2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp đồ gỗ xuất khẩu sang
2.4.1.1.2. Yếu tố chính trị, pháp luật, chính phủ
Việt Nam với một nền chính trị ổn định, được bạn bè quốc tế khen ngợi và
được xem là điểm đến đầu tư ổn định, an toàn trong khu vực và trên thế giới. Đây là một lợi thế to lớn, thuận lợi cho doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu sản phẩm gỗ.
Về lĩnh vực quan hệ quốc tế, Việt Nam đã được bầu làm thành viên không thường trực của tổ chức Liên hiệp quốc nhiệm kỳ năm 2008-2009. Đây là trong những thuận lợi, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu hiện đã vươn lên đứng thứ 5 trong nhóm các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam, chỉ đứng sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản và sẽ là một trong những ngành xuất khẩu trọng điểm trong những năm tới. Ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ của nước ta nói chung và đối với việc xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản nói riêng
ln được sự quan tâm, khuyến khích từ phía Chính phủ. Điều này được thể hiện
thơng qua các chính sách của Chính phủ dưới đây:
- Chính phủ có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến gỗ bằng việc bãi
bỏ giấy phép nhập khẩu gỗ, hạ mức thuế nhập khẩu gỗ xuống 0%, giảm thuế VAT xuống 5% cho mặt hàng gỗ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên.
- Quỹ hỗ trợ phát triển, một tổ chức tài chính nhà nước được thành lập nhằm cho vay, bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án xuất khẩu trong đó có các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến mặt hàng gỗ xuất khẩu.
- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 19/2004/CT-TTg ngày 01/06/2004 đã đặt ra một số giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ, và các văn bản của các Bộ, ngành trong việc phát triển cho ngành xuất khẩu gổ Việt Nam. (xem thêm phụ lục 03- một số văn bản của nhà nước có liên quan đến ngành
gỗ).
- Chính sách thưởng kim ngạch xuất khẩu.
- Hàng gỗ thủ công mỹ nghệ, hàng đồ gỗ cao cấp làm từ nhóm gỗ 1A trở lên, đã được chế biến hoàn chỉnh vẫn được xuất khẩu. Sản phẩm này khi xuất khẩu chỉ cần kê khai với Hải quan đầy đủ số lượng, chủng loại, khơng cần xuất trình nguồn
gốc gỗ. Việc kiểm tra nguồn gốc gỗ phải được thực hiện tại cơ sở sản xuất (đầu
nguyên liệu vào xưởng). Đó là nội dung nêu tại công văn số 4719/VPCP-NN ngày
22/8/2007 của Văn phịng Chính phủ gửi Bộ Tài chính, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam. Cũng tại Công văn này, Văn phịng Chính phủ chỉ đạo giao Bộ Cơng thương chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, rà sốt trình Chính phủ điều chỉnh các nội dung chính sách xuất khẩu lâm sản chưa phù hợp để tạo điều kiện quản lý thơng thống cho các
hoạt động xuất, nhập khẩu gỗ và các lâm sản khác, nhằm khuyến khích sản xuất
phát triển mạnh mẽ. Đây là văn bản ra sau hướng dẫn tại Thông tư số 32/2006/TT- BNN ngày 08.5.2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định 12/2006/NĐ-CP là: “Sản phẩm làm từ gỗ thuộc diện nguy cấp, quý,
hiếm thuộc nhóm 1A quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30.3.2006”
thuộc diện cấm xuất khẩu (nguồn: www.vinanet.vn).
- Văn bản số 11270/BTC-CST, ra ngày 23/9/2008 của Bộ Tài chính "Về việc thuế xuất khẩu hàng hóa sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu". Theo đó, hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phải chịu thuế xuất khẩu theo quy định. Cụ thể, mức thuế đối với mặt hàng gỗ ván sàn và một số mặt hàng khác là 10%. Việc đánh thuế xuất khẩu 10% ngay sau khi văn bản được ban
hành mà không cần có lộ trình cho doanh nghiệp thực hiện đã làm nhiều doanh
nghiệp khơng kịp xoay sở vì đã chót ký hợp đồng với đối tác ngay từ đầu năm,
không thể thương thảo lại được nữa. Đây là vấn đề mà Bộ Tài chính nên cân nhắc, xem xét lại.