Ảnh hưởng của hoạt động cho thuê tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 33)

1.2 Năng lực tài chính và các nguồn lực tài chính

1.2.3.3 Ảnh hưởng của hoạt động cho thuê tài chính

- Cho th tài chính góp phần thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, đổi mới dây chuyền công nghệ, nâng cao năng suất lao động, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Cho thuê tài chính là loại hình tài trợ vốn linh hoạt, trong điều kiện tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp có nhiều khó khăn về thủ tục thế chấp tài sản, thì sự có mặt của các cơng ty cho th tài chính mở ra nhiều thuận lợi giúp các DNNVV phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Cho thuê tài chính đem đến nhiều lợi ích cho DNNVV, cụ thể đó là: Các DN có thể được tài trợ đến 100% vốn đầu tư, không phải thế chấp tài sản hoặc ký quỹ đảm bảo; Lãi suất thuê hợp lý do hai bên thỏa thuận, thủ tục và phương thức thanh toán tiền thuê đơn giản, thuận lợi; DN được tồn quyền lựa chọn máy móc thiết bị, nhà cung cấp, giá cả, mẫu mã… phù hợp với yêu cầu của DN; Hết thời hạn thuê, DN có thể mua lại tài sản với giá thấp hơn giá trị hoặc tiếp tục thuê tài sản.

1.2.3.4. Ảnh hưởng từ các quỹ đầu tư

- Quỹ đầu tư không chỉ cung ứng vốn mà cịn góp phần tư vấn về tài chính, quản trị và tái cấu trúc doanh nghiệp cho các DNNVV

- Quỹ đầu tư đóng vai trị là nhà tài trợ tích cực để đưa các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, những ý tưởng mới về thị trường, cơ hội và thời cơ trong kinh doanh trở thành hiện thực

- Trong giai đoạn khởi sự kinh doanh, nguồn tài trợ vốn từ quỹ đầu tư giữ vai trò quan trọng vì DNNVV mới khởi sự chưa có đủ uy tín và tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng, hơn nữa gánh nặng về lãi vay ngân hàng sẽ khiến các DNNVV phải gánh chịu rủi ro tài chính rất cao ngay giai đoạn khởi nghiệp.

1.2.3.5. Ảnh hưởng từ thị trường chứng khoán và các tổ chức tài chính:

Huy động vốn từ thị trường chứng khốn đóng vai trị là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng đóng góp tích cực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là một kênh có hiệu quả, khi các DN mạnh dạn tham gia thị trường chứng khoán, tham gia niêm yết nếu đủ điều kiện thì giá trị đem lại cho DN là giá trị sự minh bạch, là thương hiệu là những nhân tố làm gia tăng uy tín và năng lực tài chính của DNNVV trên thương trường.

Sử dụng nguồn vốn từ các tổ chức tài chính, DNNVV có thể vay vốn với lãi suất thấp, ổn định và tránh được các rủi ro do các biến động về lãi suất, biến động tỷ giá cũng như biến động giá cả, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của DN

1.3 Kinh nghiệm nâng cao năng lực, hỗ trợ phát triển DNNVV các nước trên thế giới: giới:

Việc khảo sát kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong hoàn cảnh suy thối, đặc biệt là các nước có nền kinh tế có nhiều nét tương đồng với Việt Nam, sẽ giúp chúng ta rút ra được những bài học quý báu

- Tại Nhật Bản:

Từ tháng 8/2008 đến tháng 12/2008, Chính phủ Nhật bản đã có kế họach kích thích nền kinh tế trị giá 255 tỷ USD và có thể lên tới 500 tỷ USD nhằm giải quyết vấn đề tín dụng và kích cầu, trong đó, 111 tỷ dưới dạng miễn thuế và chi tiêu chính phủ, 144 tỷ để bơm tiền cho các tổ chức tài chính. Hỗ trợ tín dụng cho DNNVV.

Chính sách phát triển DNNVV của Nhật Bản tập trung vào các mục tiêu chủ yếu như: Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của DNNVV; Tăng cường lợi ích kinh tế và xã hội của các nhà DN và người lao động tại DNNVV; Khắc phục những bất lợi mà các DNNVV gặp phải; Hỗ trợ tính tự lực của các DNNVV. Nội dung cụ thể của các chính sách này như sau:

+ Hỗ trợ về vốn:

* Hỗ trợ có thể dưới dạng các khoản cho vay thông thường với lãi suất cơ bản hoặc các khoản vay đặc biệt với những ưu đãi theo các mục tiêu chính sách.

* Hệ thống hỗ trợ tăng cường cơ sở quản lý các DNNVV ở từng khu vực, các khoản vay được thực hiện tùy theo điều kiện của khu vực thơng qua một quỹ được góp chung bởi chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, đồng thời được ký quỹ ở một thể chế tài chính tư nhân.

* Kế họach cho vay nhằm cải tiến quản lý của các DN nhỏ được áp dụng với các DN nhỏ mà không địi hỏi phải có thế chấp hoặc bảo lãnh.

* Hệ thống bảo lãnh tín dụng nhận bảo lãnh cho các DNNVV vay vốn tại các thể chế tài chính tư nhân. Cịn Hiệp hội bảo lãnh tín dụng có chức năng mở rộng các khoản tín dụng bổ sung và bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV. Hệ thống bảo lãnh đặc biệt có chức năng như một mạng lưới an toàn, nhằm giảm nhẹ những rối loạn về tín dụng và góp phần làm giảm các vụ phá sản của DNNVV.

+ Cải cách pháp lý:

Luật cơ bản về DNNVV đã được ban hành năm 1999 hỗ trợ cho việc cải cách cơ cấu để tăng tính thích nghi của DNNVV với những thay đổi của môi trường kinh tế-xã hội, tạo thuận lợi cho việc tái cơ cấu công ty. Luật hỗ trợ DNNVV đổi mới trong kinh doanh, khuyến khích mạnh mẽ việc thành lập các DN mới, trợ giúp về công nghệ và đổi mới. Luật xúc tiến các hệ thống phân phối có hiệu quả ở DNNVV hỗ trợ cho việc tăng cường sức cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ thông qua công nghệ thông tin và xúc tiến các khu vực bán hàng.

- Tại Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc đã thơng qua kế hoạch chi tiêu để kích thích nền kinh tế trị giá 586 tỷ USD trong vòng 2 năm (mỗi năm tương đương khoảng 7% trị giá GDP). Cụ thể Chính phủ đã xây dựng các chương trình hỗ trợ đối với nông dân; Cải thiện hệ thống phúc lợi xã hội; Tăng hoàn thuế XK đối với một loạt mặt hàng, từ những mặt hàng sử dụng nhiều lao động như dệt may, đến những mặt hàng có giá trị cao như các mặt hàng điện tử; Khuyến khích các Ngân hàng tăng cường cho vay đối với khối DNNVV.

- Tại Hàn Quốc

Quá trình định hướng và hỗ trợ của Bộ DNNVV trải qua nhiều giai đoạn với chiến lược và giải pháp khác nhau như:

+ Xây dựng tầm nhìn và mục tiêu chiến lược cho DNNVV trong nước

+ Thực hiện chiến lược tăng cường hỗ trợ phù hợp với đặc tính của từng giai đoạn tăng trưởng . Chính sách này tập trung vào 3 giai đoạn của vịng đời doanh nghiệp đó là: Khởi nghiệp – Ni dưỡng thúc đẩy tăng trưởng- Tăng trưởng, tồn cầu hóa.

+ Thực hiện các chính sách cân bằng tăng trưởng cho DNNVV và các tập đoàn. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế tồn cầu, Chính phủ Hàn Quốc cũng đã thực hiện gói kích cầu trị giá 14 nghìn tỷ Won (11 tỷ USD) vào ngày 3/11/2008 để sử dụng cho các cơng trình cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cho các DNNVV, ngư dân và gia đình có thu nhập thấp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu về DNNVV trong và ngoài nước, tác giả đã trình bày các lý luận cơ bản về DNNVV với các đặc điểm vốn có, sự hình thành, tồn tại và phát triển của các DNNVV là xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường bởi sự đóng góp đáng kể của các DN này vào sự phát triển chung của nền kinh tế; Các nguồn lực tài chính có ảnh hưởng đến họat động của các DNNVV, cụ thể là các lý luận về năng lực tài chính, cơ cấu nguồn vốn và các nguồn tài trợ vốn cho DNNVV cũng như các ảnh hưởng từ các nguồn lực tài chính để nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV.

Thực trạng về nguồn lực tài chính của các DNNVV Việt Nam trong bối cảnh hậu khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ được trình bày trong Chương 2 của luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA DNNVV VIỆT NAM 2.1 Bối cảnh và tình hình kinh tế Việt Nam tác động đến năng lực tài chính của DNNVV

2.1.1 Mối tương quan giữa năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động SXKD

Theo cách hiểu thông thường, hiệu quả kinh doanh biểu hiện mối tương quan giữa chi phí đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra của một q trình, được tính theo cơng thức: Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra / Chi phí đầu vào.

Cơng thức trên thể hiện hiệu quả của việc bỏ ra một số vốn để thu được kết quả cao hơn. Để tăng hiệu quả, DN có thể sử dụng những biện pháp như giảm đầu vào, đầu ra không đổi, hoặc giữ đầu vào khơng đổi, tăng đầu ra…

DN có thể cải tiến quản lý điều hành nhằm sử dụng hợp lý hơn các nguồn lực, giảm tổn thất để tăng cường giá trị đầu ra. Nhưng nếu quá trình SXKD đã hợp lý thì việc áp dụng các biện pháp trên sẽ bất hợp lý vì người ta khơng thể giảm đầu vào mà không làm giảm giá trị đầu ra và ngược lại. Chính vì vậy, để có được một hiệu quả khơng ngừng tăng lên địi hỏi DN chẳng những khơng giảm mà cịn phải tăng chất lượng đầu vào lên, đòi hỏi nguồn vốn phải tăng lên. Với nguyên vật liệu tốt hơn, lao động có tay nghề cao hơn, máy móc cơng nghệ hiện đại hơn, DN sẽ giảm đi lượng hao phí nguyên vật liệu, hao phí lao động, hao phí năng lượng, thiết bị trên từng đơn vị sản phẩm, phế phẩm giảm đó là điều kiện để có những sản phẩm với số lượng, chất lượng cao, giá thành hạ. Như vậy, để tăng hiệu quả kinh doanh cần phải không ngừng đầu tư vào công nghệ, nguồn nhân lực, quản lý… Qua đó giá trị đầu ra ngày càng tăng, đồng thời càng nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm của DN trên thương trường.

Như vậy, từ sự phân tích trên, hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của DN để hoạt động SXKD đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Hiệu quả phải gắn liền với việc thực hiện những mục tiêu của DN.

Để phân tích mối tương quan giữa năng lực tài chính với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có thể xem xét trên các chỉ tiêu sau:

+ Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE): phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông. Hệ số này để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được tạo ra bao nhiêu đồng lời. Thông thường ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đơng, có nghĩa là cơng ty đã cân đối một cách hài hịa giữa vốn cổ đơng với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô.

+ Hệ số thu nhập trên tổng tài sản (ROA): phản ảnh hiệu quả việc sử dụng tài sản trong hoạt động kinh doanh của DN và cũng là một thước đo để đánh giá năng lực quản lý của ban lãnh đạo công ty. Hệ số này có ý nghĩa là với 1 đồng tài sản của cơng ty thì sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Trên cơ sở thu thập thông tin từ Báo cáo tài chính của 100 DN niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh (Phụ lục 2). Kết quả thu thập như sau:

Bảng 2.1.: Bảng tổng hợp hiệu quả hoạt động và nguồn vốn kinh doanh của 100 DN niêm yết trên sàn GDCK TPHCM

Đơn vị tính: Triệu đồng ST T CHỈ TIÊU 2006 2007 2007 so 2006 (%) 2008 2008 so 2007 (%) 2008 so 2006 (%) 1 Nguồn vốn KD 52,083,967 81,573,035 156.62 92,495,421 113.39 177.59 2 Vốn chủ sở hữu 24,391,013 46,848,704 192.07 50,097,267 106.93 205.39 3 Lợi nhuận sau thuế 5,472,832 8,129,993 148.55 5,512,785 75.53 100.73

4 Tỉ số ROE (%) 22.44 17.35 77.34 11.00 63.41 49.04

5 Tỉ số ROA (%) 10.51 9.97 94.85 5.96 59.80 56.72

Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán TPHCM

Qua kết quả thu thập được, tình hình chung trong các DN hoạt động SXKD ở nước ta thì năng lực tài chính cịn hạn chế, hiệu quả sử dụng vốn SXKD còn chưa cao,

thậm chí ngày càng giảm. Cụ thể, năm 2006 một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 0.22 đồng lợi nhuận, năm 2007 tỉ lệ tương ứng chỉ là 0.17 và năm 2008 tỷ lệ này là 0,11. Xét trên nguồn vốn KD của DN, năm 2006 một đồng vốn sử dụng vào hoạt động SXKD tạo ra 0,1 đồng lợi nhuận, kết quả này trong năm 2007 và 2008 lần lượt là 0,99 và 0,59. Năm 2007, DN đã tăng nguồn vốn KD thêm 56,62%, lợi nhuận tăng thêm 48,55% nhưng tỉ số ROA cũng chỉ đạt gần bằng năm 2006. Năm 2008, do ảnh hưởng từ sự suy thoái kinh tế thế giới, lợi nhuận các DN đạt được chỉ bằng 75,53% so năm trước, đồng thời các tỉ số hiệu quả hoạt động đã giảm khoảng 40% so năm trước. Điều này nói lên rằng để nâng cao hiệu quả hoạt động không chỉ tăng nguồn vốn KD mà còn phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Do đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn SXKD là một yêu cầu chung đối với các DN không riêng trong giai đoạn hiện nay. Việc sử dụng vốn có hiệu quả trở thành một yêu cầu khách quan của cơ chế hạch toán đó là: kinh doanh tiết kiệm, có hiệu quả trên cơ sở tự chủ về mặt tài chính.

Thống kê hiệu quả hoạt động và nguồn vốn kinh doanh theo ngành hoạt động nhận thấy hệ số ROA có sự chênh lệch giữa các ngành, những ngành đòi hỏi phải có đầu tư tài sản lớn vào dây chuyền SX, máy móc thiết bị, cơng nghệ như các ngành vận tải, xây dựng, điện … có ROA nhỏ hơn so với các ngành không cần phải đầu tư nhiều vào tài sản như ngành thương mại, dịch vụ. Số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2.: Bảng tổng hợp hiệu quả hoạt động và nguồn vốn kinh doanh của 100 DN phân theo ngành

Đơn vị tính: Triệu đồng ST T CHỈ TIÊU 2006 2007 % 2007 so 2006 2008 % 2008 so 2007 1 Nguồn vốn KD 52,083,967 81,573,035 156.62 92,495,421 113.39 - Ngành TMDV 8,712,476 15,505,270 177.97 17,177,581 110.79 - Ngành SXCN 18,431,371 33,844,036 183.62 38,571,430 113.97 - Ngành Nông,Lâm,TSản 4,258,749 4,867,226 114.29 6,019,496 123.67 - Ngành Xây dựng 6,391,953 12,577,730 196.77 15,384,348 122.31 - Ngành Điện 14,289,418 14,778,773 103.42 15,342,566 103.81

2 Vốn chủ sở hữu 24,391,013 46,848,704 192.07 50,097,267 106.93 - Ngành TMDV 4,071,195 8,322,098 204.41 8,642,215 103.85 - Ngành SXCN 9,893,783 21,635,196 218.67 22,372,453 103.41 - Ngành Nông,Lâm,TSản 2,057,177 2,911,124 141.51 3,164,842 108.72 - Ngành Xây dựng 2,814,340 7,662,412 272.26 9,661,803 126.09 - Ngành Điện 5,554,518 6,317,874 113.74 6,255,954 99.02

3 Lợi nhuận sau thuế 5,472,832 8,129,993 148.55 5,512,785 67.81

- Ngành TMDV 995,994 1,567,105 157.34 1,183,608 75.53 - Ngành SXCN 2,226,783 3,628,990 162.97 2,766,930 76.25 - Ngành Nông,Lâm,TSản 399,188 560,012 140.29 457,599 81.71 - Ngành Xây dựng 499,134 1,164,142 233.23 851,840 73.17 - Ngành Điện 1,351,733 1,209,744 89.50 252,808 20.90 4 Tỉ số ROE (%) 22.44 17.35 77.34 11.00 63.41 - Ngành TMDV 24.46 18.83 76.97 13.70 72.73 - Ngành SXCN 22.51 16.77 74.53 12.37 73.73 - Ngành Nông,Lâm,TSản 19.40 19.24 99.14 14.46 75.16 - Ngành Xây dựng 17.74 15.19 85.66 8.82 58.03 - Ngành Điện 24.34 19.15 78.68 4.04 21.10 5 Tỉ số ROA (%) 10.51 9.97 94.85 5.96 59.80 - Ngành TMDV 11.43 10.11 88.41 6.89 68.18 - Ngành SXCN 12.08 10.72 88.75 7.17 66.90 - Ngành Nông,Lâm,TSản 9.37 11.51 122.75 7.60 66.07 - Ngành Xây dựng 7.81 9.26 118.53 5.54 59.82 - Ngành Điện 9.46 8.19 86.53 1.65 20.13

Qua đó, doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng và tối đa hoá giá trị doanh nghiệp cần phải đặt vấn đề nâng cao năng lực tài chính mà chủ yếu là nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)