.

* Tham gia vào cơng tác phúc lợi xã hội

Ngồi đóng góp trực tiếp vào ngân sách, một phần không nhỏ các doanh nghiệp, hiệp hội DN cịn tích cực tham gia và có đóng góp đáng kể vào xây dựng các cơng trình văn hóa, trường học, đường giao thơng, nhà tình nghĩa và những đóng góp phúc lợi xã hội khác ở tất cả các địa phương trong cả nước. Một số DN trực tiếp xây dựng nhà tình nghĩa tặng gia đình chính sách, gia đình có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, trường học hoặc cấp học bổng cho sinh viên nghèo,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tài chính cho hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34 - 35)