Nguồn tài trợ vốn của các DNNVV từ tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 26)

1.2 Năng lực tài chính và các nguồn lực tài chính

1.2.2.2 Nguồn tài trợ vốn của các DNNVV từ tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là một quan hệ giao dịch về tài sản giữa hai chủ thể trong đó một bên là người cho vay (ngân hàng) chuyển giao một lượng giá trị (tiền hoặc hàng hóa) cho người đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác) sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, đồng thời bên đi vay phải cam kết hồn trả vơ điều kiện vốn gốc kèm theo một khoản lợi tức khi đến hạn thanh toán”.

Nguồn vốn mà các ngân hàng cho vay được hình thành từ các nguồn huy động, từ tiền nhàn rỗi tạm thời từ các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế, đồn thể. Với quy mơ về vốn lớn, ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn ở mọi quy mô và thời hạn phù hợp với nhu cầu sử dụng và hoàn trả vốn của người đi vay. Với các ưu điểm về quy mô vốn, thời hạn cho vay, đa dạng về phạm vi hoạt động, tín dụng ngân hàng là một trong những kênh tài trợ vốn quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế.

Căn cứ vào thời hạn cho vay và mục đích sử dụng vốn của người đi vay, tín dụng ngân hàng được phân chia thành:

- Tín dụng ngắn hạn tài trợ cho kinh doanh:

Tín dụng ngắn hạn là hình thức cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động tạm thời để DN đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục. Tín dụng ngắn hạn cung cấp nguồn vốn để DN mua vật tư, hàng hóa và các khoản chi phí để thực hiện phương án kinh doanh với thời hạn cho vay ngắn hạn tùy thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc thời hạn thu hồi vốn của phương án SXKD và khả năng trả nợ của khách hàng tối đa không quá 12 tháng.

Các phương thức cho vay ngắn hạn được áp dụng:

+ Cho vay theo hạn mức tín dụng:

Phương thức này áp dụng cho các đơn vị vay vốn có nhu cầu vay vốn phát sinh thường xuyên, liên tục. Các đơn vị vay vốn là đơn vị hoạt động SXKD có lãi ổn định, vững chắc, có uy tín trong giao dịch, thanh tốn; có cơng tác quản lý tổ chức kế toán nề nếp, ổn định, thực hiện lập bảng cân đối kế toán hàng tháng, quý, năm và có tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh.

+ Cho vay từng lần (Cho vay theo món)

Phương thức này áp dụng cho các đơn vị tổ chức kinh tế có nhu cầu vay vốn khơng thường xun và có tính đột xuất.

+ Cho vay trả góp:

Phương thức này áp dụng cho khách hàng vay vốn là cá nhân, những người mua bán nhỏ, thợ thủ cơng khơng có nhiều vốn hoặc các cá nhân có nhu cầu vay vốn để xây, sửa chữa nhà hoặc mua sắm phương tiện tiêu dùng…

+ Cho vay theo hạn mức thấu chi:

Thấu chi là một kỹ thuật cấp tín dụng cho khách hàng, theo đó ngân hàng cho phép khách hàng chi vượt số dư có trên tài khoản thanh tốn của khách hàng để thực hiện các giao dịch thanh toán kịp thời cho nhu cầu SXKD.

+ Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

Trong các phương thức cho vay trên thì hình thức cho vay từng lần và cho vay trả góp được áp dụng cho các DNNVV nhiều nhất vì nó đáp ứng tốt nhất các nhu cầu về vốn tạm thời cho DN, đồng thời DN cũng có thể thanh tốn số tiền vay và lãi vay phù hợp với khả năng tài chính của DN.

- Tín dụng trung và dài hạn để tài trợ cho đầu tư:

Trong quá trình hoạt động, DN khơng chỉ có nhu cầu vốn lưu động mà cịn cần vốn cho q trình đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế thế giới, tín dụng trung và dài hạn đáp ứng nhu cầu này, Tín dụng trung và dài hạn là phương thức cho vay vốn mang tính chất dài hạn để đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, phương tiện vận chuyển, bất động sản… vì phải qua thời gian khấu hao dài DN mới thu lại được khoản vốn đầu tư này.

Các phương thức tín dụng trung và dài hạn gồm:

+Cho vay trung hạn:

Là các khoản có thời hạn vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng. Tín dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, máy móc thiết bị nhằm mở rộng, cải tạo đổi mới kỹ thuật, ứng dụng cơng nghệ mới. Ngồi ra hình thức tín dụng

này còn nhằm đầu tư xây dựng các dự án mới có qui mơ nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh.

+ Cho vay dài hạn:

Là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên, thời hạn tối đa có thể lên đến 30 năm. Tín dụng dài hạn được cấp cho các nhu cầu xây dựng cơ bản, xây dựng cơ sở hạ tầng như đường bộ, đường sắt, đường thủy, bến bãi, cầu phà, xây dựng mới cơ sở vật chất cho các ngành kinh tế mũi nhọn. Tín dụng dài hạn còn được cấp cho các nhu cầu xây dựng, mua sắm tài sản cố định cho các DN như xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, thiết bị vận tải có qui mơ lớn. Tín dụng trung dài hạn chủ yếu phục vụ cho các dự án kinh doanh mang tính chất đầu tư với thời gian tương đối dài. Về mặt lập các dự án kinh doanh thì các DNNVV rất yếu, do đội ngũ quản lý DN thường có chun mơn và kỹ năng kém nên khó có khả năng thuyết phục các ngân hàng đồng ý bỏ vốn đầu tư cho các dự án này. Hình thức này thường được áp dụng cho các DN lớn muốn mở rộng quy mô.

1.2.2.3 Nguồn tài trợ vốn của các DNNVV từ cho thuê tài chính:

Cho th tài chính là một hình thức tài trợ vốn nhằm giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn về vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị.

Theo nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 của chính phủ: Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn thơng qua việc cho th máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng giữa bên thuê và bên cho thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã thỏa thuận.

Điểm đặc trưng của hình thức CTTC là khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng

thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

Ở Việt Nam, loại hình CTTC tuy ra đời chưa lâu nhưng hoạt động CTTC được đánh giá là một kênh dẫn vốn trung và dài hạn khá hữu hiệu và có ưu thế hơn so với cho vay trung dài hạn, bởi vì loại hình này tài trợ gần như 100% nhu cầu vốn cho bên đi thuê trong khi cho vay trung dài hạn thì người đi vay phải có vốn tự có tham gia vào dự án. Hơn nữa, CTTC cịn có ưu thế nổi bật là hạn chế rủi ro, tiết kiệm chi phí, thủ tục tương đối đơn giản và khơng cần phải thế chấp. Sử dụng loại hình này, các DN đi thuê có thể tiếp cận các thành tựu khoa học tiên tiến, được tư vấn miễn phí và cung cấp các thông tin cần thiết khác từ nhà cung cấp dịch vụ nên ngày nay loại hình này được ưa chuộng trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển.

1.2.2.4 Nguồn tài trợ vốn của các DNNVV từ các quỹ đầu tư:

- Quỹ đầu tư: là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng, thu hút tiền

nhàn rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ hay các loại tài sản khác. Các khoản đầu tư này được quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi Công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và cơ quan thẩm quyền khác.

Quỹ đầu tư là một DN đặc biệt, nó khơng dùng vốn để mua máy móc thiết bị và các yếu tố sản xuất khác để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mà dùng vốn để đầu tư dài hạn thơng qua góp vốn liên doanh, mua cổ phần hoặc các loại chứng khốn khác với mục đích thu lợi nhuận.

- Quỹ đầu tư mạo hiểm:

Đây là phương thức đầu tư mà theo đó nhà đầu tư đưa vốn vào doanh nghiệp mới thành lập, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán mà chủ yếu là các DN khoa học và công nghệ. Đối tượng được đầu tư mạo hiểm phần lớn là DN công nghệ cao, cơng nghệ mới có quy mơ vừa và nhỏ trong giai đoạn khởi nghiệp, bởi vì đầu tư vào lãnh vực này mức độ rủi ro rất cao nên nếu thành cơng thì lợi nhuận cũng rất lớn. Một đặc điểm của đầu tư mạo hiểm là nhà cung cấp vốn đầu tư mạo hiểm không trực tiếp

cung cấp vốn cho DN, mà thông qua một tổ chức chuyên nghiệp để thực hiện đầu tư và quản lý vốn đầu tư.

Đối tượng tiếp cận vốn mạo hiểm hầu hết là các công ty đang trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển, thị phần nhỏ, chưa có thương hiệu. Các DN này thường khó khăn khi tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ngân hàng và các tổ chức tín dụng vì mức rủi ro cao nên khó thu hồi vốn.

Vốn Đầu tư mạo hiểm đóng một vai trị quan trọng trong nền kinh tế, góp phần tập trung vốn, tạo vốn, là kênh tài trợ vốn cho doanh nghiệp trong trường hợp DN khơng thể tiếp cận với tín dụng ngân hàng, đồng thời giúp DN nâng cao khả năng chun mơn về quản lý, cụ thể hóa kế hoạch kinh doanh. Hoạt động quỹ đầu tư mạo hiểm góp phần phát triển kinh tế, phát triển cơng nghệ, tạo công ăn việc làm, quỹ đầu tư mạo hiểm cịn giữ vai trị của người cung cấp thơng tin vì họ có khả năng tập hợp thơng tin với chi phí thấp hơn các nhà đầu tư.

1.2.2.5 Nguồn tài trợ vốn của các DNNVV từ thị trường chứng khoán:

Hiện nay thị trường chứng khoán cũng là một kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp. Việc huy động vốn qua thị trường chứng khốn có thể tiến hành thơng qua các thị trường sau:

- Thị trường sàn giao dịch: Là thị trường được tổ chức tập trung có địa điểm giao dịch cố định. Chứng khoán được mua bán là các loại đã được niêm yết tại Sở Giao dịch, việc thực hiện mua bán được thực hiện theo phương thức đấu giá hai chiều giữa đại diện người mua và đại diện người bán. Điều kiện để niêm yết tại Sở Giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh là những Cơng ty cổ phần có vốn điều lệ từ 80 tỷ đồng trở lên, dưới mức vốn điều lệ này sẽ niêm yết tại sàn giao dịch Hà Nội.

- Thị trường phi tập trung hay còn gọi là thị trường OTC: Là thị trường được tổ chức không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định mà dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ chế chào bán cạnh tranh và thương lượng giữa các Công ty chứng khốn với nhau, thơng qua phương tiện thơng tin, hệ thống điện thoại và internet.

Nếu như vào năm 2000, tồn thị trường chỉ có 2 cơng ty niêm yết khi đưa TTGDCK TP.HCM vào họat động, thì tính đến cuối năm 2009, đã có 541 DN niêm yết cổ phiếu trên cả hai SGDCK và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết. Tổng giá trị vốn hóa thị trường tính tại thời điểm 31/12/2009 ước đạt 620,551 ngàn tỷ đồng, tương đương gần 38% GDP 2009. Về hệ thống cơ sở nhà đầu tư, số lượng nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước đã gia tăng đáng kể. Từ 3000 tài khoản nhà đầu tư tham gia khi mới mở cửa thị trường vào năm 2000 thì nay đã có trên 900.000 tài khoản giao dịch. Điều này chứng tỏ thị trường chứng khoán thực sự thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và các cá nhân.

1.2.2.6 Nguồn tài trợ vốn của các DNNVV từ các tổ chức tài chính

+ Ngân hàng phát triển là tổ chức tài chính thuộc sở hữu 100% của Chính phủ, vốn điều lệ lên đến 5.000 tỷ đồng, hoạt động cho vay phi lợi nhuận. Chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng Phát triển gồm: cho vay đầu tư phát triển, hỗ trợ sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư. Ngồi ra Ngân hàng phát triển cịn thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu như cho vay xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

+ Ngân hàng chính sách xã hội được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo, có vốn điều lệ ban đầu là 5.000 tỷ đồng và được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ. Ngân hàng Chính sách xã hội đã hình thành Sở giao dịch và 64 chi nhánh cấp tỉnh, thành phố, 597 Phòng giao dịch cấp huyện, 8.076 Điểm giao dịch tại xã, phường. Họat động cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội gồm: Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Mức lãi suất cho vay khá thấp. Tuy nhiên đối tượng cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội chủ yếu là hộ nghèo, các đối tượng chính sách và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; mức cho vay để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh,

dịch vụ khá nhỏ, tối đa không quá 30 triệu đồng. Do vậy chỉ thích hợp với các DNNVV thuộc đối tượng phù hợp và có nhu cầu vốn khơng lớn.

+ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV: được thành lập nhằm mục tiêu trợ giúp các DNNVV vay vốn nếu khơng có đủ tài sản bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, tiến độ thành lập quỹ tại các địa phương rất chậm. Mặc dù có chủ trương thành lập từ năm 2001, nhưng đến nay phần lớn các địa phương còn đang xây dựng đề án thành lập quỹ.

1.2.3. Ảnh hưởng của các nguồn lực tài chính đến hoạt động của DNNVV 1.2.3.1. Ảnh hưởng của cấu trúc nguồn vốn:

Trong nền kinh tế thị trường, quyết định cấu trúc nguồn vốn là một vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi DN, bởi nó là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tỷ suất lợi nhuận, vốn chủ sở hữu và rủi ro tài chính mà DN có thể phải đối mặt. Trên góc độ tài chính, mục tiêu quan trọng nhất của các DN là tối đa hóa lợi nhuận, hay nói cách khác là tối đa hóa giá trị của DN. Giá trị của DN có quan hệ chặt chẽ với cấu trúc nguồn vốn. Tuy nhiên khơng phải bất kỳ DN nào cũng có thể xác định được cho mình ngay từ đầu một cấu trúc nguồn vốn hợp lý đảm bảo cho DN kinh doanh hiệu quả. Kể cả khi DN đã xây dựng được một cấu trúc nguồn vốn hợp lý thì cấu trúc đó cũng khơng phải là bất biến trong một thời gian dài. Bởi lẽ hoạt động kinh doanh của DN ln có sự biến động. Một cấu trúc nguồn vốn sử dụng nợ cao hoặc nghiêng hẳn về sử dụng vốn chủ sở hữu có thể phù hợp ở giai đoạn này nhưng lại không phù hợp với giai đoạn khác

1.2.3.2. Ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng:

- Tín dụng ngân hàng giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc cung ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 26)