Đơn vị tính: triệu VND
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 1.Tiền gửi 102.916.526 118.169.425 135.000.327
Trong đó tỷ trọng: - Các tổ chức kinh tế và TCTD 66,35% 69,03% 69,50% - Tiền gửi tiết kiệm 31,07% 30,20% 29,85%
- Tiền gửi khác 3,58% 0,77% 0,65% 2.Tiền vay 5.520.576 3.876.977 9.664.796 Trong đó tỷ trọng: -Vay NHNN 57,23% 4,43% 60,82% -Vay các TCTD 42,77% -Vay Khác 95,53% 39,18% 3.Phát hành giấy tờ có giá 2.139.897 3.113.970 7.405.678 Tổng cộng 110.576.999 125.160.372 152.070.801
[Nguồn: Báo cáo kiểm toán NHNT các năm 2004, 2005, 2006]
Năng lực huy động vốn của các NHNT thể hiện ở 3 khía cạnh: Thị phần huy động vốn; mức tăng trưởng hàng năm; hệ số đòn bẩy huy động vốn.
- Thị phần huy động vốn: Hiện nay thị phần huy động vốn NHNT tương
đối lớn chiếm 18,2% tổng huy động vốn toàn ngành ngân hàng. Ưu thế này là
do mạng lưới rộng lớn, được tự do huy động, không bị giới hạn, được công
chúng tin tưởng, tuy nhiên thị phần huy động vốn của các NHTM CP ngày càng tăng nguyên nhân hàng đầu là lãi suất và chính sách khuyến mãi hấp dẫn hơn, mạng lưới được mở rộng, hoạt động quảng bá thương hiệu được triển
khai hiệu quả. Đặc biệt là uy tín, lịng tin của người dân, của khách hàng đối với các NHTM CP tăng lên.
- Thực trạng mức tăng huy động vốn: Vốn huy động 2006 đạt trên
152.000 tỷ VND, tăng 21,50% so với năm 2005 và 37,52% so với năm 2004. Năm 2006 cũng là năm tăng trưởng mạnh huy động vốn từ kênh phát hành
giấy tờ có giá (bao gồm các loại kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi), góp phần làm sơi động thị trường các công cụ nợ ngắn hạn và dài hạn vốn là một phần không tách rời của thị trường tài chính
- Hệ số đòn bẩy huy động vốn: Hệ số đòn bẩy huy động vốn là tỷ lệ so
sánh giữa tổng tài sản nợ với vốn chủ sở hữu. Hệ số đòn bẩy huy động vốn
NHNT từ 2004 đến 2007 qua bảng 2.8.
Bảng 2.8: Hệ số đòn bẩy huy động vốn NHNT từ 2004 đến 2007
Đơn vị tính: số lần
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007
Hệ số đòn bẩy huy động vốn 15.70 15.21 13.99 14.80
[Nguồn: Báo cáo thường niên 2004, 2005,2006]
(Ghi chú: Số liệu 2007 lấy từ Báo cáo NHNT chưa kiểm toán)
NHNT hoạt động dựa trên nguồn vốn huy động là chính (13.99 lần)
(Ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngồi có hệ số đòn bẩy huy động vốn dưới 10 lần), trong khi khả năng tăng vốn tự có cịn gặp khó
khăn, nên tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt trong trường hợp dân cư rút tiền ồ ạt. Nhìn chung cơng tác huy động vốn đã được NHNT làm tốt do NHNT đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung - cầu vốn trên
thị trường, cải thiện quản trị thanh khoản, phát triển nhiều công cụ huy động vốn mới (chứng chỉ tiền gửi, lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng …). Tuy nhiên so với sự nhanh nhẹn, linh hoạt thì vẫn thua các NHTM cổ phần chẳng hạn NHNT chưa huy động tiền gửi tiết kiệm vàng mà một số NHTM CP đã làm rất tốt như: ACB, Sacombank, Eximbank… NHNT đã không huy động
được khoản vốn nhàn rổi trong dân cư bởi vì vàng chiếm một vị trí quan trọng
trong đời sống kinh tế xã hội, vàng luôn được xem là một đồng tiền đặc biệt, giữ vai trò vật ngang giá chung ổn định, bền vững và lâu đời nhất. Ngoài ra
hơn các NHTM trên địa bàn, làm khách hàng tất toán sổ tiết kiệm gởi ở
NHTM khác, NHNT mất khách hàng.
2.3.2.2. Năng lực tín dụng và đầu tư.
- Năng lực tín dụng:
Do nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế tăng cao nên trong giai đoạn 2001-2007, dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh, chiếm 9,2 % thị phần tín dụng của cả nước (xem bảng 2.9). Dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng tín dụng vẫn được NHNT quan tâm hàng đầu. Hướng tới mục tiêu
“Tăng cường cơng tác khách hàng, nâng cao chất lượng tín dụng và hướng tới chuẩn mực quốc tế”.
Bảng 2.9:Tình hình dư nợ và tốc độ tăng trưởng tín dụng NHNT 2001-2007.
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Dư nợ (Tỷ VND) 16.476 29.390 42.368 53.604 61.044 67.742 95.908 Tốc độ tăng trưởng
tín dụng 100 178 144 127 114 111 142
Năm sau so năm
trước (%)
[Nguồn: Báo cáo thường niên NHNT 2001-2006]
(Ghi chú: Số liệu 2007 lấy từ Báo cáo NHNT chưa kiểm toán)
Tính đến 31 tháng 12 năm 2007, tổng số dư nợ các khoản vay của
NHNT đối với các doanh nghiệp của Việt Nam tập trung vào các đối tượng
thuộc các nhóm ngành chính của nền kinh tế như: sản xuất, giao thơng vận tải, hàng khơng, hàng hải, dầu khí…Do đó, sự suy thối trong bất kỳ ngành cơng nghiệp nào nêu trên đều có thể dẫn đến sự gia tăng nợ xấu.
Bảng 2.10: Chất lượng hoạt động tín dụng của NHNT Đơn vị: triệu VND Đơn vị: triệu VND Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Tổng dư nợ 53.604.547 61.043.981 67.742.519 95.908.874 Các khoản NQH 1.311.477 1.145.846 808.721 1.246.815 trong đó: - NQH dưới 181 ngày 492.397 566.909 398.872 - NQH từ 181 đến 360 ngày 332.312 189.736 128.416 - Nợ khó địi 486.768 389.201 281.433
Các khoản NQH có tài sản đảm bảo 504.824 648.117 262.684
Tỷ lệ dư nợ gốc quá hạn trên tổng
dư nợ 2,53% 1,88% 1,19% 1,3%
Tỷ lệ dư nợ xấu trên tổng dư nợ
(theo Quyết định 493) Chưa áp 3,44% 2,28% 3,4%
dụng
[Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm tốn của NHNT các năm 2004, 2005, 2006] ( Ghi chú: Số liệu 2007 từ Báo cáo NHNT chưa kiểm toán)
Thông tin từ NHNN cho biết tỷ lệ nợ xấu được phân loại theo Quyết định 493 của toàn hệ thống NHTM Việt Nam là 5,08% so với tổng dư nợ.
Trong đó nhóm các NHTMNN có tỷ lệ nợ xấu cao nhất 6,49%, trong khi
nhóm NHTMCP có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 2,32% và nhóm ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngồi có tỷ lệ nợ xấu là 0,1%. Như vậy, tỷ lệ nợ xấu tại NHNT tuy có thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu chung của toàn ngành ngân hàng
song lại khá cao so với nhóm ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài. Danh mục cho vay theo nhóm khách hàng đã được NHNT tích cực thay
đổi theo hướng giảm dần tỉ trọng cho vay các DNNN, tăng dần tỉ trọng cho
vay Công ty tư nhân và TNHH, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (xem bảng 2.11).
Bảng 2.11: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo đối tượng vay NHNT 2004-2006
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Doanh nghiệp Nhà Nước 55% 42% 38%
Công ty tư nhân và TNHH 11% 37% 25%
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi 23% 7% 14%
Cá nhân 11% 7% 9%
Các loại hình khác - 7% 14%
[ Nguồn: Báo cáo thường niên NHNT từ 2004-2006]
Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng NHNT cịn tồn tại yếu kém do
nguyên nhân như sau:
- Có thể nói hoạt động tín dụng chưa trở thành thế mạnh của NHNT,
chưa tương xứng với tiềm lực về vốn và uy tín của NHNT trên thương trường. Do vốn tự có cịn rất nhỏ nên chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các
doanh nghiệp lớn và các dự án lớn. Bên cạnh đó, NHNT cịn có nguy cơ chịu rủi ro cao do khả năng thẩm định dự án và quản lý nợ cịn yếu,… những khoản nợ khó địi từ các dự án lớn thời gian qua cho thấy sự yếu kém trong quản lý, giám sát tín dụng, đặc biệt là khâu thẩm định, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay của NHNT.
Trong khi đó, các NHNNg có ưu thế về lượng ngoại tệ cho vay do có
NH mẹ đảm bảo, khả năng thẩm định dự án và quản lý nợ vượt hơn hẳn
NHNT về thực lực lẫn kinh nghiệm nên nợ quá hạn, nợ xấu thấp, rủi ro được xử lý kịp thời .
- Năng lực cho thuê tài chính:
Hoạt động cho th tài chính của NHNT thơng qua Cơng ty Cho th tài chính NHNT là Cơng ty con do NHNT sở hữu 100% vốn được thành lập ngày 25/03/1998. Hoạt động cho thuê tài chính phát triển khá tốt. Năm 2006 cho
thuê tài chính đạt 1.095 tỷ đồng tăng 21,3% so với cuối năm 2005. Tỷ lệ nợ
Bảng 2.12: Một số chỉ tiêu chủ yếu hoạt động cho thuê tài chính.
Đơn vị: triệu VND
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
1. Tổng tài sản 558.317 928.435 1.115.955 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 101.237 136.746 131.918 3. Thu nhập thuần từ lãi 15.933 25.859 36.289 4.Thu nhập thuần ngoài lãi (5.281) (11.982) (18.237) 5.Lợi nhuận trước thuế 10.652 13.877 18.051 6.Thuế thu nhập doanh nghiệp (2.982) (3.886) (5.054)
7.Lợi nhuận sau thuế 7.669 9.991 12.997
8.Nợ quá hạn(%) 0.90 2.42 2.07
[Nguồn: Báo cáo kiểm toán NHNT 2004, 2005, 2006]
Dự báo mức độ cạnh tranh trên thị trường cho thuê tài chính trong vài
năm tới chưa đáng kể. Điểm bất lợi đối với NHNT so với các đối tác nước
ngoài là khả năng tiếp cận, trình độ thẩm định tài sản cho thuê, nhất là loại tài sản phải nhập khẩu còn yếu.
- Năng lực đầu tư tài chính:
Hoạt động đầu tư góp vốn, liên doanh/liên kết của NHNT được đánh giá là đạt hiệu quả cao. Việc sớm nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động
này cũng như duy trì sự phát triển ổn định của nó, đặc biệt là trong thời gian qua - đã đem lại cho NHNT một danh mục đầu tư có chất lượng: (xem bảng 2.13).
Bảng 2.13: Một số chỉ tiêu chủ yếu hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh
Đơn vị: triệu VND
Đơn vị góp vốn Giá trị Tỷ lệ %
I. Góp vốn mua cổ phần dưới hình thức đầu tư dài
hạn 476.970
- SWIFT 761
- Ngân hàng TMCP Phương Đông 49.300 8,69
- Ngân hàng TMCP Quân Đội 69.573 4,91
- Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương 67.200 9,75 - Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam 27.213 2,45 - Quỹ tín dụng nhân dân Trung Ương 5.000 4,50
- Ngân hàng TMCP Gia định 7.588 3,61
- Ngân hàng TMCP Xuất - Nhập khẩu VN 173.852 14,31 - Công ty CP Bảo hiểm Petrolimex 14.700 10,00 - Công ty CP Bảo hiểm Nhà Rồng 12.000 7,50
- Công ty CP ĐT Cơ sở hạ tầng 6.000 2,00
- Công ty CP Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí 32.386 4,41 - CT CP Thương nghiệp Tổng hợp và CB Lương
thực Thốt Nốt 3.079 4,33
- Công ty Thuận Hưng* 4.474 - Công ty XNK Nông sản, Thương mại, Du lịch và
CB Thực phẩm* 3.844
II. Góp vốn liên doanh , liên kết 487.717
- Công ty TNHH Vietcombank – Bonday 8.876 16,00
- Quỹ thành viên 1 54.334 11,00
- Công ty liên doanh Quản lý Quỹ Đầu tư chứng
khoán Vietcombank 39.46 51,00
- Ngân hàng liên doanh Shinhan Vina 240.287 50,00 - Công ty TNHH VCB - Bonday- Bến thành 144.760 52,00
Tổng 964.687
[Nguồn: Bản công bố thông tin NHNT]
(Ghi chú: Bảng trên không bao gồm các Cơng ty con hoặc Cơng ty
NHNT có quyền chi phối, bao gồm: Công ty Chứng khốn, Cơng ty Cho th tài chính, Cơng ty quản lý Nợ và Khai thác Tài sản; Cơng ty Tài chính Việt
Nam tại Hồng Kông; Công ty liên doanh TNHH Cao ốc VCB 198; (*) Các khoản đang chờ xử lý.)
Tuy nhiên, các NHNNg rất có ưu thế trong lĩnh vực đầu tư chứng khốn, bảo hiểm vì họ có khả năng tài chính và kinh nghiệm.
2.3.2.3. Năng lực phát triển dịch vụ. * Dịch vụ thanh toán quốc tế:
Thanh toán quốc tế là là lĩnh vực kinh doanh đối ngoại truyền thống mà NHNT ln duy trì và khẳng định vị trí hàng đầu trong tồn ngành. Trong
những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước liên tục tăng trưởng với tốc độ cao đã tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của NHNT.
Bảng 2.14: Hoạt động thanh toán quốc tế của NHNT 2004-2006
Đơn vị: tỷ USD
2004 2005 2006
Chỉ tiêu
Giá trị Thị phần * Giá trị Thị phần * Giá trị Thị phần *
DSTTXK 6,968 26,3% 9,375 28,9% 12,7 32%
DSTTNK 9,414 29,5% 11,583 31,3% 10,1 22,8%
[Nguồn: Báo cáo kiểm toán NHNT 2004-2006]
(Ghi chú: (*) thị phần so với kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của cả nước.)
Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua NHNT năm 2006 đạt gần 22,8 tỷ USD, tăng 31,3 % so với năm 2005, chiếm thị phần 27,4% so với kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
Hoạt động thanh toán quốc tế của NHNT đạt được tốc độ tăng trưởng ổn
định. Trong giai đoạn 2004-2006, NHNT duy trì tỷ trọng 28,32% tổng kim
ngạch thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước với mức tăng bình quân 18,31% năm.
Tuy nhiên thị trường này cũng đang có nguy cơ bị giảm sút do sự cạnh
tranh gay gắt của các NHTM trong nước và các NHNNg với ưu thế nghiệp vụ chuyên môn giỏi và có mạng lưới thanh tốn rộng khắp tồn cầu, nghiệp vụ
thanh toán quốc tế gắn liền với nghiệp vụ tài trợ thương mại và kinh doanh ngoại tệ bởi nguồn kinh ngoại tệ dồi dào của các ngân hàng này.
* Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ
Trong giai đoạn 2004-2006, hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHNT
có nhiều thuận lợi: kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, nguồn kiều hối dồi dào, tỷ giá USD/VND khá ổn định.
Doanh số mua bán ngoại tệ trong nước đã tăng từ xấp xỉ 12 tỷ USD năm 2004 lên hơn 19 tỷ USD năm 2006, tăng trung bình 26% năm. Doanh số mua và doanh số bán ngoại tệ trong nước khá cân bằng trong giai đoạn này. Lượng ngoại tệ mua vào từ các tổ chức kinh tế và cá nhân chiếm khoảng 85% tổng lượng ngoại tệ mua vào. Lượng ngoại tệ bán ra chủ yếu phục vụ nhu cầu nhập khẩu của tổ chức kinh tế (khoảng 90%).
Doanh số mua bán ngoại tệ với nước ngoài tăng từ xấp xỉ 6,5 tỷ USD năm 2004 lên 9,6 tỷ USD năm 2006, tăng trung bình 21,5% năm. Lượng ngoại tệ mua vào và bán ra với nước ngoài cũng tăng tương đương qua các năm
(năm 2004: 3,25 tỷ USD; năm 2005: 3,7 tỷ USD và năm 2006: 4,8 tỷ USD). Trong năm 2006, bám sát diễn biến lãi suất trên thị trường quốc tế và trong nước, NHNT đã nhiều lần điều chỉnh lãi suất huy động USD và chú
trọng phát triển các sản phẩm mới như: SWAP lãi suất (IRS) với nước ngoài, sản phẩm quyền chọn ngoại tệ - VND, hợp đồng lãi suất kỳ hạn (FRA). Việc tham gia vào các hợp đồng phái sinh lãi suất với các đối tác nước ngoài và các hợp đồng phái sinh ngoại hối đã mang lại cho NHNT thêm nhiều phương thức phòng ngừa rủi ro và kịp thời đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng. Tính
đến hết năm 2006, NHNT đã ký với các ngân hàng đối tác truyền thống các
hợp đồng chuẩn hoán đổi lãi suất theo mẫu của tổ chức các sản phẩm hoán đổi và phái sinh quốc tế (ISDA) với tổng giá trị lên tới 110 triệu USD.
Lợi nhận từ hoạt động này cũng đạt khá, lãi từ kinh doanh ngoại tệ tăng từ 207 tỷ VND năm 2004 lên mức 274 tỷ VND năm 2006.
Tuy nhiên, NHNT cịn chưa dự báo chính xác diễn biến của thị trường tài chính để có quyết sách kinh doanh ngoại tệ trong và ngoài nước, mặt khác dự báo không thể lường hết diễn biến bất thường của thị trường tài chính, tỷ giá ngoại tệ niêm yết chưa linh hoạt, tỷ giá mua lại ngoại tệ thường thấp hơn các NHTM cổ phần trên địa bàn khiến các khách hàng chuyển qua các ngân hàng khác mở tài khoản, các nghiệp vụ phái sinh chưa ứng dụng nhiều ở các chi nhánh do kiến thức về nghiệp vụ này còn hạn chế…
* Dịch vụ thẻ.
Trong những năm qua, dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ của NHNT
đã phát triển với tốc độ rất nhanh. Tính đến cuối năm 2006, NHNT đã thu hút
1,8 triệu khách hàng cá nhân và 84.000 khách hàng mới mỗi năm. Hoạt động kinh doanh thẻ thực sự trở thành một dịch vụ ngân hàng hiện đại, mang tính
nền tảng, là mũi nhọn cho chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, mở ra một hướng mới cho việc huy động vốn, giúp giảm lãi suất đầu vào cho ngân hàng.
NHNT đã và đang khẳng định vị trí hàng đầu trong hoạt động kinh
doanh thẻ, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới và tiện ích gia tăng cho khách hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại, thể hiện ở các mặt sau:
- Tính tới tháng 12/2006, NHNT chiếm 33% tổng thị phần phát hành thẻ gồm cả thẻ quốc tế và thẻ ghi nợ nội địa của cả nước. Tốc độ tăng trưởng phát