2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp đồ gỗ xuất khẩu sang
2.4.1.2.4. Sản phẩm thay thế
Với nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản những năm gần đây
khoảng 5.2 tỷ USD/năm, người Nhật có mức thu nhập cao, với mức tiêu dùng riêng
cho đồ gỗ tại Nhật Bản sấp xỉ 1000USD/hộ/ tháng. Đặc biệt, trong xã hội công
nghiệp với mức độ rất cao như hiện nay, người Nhật Bản ngày càng có nhu cầu sử
dụng đồ vật bằng chất liệu gỗ thay thế các vật liệu sắt, nhơm…. Bên cạnh đó, sản
phẩm gỗ nói chung và mặt hàng đồ gỗ nội thất nói riêng càng làm tô thêm vẻ đẹp
cho không gian sống, học tập, làm việc cho người dân Nhật Bản và xu hướng đang lên của người tiêu dùng Nhật Bản là muốn gần gủi với thiên nhiên. Chính vì vậy, sản phẩm đồ gỗ ngày càng trở nên rất cần thiết cho cuộc sống, lao động, học tập của họ. Do đó, sản phẩm thay thế ít có khả năng tác động nhiều đến sản phẩm gỗ. Tuy nhiên, do đặc điểm nguồn nguyên liệu gỗ ngày càng khan hiếm, ý thức về bảo vệ môi trường của khách hàng ngày càng tăng nên bên cạnh việc sử dụng đồ gỗ thuần túy thì một xu hướng đang gia tăng là sử dụng đồ gỗ có kết hợp những chi tiết bằng vật liệu khác như: Kim loại, kính, nhựa, da, vải … Việc kết hợp giữa nguyên liệu gỗ và các vật liệu khác vừa làm tăng tính hấp dẫn cho sản phẩm, vừa làm tăng giá trị
cho sản phẩm, đồng thời đáp ứng cho nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng
đối với sản phẩm gỗ đang là xu hướng ngày càng tăng. Đây là điểm cần lưu ý đối
với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đồ gỗ Việt Nam ta trong việc kết hợp nhiều nguyên phụ liệu, vật liệu khác nhau trên cùng một sản phẩm, vừa tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển, tận dụng các nguyên phụ liệu rẻ tiền, dồi
dào trong nước như: Mây, tre, đay…, vừa góp phần nâng cao giá trị cho sản phẩm xuất khẩu.
2.4.1.3. Ma trận đánh giá các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài (ma trận EFE) đến ngành gỗ xuất khẩu sang Nhật.
STT Các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài Mức độ
quan trọng Phân loại Số điểm Quan trọng
1 Kinh tế VN trong năm 2008 gặp nhiều khó
khăn và năm 2009 sẽ cịn tiếp tục do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới.
0.05 3 0.15
2 VN có nền chính trị ổn định, thuận lợi cho
đầu tư, phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu SP
gỗ sang thị trường Nhật Bản.
0.10 4 0.40
3 Nhật Bản có nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ hàng năm rất lớn. Tuy nhiên, sang năm 2009, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ VN tại Nhật sẽ
còn suy giảm do còn bị ảnh hưởng của
khủng hoảng tài chính thế giới.
0.20 3 0.60
4 Ngành SX và XK đồ gỗ VN sang Nhật Bản
đang rất được Chính phủ Việt Nam quan
tâm và tạo nhiều điều kiện phát triển mạnh,
Chính phủ Nhật Bản cũng tạo điều kiện cho NK SP gỗ Việt Nam vào thị trường này.
0.10 3 0.30
5 VN có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho
trồng rừng, phát triển nguồn nguyên liệu, tự chủ nguồn nguyên liệu cho SX.
0.15 3 0.45
6 Gần hai năm gia nhập WTO, thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ được mở rộng, SP gỗ được đối xử công bằng tại Nhật.
7 SP đồ gỗ VN đang bị cạnh tranh quyết liệt
với các SP cùng loại của Trung Quốc, Đài
Loan… tại thị trường Nhật Bản.
0.05 3 0.15
8 Nguồn nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm gỗ XK sang Nhật bị thiếu, phải dựa chủ yếu vào nhập khẩu.
0.15 2 0.30
9 Cơ sở hạ tầng cho phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu SP gỗ sang Nhật còn yếu.
0.05 2 0.10
10 Vấn đề Logistic cho phát triển ngành, đẩy
mạnh XK sản phẩm gỗ sang Nhật còn yếu, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của ngành.
0.10 2 0.20
Cộng 1.00 2.80
(nguồn: Tác giả tự tính, dựa trên cơ sở của việc phân tích các yếu tố mơi trường bên ngồi tác động đến doanh nghiệp).
Nhận xét: Từ bảng tổng kết các yếu tố của môi trường bên ngoài đã và đang
tác động đến ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật, ta thấy tổng số điểm
quan trọng đạt được 2.80 điểm > mức điểm trung bình của ngành là 2.5 điểm và đạt
tỷ lệ tương đối khá là 70% (=2.80 điểm: 4.00 điểm) so với mức điểm cao nhất của
ngành là 4.00 điểm. Với kết quả này, cho thấy rằng các yếu tố tác động từ môi
trường bên ngồi đang tác động rất tích cực đối với ngành gỗ xuất khẩu sang thị
trường Nhật Bản, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu sản
phẩm gỗ sang thị trường này. Tuy nhiên, bên cạnh các mặt tích cực tác động từ các yếu tố bên ngồi cũng cịn khơng ít khó khăn và thách thức, một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay đối với ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Nhật Bản là vấn đề thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu, nguồn nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng khoảng 20%, 80% còn lại phải dựa vào nhập khẩu. Bên
cạnh đó, vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng, Logistic cho phát triển ngành đồ gỗ xuất
khẩu, vấn đề đầu tư đổi mới công nghệ, Marketing cho việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản cũng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng to lớn của ngành, chưa được đầu tư đúng mức. Đặc biệt, trước tình hình cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới vẫn cịn đang tiếp diễn. Vì vậy, việc
đưa ra các chiến lược và giải pháp để khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh sản
xuất và xuất khẩu đồ gỗ cho ngành gỗ xuất khẩu sang Nhật nói chung và cho các
doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam sang Nhật Bản nói riêng trong lúc này là hết sức cần thiết và mang tính cấp bách.