Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 cĩ hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2009 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, thay thế cho Nghị Định số 58/2008/NĐ - CP ngày 05 tháng 05 năm 2008, và Luật số 38/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản.
Nghị định 85/2009/NĐ-CP gồm 13 chương, 77 điều quy định chi tiết về kế hoạch đấu thầu; sơ tuyển nhà thầu; đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế đối với gĩi thầu dịch vụ tư vấn, gĩi thầu mua sắm hàng hĩa, xây lắp; quy trình chỉ định thầu; phân cấp trách nhiệm thẩm định, phê duyệt trong đấu thầu; giải quyết kiến nghị và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu...Để bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu, Nghị định nêu rõ các điều kiện về tính độc lập giữa các nhà thầu, giữa nhà thầu với chủ đầu tư. Cụ thể, các nhà thầu được coi là độc lập với nhau nếu đáp ứng hai điều kiện: Nhà thầu là doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp hoặc khơng cùng thuộc một cơ quan, đơn vị trực tiếp ra quyết định thành lập; khơng cĩ cổ phần hoặc vốn gĩp trên 30% của nhau.
Về quản lý nhà thầu nước ngồi, theo Nghị định, trường hợp nhà thầu nước ngồi được lựa chọn để thực hiện các gĩi thầu trên lãnh thổ Việt Nam, trong vịng 15 ngày, kể từ ngày hợp đồng ký kết với nhà thầu nước ngồi cĩ hiệu lực, chủ đầu tư các dự án cĩ trách nhiệm gửi báo cáo bằng văn bản, bằng thư điện tử về Bộ KHĐT đồng thời gửi bộ quản lý ngành (đối với dự án thuộc phạm vi quản lý của bộ hoặc do Bộ trưởng quyết định đầu tư)...
Ngồi ra, một số văn bản pháp lý được các Bộ - Ngành ban hành để quản lý và những quy định trong cơng tác quản lý về đấu thầu đối với lĩnh vực xây dựng cơ bản, gần đây nhất điển hình như các văn bản:
- Thơng tư số 02/2009/TT-BKH ngày 17/02/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập kế hoạch đấu thầu.
- Luật số 38/2009/QH12 thơng qua ngày 19 tháng 6 năm 2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản.