Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn hậu khủng hoảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 41)

2.1.2.1. Ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới tới Việt Nam

Trong một thế giới tồn cầu hóa, trước ảnh hưởng của hàng loạt các ngân hàng trên thế giới phá sản hay bị mua lại (xem phụ lục 3), nền kinh tế Việt Nam khó có thể

tránh khỏi sự tác động của cuộc suy thoái do ảnh hưởng khủng hoảng. Biểu hiện qua việc nền kinh tế rơi vào lạm phát cao từ cuối năm 2007 đến năm 2008 mà đỉnh điểm là đợt gia tăng lãi suất vào giữa năm 2008, đến đầu năm 2009, nền kinh tế lại chuyển sang suy giảm. Những bất ổn đó đã gây cho nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, cụ thể:

+ Kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng đều giảm sút liên tục từ tháng 10/2008 và ở mức thấp nhất vào tháng 1/2009, giảm 24,27% so với cùng kỳ năm 2008 và giảm 18,6% so với tháng 12/2008. Sự giảm sút này vừa do giá hàng xuất khẩu giảm, vừa do nhu cầu nhập khẩu hàng Việt Nam tại các thị trường chủ lực như Mỹ, EU, Nhật Bản giảm.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp giảm liên tục bắt đầu từ cuối quý 3 năm 2008 và mức giảm thấp nhất vào tháng 1/2009, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm 2008 và 8,6% so với tháng trước đó.

+ Việc thu hút vốn FDI của Việt Nam gặp khó khăn hơn các năm trước, trong quý 1/2009, FDI đăng ký đạt 6 tỷ USD, giảm 40% so cùng kỳ năm 2008. Lượng kiều hối, vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài đều giảm, ảnh hưởng đến cán cân thanh toán tổng thể dù nhập siêu cũng giảm mạnh.

+ Sản xuất trong nước đình đốn, đầu tư tăng thấp, tiêu dùng có dấu hiệu chậm lại, dẫn đến sự dư thừa đáng kể năng lực sản xuất, đặc biệt là dư thừa lao động. Tình trạng mất việc làm gia tăng nhanh do lĩnh vực xuất khẩu sử dụng nhiều lao động bị cắt giảm mạnh đơn hàng. Theo thông tin từ tháng 2/2009 của Bộ Lao động Thương binh

xã hội ít nhất có khoảng 40.000 lao động mất việc làm. Giá cả nhiều hàng hóa quan trọng như sắt thép, xăng dầu đã giảm rất nhiều.

2.1.2.2. Tình hình kinh tế Việt Nam từ năm 2009

Bước vào năm 2009, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Khủng hoảng đã tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội của nước ta. Trong bối cảnh khơng thuận lợi đó, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết và các giải pháp sau:

- Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội;

- Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 09/01/2009 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2009.

- Ngày 6/4/2009, Bộ Chính trị đã ra kết luận về tình hình kinh tế - xã hội quý I/2009 và các giải pháp chủ yếu đến cuối năm 2009.

- Ngày 19/6/2009, kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khoá XII đã ra Nghị quyết số 32/2009/QH12 điều chỉnh mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2009 là “Tập trung cao độ mọi nỗ lực ngăn chặn suy giảm kinh tế, phấn đấu duy trì tốc

độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững, giữ ổn định kinh tế vĩ mơ; chủ động phịng ngừa lạm phát cao trở lại, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội, trong đó, mục tiêu hàng đầu là ngăn chặn suy giảm kinh tế”.

Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành nhạy bén, kịp thời, tập trung và quyết liệt của Đảng, Chính phủ; sự nỗ lực và chủ động khắc phục khó khăn, sự sáng tạo của các Bộ, Ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế, DN, cơ sở sản xuất và của toàn dân nên nước ta đã ngăn chặn được suy giảm kinh tế, càng về cuối năm càng nâng cao được tốc độ tăng trưởng. Các kết quả đạt được như sau:

* Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước

Theo đà suy giảm kinh tế những tháng cuối năm 2008, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước quý I/2009 chỉ đạt 3,14%, là quý có tốc độ tăng thấp nhất trong nhiều năm gần đây; nhưng quý II, quý III và quý IV của năm 2009, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước đã nâng dần lên lần lượt là 4,46%; 6,04% và 6,9%. Tính chung cả năm 2009, tổng sản phẩm trong nước tăng 5,32%, bao gồm: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,83%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,52%; khu vực dịch vụ tăng 6,63%.

Bảng 2.3 – Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994 (%) m 2005 m 2006 m 2007 m 2008 Năm 2009 9 tháng 2010 Tổng số 8,44 8,23 8,48 6,18 5,32 6,52

Nông lâm nghiệp &TS 4,02 3,69 3,4 4,07 1,83 2,89

Công nghiệp và XD 10,69 10,38 10,6 6,11 5,52 7,29

Dịch vụ 8,48 8,29 8,68 7,18 6,63 7,24

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Biểu đồ 2.1 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước từ 2005-2010

0 2 4 6 8 10 12 2005 2006 2007 2008 2009 9th 2010

Nông lâm nghiệp và thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Bảng 2.4 – Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước chia theo quý từ 2008-2010 (%)

Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4

Năm 2008 7,49 5,72 5,98 5,89

Năm 2009 3,14 4,46 6,04 6,90

6 tháng đầu năm 2010 5,83 6,4

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Biểu đồ 2.2 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước chia theo quý từ 2008-2010

0 1 2 3 4 5 6 7 8

Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Từ diễn biến và kết quả tăng tổng sản phẩm trong nước năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010, được đánh giá như sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 là 5,32% tuy vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6,18% của năm 2008, nhưng đã vượt mục tiêu tăng 5% của kế hoạch và vượt mức dự báo của các tổ chức tài chính quốc tế về Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm 2010 đạt 6,52%, trong đó cả 3 khu vực Nơng Lâm nghiệp và Thủy sản; Công nghiệp và Xây dựng; Dịch vụ đều tăng cao hơn năm 2009. Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm mà kinh tế nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng dương tương đối cao như trên là một thành công lớn.

- Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước quý I và quý II năm 2009 thấp hơn tốc

độ tăng của quý I và quý II năm 2008; nhưng quý III/2009 tăng 6,04%, cao hơn tốc độ tăng 5,98% của quý III/2008 và quý IV/2009 tăng 6,9%, cao hơn tốc độ tăng 5,89% của quý IV/2008. Đồng thời, tốc độ tăng của quý I và quý II năm 2010 lần lượt là

5,83% và 6,4% cao hơn quý I và II năm 2009 cho thấy nền kinh tế nước ta đã vượt qua thời kỳ suy giảm tốc độ tăng trưởng, chứng tỏ các chính sách, giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế của Chính phủ đề ra, được triển khai trong năm vừa qua phù hợp với tình hình thực tế, đã và đang phát huy hiệu quả.

* Sự phát triển về số lượng DNNVV

DNNVV là loại hình DN khơng những thích hợp đối với nền kinh tế của những nước cơng nghiệp phát triển mà cịn đặc biệt thích hợp với nền kinh tế của những nước đang phát triển. Trước đây, việc phát triển DNNVV cũng đã được quan tâm, song chỉ từ khi có đường lối đổi mới kinh tế do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng thì các doanh nghiệp này mới thực sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng.

Biểu đồ 2.3. Số lượng DNNVV qua các năm

35004 105167 123392 147312 285000 453800 540000 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 ĐƠN VỊ 2000 2005 2006 2007 2008 2009 Ước 2010 NĂM

BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG SỐ LƯỢNG DNNVV

Tổng số DN Số lương DNVVN

Nguồn: - Niên giám Thống kê năm 2008 (Từ năm 2000 – 2007)

Theo Cục phát triển DN- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2009 cả nước có 453.800 DNNVV, chiếm 97% tổng số DN trên cả nước. Do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, số vốn đăng ký của DNNVV năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008 (từ mức 569.500 tỷ đồng năm 2008 xuống còn 430.600 tỷ đồng). Để hỗ trợ DNNVV phát triển, Chính phủ đã thực hiện những chính sách ưu đãi nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.

Theo báo cáo của Cục phát triển DN- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ước năm 2010 cả nước có khoảng 540 nghìn DNNVV. Số vốn đăng ký mới ước đạt 46,8 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc tăng mạnh về số lượng DN cũng kéo theo sự nảy sinh của hàng loạt các vấn đề và đặc biệt là nhu cầu về vốn kinh doanh, trong đó tín dụng ngân hàng là một kênh rất quan trọng có ảnh hưởng tiên quyết tới sự tồn tại và phát triển của DNNVV.

* Doanh nghiệp Việt Nam lạc quan hơn về triển vọng năm 2010

Qua khảo sát của một số cơ quan truyền thông tại 3.940 DN về triển vọng năm 2010, hầu hết đều cho rằng sẽ khả quan hơn năm 2009. Cụ thể, số DN cho rằng có nhiều cơ hội phát triển tốt năm 2010 lên tới 39% thay cho mức 15% năm 2009. Có 25% cho rằng 2010 vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng hi vọng sẽ vượt qua so với 31% năm 2009. Chỉ 4% DN cho rằng có thể phải tạm dừng sản xuất trong một thời gian.

Trong khi đó, theo nghiên cứu khảo sát của ngân hàng HSBC vào cuối năm 2009 vừa qua, các DNNVV của Việt Nam có chỉ số tin tưởng cao nhất khu vực châu Á, tăng 10 điểm từ 150 lên 160. Nghiên cứu này cũng cho thấy, các DN lạc quan hơn khi nói về kế hoạch đầu tư kinh doanh của mình trong 6 tháng đầu năm 2010. Trong số đó, 66% DN đang lên kế hoạch tăng đầu tư vào các hoạt động kinh doanh (quý II/2009 con số này là 58%); 32% cho biết sẽ duy trì ở mức cũ (quý II/2009 là 38%) và chỉ có 1% có kế hoạch cắt giảm đầu tư (con số cũ là 3%).

Tờ BusinessWeek dẫn một báo cáo mới công bố của hãng tư vấn Grant Thornton International cho biết, Việt Nam là quốc gia mà các DN có mức độ lạc quan cao nhất thế giới về triển vọng kinh doanh trong năm 2010.

Theo báo cáo này, 95% số DN được hỏi ở Việt Nam cho biết họ kỳ vọng doanh thu tăng, 92% kỳ vọng lợi nhuận tăng trong năm 2010. Trong khi đó, tỷ lệ bình qn của thế giới tương ứng lần lượt là 54% và 47%. Nhờ tỷ giá USD/VND được điều chỉnh tăng, các nhà xuất khẩu Việt Nam đang lạc quan về năm 2010.

Niềm lạc quan trong kinh doanh của DN vào năm 2010 thể hiện rất rõ qua số lượng DN thành lập mới từ đầu năm đến nay. Tính riêng trong tháng 1/2010 cả nước có khoảng 5,8 nghìn DN đăng ký thành lập mới. Con số này tăng 25% so với cùng kỳ năm 2009. Điều này cho thấy xu hướng tìm cơ hội kinh doanh mới đang nóng lên trong giới DN.

2.2 Thực trạng về hoạt động của các DNNVV ở Việt Nam.

Trong thời gian từ tháng 1/2010 đến tháng 4/2010, tác giả đã tiến hành điều tra điển hình 100 DN đáp ứng tiêu chí là DNNVV với mục đích có cái nhìn thực tế hơn về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như kiểm chứng lại tính hiệu quả của các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với DNNVV trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới. Bảng câu hỏi điều tra trực tiếp (xem Phụ lục 4), sau khi tiến hành thu thập và phân tích, kết quả thống kê cho biết một số thông tin như sau:

2.2.1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của DNNVV

Qua điều tra điển hình của tác giả, kết quả thống kê cho thấy, 50% DN được phỏng vấn có sản phẩm được tiêu thụ tại thị trường nội địa, 25% DN có sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ ở thị trường xuất khẩu và 25% cịn lại có thị trường tiêu thụ ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu.

Bảng 2.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của DNNVV Thị trường tiêu thụ sản phẩm

của DN

Số lượng DN Tỷ lệ (%)

Nội địa 50 50.0

Xuất khẩu 25 25.0

Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm của DNNVV được thể hiện qua sơ đồ sau:

Biểu đồ 2.4 Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm của DN

50% 25% 25% Nội địa Xuất khẩu Nội địa và XK

2.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của DNNVV sau khủng hoảng

Đa phần các DN đều gặp khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, số DN gặp khó khăn và cực kỳ khó khăn trong giai đọan này chiếm tỷ trọng khá nhỏ lần lượt là 15% và 2%. Điều này có thể giải thích là do phần đơng các DN được phỏng vấn có sản phẩm được tiêu thụ ở thị trường nội địa và có thể là do sự giao thương giữa các DNNVV trong nước với các DN nước ngoài chưa nhiều. Đây là sự may mắn ở giai đoạn hiện tại nhưng sẽ là những hạn chế đối với sự phát triển mở rộng thị phần ra thị trường quốc tế trong tương lai của các DNNVV tại Việt Nam.

Bảng 2.6. Tình hình hoạt động kinh doanh của DN năm 2008

Nguồn: Điều tra của tác giả

Trạng thái hoạt động KD Số lượng DN Tỷ lệ (%)

Bình thường 25 25.0

Khó khăn một chút 58 58.0

Rất khó khăn 15 15.0

Cực kỳ khó khăn 2 2.0

2.2.3 Tình hình lao động tại các doanh nghiệp

Khi nền kinh tế đi vào khủng hoảng, đa phần DN sẽ gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh vì sản phẩm do DN sản xuất ra rất khó tiêu thụ, thị trường của DN bị co hẹp lại nên áp lực về lao động là khơng có. Trên thực tế các DN thực hiện chính sách tái cấu trúc và tinh giảm nhân sự. Đó cũng là lý do tại sao các DN đều cho rằng khơng có sự khó khăn nào về lực lượng lao động trong giai đoạn khủng hoảng và hậu khủng hoảng kinh tế. Sử dụng thang đo 5 khoảng (từ 1: rất ít khó khăn đến 5: gặp khó khăn rất nhiều). Kết quả điều tra được trình bày ở bảng sau:

Bảng 2.7 Tình trạng thiếu lao động Mức độ Số lượng DN Tỷ lệ (%) 1 41 41.0 2 25 25.0 3 18 18.0 4 8 8.0 5 8 8.0 Tổng 100 100.0

Nguồn: Điều tra của tác giả

2.2.4. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN giai đoạn hậu khủng hoảng

Năm 2008 được biết như là năm đầu của cuộc đại suy thối nền kinh tế thế giới, khơng ít các DN trên thế giới nói chung và DN Việt Nam nói riêng đã phá sản hay sản xuất kinh doanh đình đốn với rất nhiều khó khăn và bất lợi. Tuy nhiên, do kinh tế Việt Nam chưa hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới nên khủng hoảng kinh tế thế giới tuy có tác động đến các DN Việt Nam nhưng mức độ ảnh hưởng của nó chưa đủ lớn để các DN đi vào phá sản hàng loạt.

Qua điều tra thực trạng hiệu quả họat động kinh doanh của DN năm 2009 cho thấy khả năng gia tăng nguồn vốn từ vốn tự có của các DN là rất hạn chế, thực trạng

hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV năm 2009 qua điều tra được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.8 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN trong năm 2009

Mức độ Số lượng DN Tỷ lệ (%) Có lãi 51 51.0 Hịa vốn 17 17.0 Lỗ chút ít 22 22.0 Lỗ nhiều 10 10.0 Tổng 100 100.0

Nguồn: Điều tra của tác giả

Kết quả điều tra cũng cho thấy tình hình kinh doanh của các DN vào những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 41)