Giải pháp nâng cao năng lực tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt , luận văn thạc sĩ (Trang 77)

Chương 1 : Tổng quan về NHTM và hiệu quả HĐKD của NHTM

3.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính

3.2.1.1. Tăng vốn điều lệ.

Vốn điều lệ của ngân hàng có tầm quan trọng đặc biệt vì nó quyết định đến

phạm vi, quy mô hoạt động của ngân hàng đồng thời tạo nên uy tín ban đầu của

ngân hàng. Như đã phân tích ở chương 2, vốn điều lệ của Navibank hiện nay thấp

(1.000 tỷ đồng). Do vậy, mục tiêu tăng vốn điều lệ của Navibank là: Thứ nhất: Đáp

ứng đúng qui định của NHNN đến cuối năm 2010 là 3.000 tỷ đồng theo Nghị định

141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính Phủ; Thứ hai: mở rộng hoạt động

kinh doanh, nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh trên thị trường tài chính tiền tệ. Dựa vào thực trạng của Navibank hiện nay, phương án thích hợp để tăng vốn

điều lệ là phát hành cổ phiếu. Dù với phương thức nào thì Navibank cần lập kế

hoạch tăng vốn tương ứng với quy mơ hoạt động kinh doanh tránh tình trạng tăng

vốn ồ ạt, khơng có kế hoạch sử dụng sẽ gây lãng phí vốn đầu tư, khi đó hiệu quả

hoạt động không cao.

Đối với phương thức phát hành cổ phiếu: thường tạo sức ép rất lớn đối với cổ đơng hiện hữu vì ngân hàng phải cam kết hoạt động đem lại hiệu quả cao để đảm

bảo tỷ lệ chia cổ tức cho cổ đông. Đối với phương thức này có thể đối tượng mua cổ phần là các cổ đông hiện hữu, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhược điểm của các ngân hàng nhỏ là khả năng tăng vốn yếu và kỹ năng quản trị điều hành. Do vậy,

việc phát hành cổ phiếu của Navibank trước hết cần đặc biệt chú ý đến các cổ đông hiện tại như: các tổ chức và cá nhân là những thành viên sáng lập ra Navibank với tiềm lực tài chính mạnh như: Tập Đồn Dệt May Việt Nam; Công Ty Cổ Phẩn Đại Lý Liên Hiệp Vận Chuyển; Tập Đoàn Đầu Tư Sài Gịn, và Ơng Đặng Thành

Tâm….sẽ giúp Navibank đảm bảo tăng vốn đúng thời hạn. Bên cạnh đó, việc tăng vốn của Navibank cũng phải chú ý đến việc chọn lựa các nhà đầu tư là các tổng công ty hay các tập đồn tài chính muốn trở thành đối tác chiến lược của Navibank vì điều này sẽ giúp Navibank tận dụng được mạng lưới sẵn có của các tập đồn này.

Song song đó, Navibank cũng cần quan tâm chọn lựa các nhà đầu tư nước ngoài làm đối tác chiến lược để nhận được sự hỗ trợ công nghệ kỹ thuật hiện đại, kỹ năng quản lý điều hành đồng thời nâng cao vị thế cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Do đó, ngân hàng cần nhanh chóng lựa chọn cho riêng mình các đối tác chiến lược trong và ngoài nước để tăng năng lực tài chính, tăng năng lực cạnh tranh ngày càng tốt hơn.

3.2.1.2. Tăng cường công tác huy động vốn

Khách hàng của ngân hàng thuộc nhiều tầng lớp, đối tượng khác nhau và nhu cầu gửi tiền của họ cũng rất đa dạng. Do vậy, yếu tố tác động đến động thái và

quyết định gởi tiền của khách hàng cũng rất phong phú. Một số cho rằng sự an toàn là quan trọng đối với họ, một số khác cho rằng sự tiện lợi là quan trọng, và một số khác cho rằng cung cách phục vụ của nhân viên là quan trọng, trong khi hầu như ai cũng cho rằng yếu tố lãi suất là quan trọng. Như vậy, với lợi thế về lãi suất cạnh tranh nên trong thời gian qua Navibank đã huy động được nguồn vốn đáp ứng nhu

cầu kinh doanh nhưng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, điều này cũng gây khó khăn cho Navibank trong việc đầu tư cho vay trung, dài hạn. Trong khi đó, với áp lực đảm bảo thanh khoản, an toàn trong hoạt động kinh doanh luôn đuợc Navibank ưu

tiên hàng đầu nên các nguồn vốn ngắn hạn được Navibank sử dụng để đầu tư lại qua thị trường liên ngân hàng vì vậy hiệu quả mang lại khơng cao. Do vậy, trước mắt Navibank cần có chiến lược để tăng cường cơng tác huy động vốn bằng cách: chăm sóc khách hàng, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, thiết kế các chương trình gửi tiết kiệm tham gia dự thưởng, gửi tiết kiệm luỹ tiến, phát động chương trình thu hút tiền gửi nội bộ trong ngân hàng,…. Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến việc tính tốn các chí phí huy động hợp lý vì các chi phí này ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Về lâu dài Navibank nên có chiến lược thu hút vốn đối với từng đối tượng khách hàng, từng vùng, miền như:

* Đối với khách hàng là cá nhân:

Cần cung cấp và phát triển các sản phẩm theo hướng đa dạng: nhằm đáp ứng tốt các nhu cầu gửi tiền cho nhiều đối tượng khách hàng như: đa dạng hố các

hình thức huy động vốn bằng cách đưa ra các loại sản phẩm tiết kiệm linh hoạt có hàm lượng cơng nghệ cao và mang nhiều tiện ích cho khách hàng như: tiết kiệm tích luỹ; tiết kiệm theo bậc thang, tiết kiệm lãi suất thả nổi…Song song đó, Navibank cần chú trọng thiết kế các sản phẩm theo nhóm khách hàng đặc thù như: tiết kiệm cho con du học; tiết kiệm trả học phí đại học; mở tài khoản tiền gửi để

nhận lương và thanh tốn hóa đơn tự động, tài khoản đầu tư tự động, …

Cần tối đa hóa sự tiện lợi cho khách hàng giao dịch. Ngoài việc chú ý mở

rộng mạng lưới, chi nhánh, phòng giao dịch gần địa bàn dân cư, vùng kinh tế có tốc

độ phát triển cao; nhân viên ngân hàng phục vụ tận tình, chu đáo, kịp thời, thơng tin

rõ ràng; tổ chức làm việc ngoài giờ, kể cả thứ 7, chủ nhật; bãi đậu xe thuận tiện, an tồn,…thì Navibank cần chú trọng đầu tư, phát triển công nghệ hiện đại để khách

hàng có thể giao dịch qua điện thoại, qua internet,.. * Đối với khách hàng là tổ chức kinh tế:

Để thu hút nguồn vốn này, Navibank cần đưa ra các chính sách ưu đãi như:

miễn phí cho các doanh nghiệp mở và sử dụng tài khoản (vì trong thời gian tới khi thơng tư số 13/2010/TT-NHNN có hiệu lực ngày 1/10/2010 sẽ khơng tính tiền gửi không kỳ hạn của TCKT và Kho bạc Nhà nuớc vào nguồn vốn để cho vay), sử dụng séc, ủy nhiệm chi,….trang bị hệ thống nối mạng trực tiếp với ngân hàng, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi khi khách hàng gửi tiền và sử dụng các dịch vụ của ngân

hàng, giảm phí khi thanh tốn xuất nhập khẩu.... Rõ ràng chi phí lãi suất đối với

nguồn vốn này khơng lớn, nhưng chi phí thực tế để huy động nguồn vốn này có thể sẽ tăng cao nếu tính tốn đầy đủ. Chính vì vậy, Navibank cần đề cao công tác quản trị tài sản Nợ, phối kết hợp với quản trị tài sản Có trong từng thời kỳ nhằm đưa ra các chủ trương biện pháp phù hợp trong thu hút vốn gắn với mở rộng tín dụng và các hoạt động đầu tư khác, qua đó giảm thiểu chi phí huy động vốn, giảm thiểu rủi ro, nhất là rủi ro kỳ hạn.

* Đối với nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng: Nguồn vốn huy động này chủ yếu là

các hợp đồng giao dịch lên đến hàng trăm tỷ với kỳ hạn ngắn và không cần phải thế chấp mà chủ yếu dựa vào mối quan hệ và sự tín nhiệm lẫn nhau. Do đó, để có mối

quan hệ tốt, Navibank cần tạo uy tín trong các giao dịch thanh tốn đúng kỳ hạn,

đồng thời có sự hỗ trợ lẫn nhau khi gặp khó khăn.

* Đa dạng hóa hình thức huy động vốn trung dài hạn: Thơng qua các hình thức huy

động bằng kỳ phiếu, trái phiếu tự do chuyển nhượng trên thị trường thì cần chú ý đến phát hành kỳ phiếu trả lãi trước hoặc trả lãi sau, kỳ phiếu ghi tên hoặc khơng

ghi tên, có khả năng chuyển nhượng, tạo thuận lợi cho người gửi tiền khi cần giao dịch.

3.2.1.3. Tăng cường hoạt động tín dụng

Trên cơ sở áp dụng các giải pháp mở rộng huy động vốn từ trong dân, các tổ chức kinh tế... thì hoạt động tín dụng cần được mở rộng tương ứng, nhằm hấp thụ

có hiệu quả nguồn vốn huy động.

Trước mắt, Navibank cần tập trung phát triển mạnh các sản phẩm tín dụng hiện tại vì các sản phẩm này đã góp phần mang lại thu nhập chính cho Navibank trong thời gian qua.

Đa dạng các đối tượng và hình thức cho vay: Nhằm phân chia rủi ro trên thị

trường. Trong những năm gần đây nhu cầu vốn dành cho SXKD ngày cao lớn, đặc biệt là nhu cầu vốn của các DNVVN. Trước mắt, Navibank cần tập trung phát triển tín dụng vào đối tượng DNVVN vì: tiềm năng của lĩnh vực này lớn; phù hợp khả năng đáp ứng vốn, sản phẩm tín dụng; cơ hội cho Navibank tăng lượng khách hàng giao dịch là tiền đề để phát triển khách hàng, bán chéo sản phẩm dịch vụ, thu phí giao dịch…. Về lâu dài, Navibank cần có các chương trình cho vay linh hoạt phù hợp với nhu cầu thay đổi của thị trường; đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng theo hướng ngân hàng bán lẻ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho đối tượng khách hàng cá

nhân như: cho vay tiêu dùng, cho vay thế chấp nhà, cho vay tín chấp, cho vay qua thẻ tín dụng,…

Xây dựng chiến lược thu hút khách hàng: Navibank nên tăng cường các hoạt

động bề nổi như: quảng cáo, khuyếch trương,… nghiên cứu khách hàng; theo sát

nhu cầu vốn của thị trường thông qua các buổi hội nghị, hội thảo khách hàng nhằm tìm hiểu nhu cầu vốn, giới thiệu sản phẩm và các dịch vụ của ngân hàng; Xác định

thị trường mục tiêu; Định vị hình ảnh, nâng cao chất lượng dịch vụ; Xây dựng chính sách dành cho những khách hàng tiềm năng, có quan hệ lâu dài với ngân hàng, chính sách này phải tạo sự gắn bó lâu dài giữa ngân hàng với khách hàng trên cơ sở mang lại lợi ích cho cả 2 bên; Xây dựng hình ảnh ngân hàng trong lịng khách hàng luôn gần gũi và hỗ trợ kịp thời như: chính sách lãi suất hợp lý, ưu đãi đối với những khách hàng có số dư tiền vay lớn và khơng bị nợ q hạn. Chính sự gần gũi, hỗ trợ kịp thời này sẽ giúp Navibank dễ dàng hiểu khách hàng, phát hiện kịp thời các nhu cầu của khách hàng,… từ đó tư vấn, hỗ trợ xây dựng phương án kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ, giá cả, khối lượng tín dụng một cách hợp lý. Về phía ngân hàng sẽ chủ động hơn trong việc tìm kiếm các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng của

khách hàng.

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng vì nó liên quan đến chất

lượng hoạt động tín dụng, q trình thẩm định này sẽ đưa ra kết quả có chấp nhận

cho vay hay khơng? Do đó, trong q trình thẩm định Navibank cần chú ý đến việc thu thập thông tin và xử lý thơng tin tín dụng như: Việc thu thập thơng tin phải từ nhiều nguồn khác nhau như phỏng vấn khách hàng, sổ sách, báo cáo tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đặc biệt, trong q trình thu thập thơng tin, ngân hàng cần chú ý đến việc lựa chọn những cán bộ có kiến thức nghiệp vụ vững về ngân hàng và kiến thức chuyên môn của ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh đến địa bàn sản xuất của doanh nghiệp nhằm tư vấn và thu nhập thơng tin chính xác. Bên cạnh đó, cần kết hợp với những thơng tin từ hệ thống thơng tin tín dụng của NHNN, thơng tin về thị trường, kinh tế, xã hội, mục tiêu phát triển ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, …ngồi ra, Navibank cần có sự hợp tác và trao đổi thường xuyên với những tổ chức tín dụng khác, các cơ quan, tổ chức chính quyền địa phương và giữ tốt mối quan hệ với khách hàng cũ, hiện tại, tiềm năng vì đơi khi những khách hàng này có thể cung cấp những thơng tin q báu có ảnh huởng đến quyết định cấp tín dụng. Khi có thơng tin ngân hàng cần phân tích thơng tin, lựa chọn, phân loại khách hàng trên cơ sở thông tin đã phân tích để có biện pháp tín dụng thích hợp nhằm góp phần hạn chế rủi ro. Đặc biệt, cần cương

quyết sàn lọc, loại bỏ các khoản nợ dưới chuẩn vì tâm lý nơn nóng tăng cường, mở rộng cho vay nên các quyết định cho vay thường phải hạ các tiêu chuẩn về: năng lực tài chính, kế hoạch kinh doanh, tài sản thế chấp,…làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và các hệ lụy phải thanh lý tài sản thế chấp của khách hàng để thu hồi nợ.

Song song đó, Navibank cần thường xun tiến hành ra sốt và chuẩn hóa qui trình thẩm định, cho vay phù hợp với mơ hình tổ chức với phương châm tinh

gọn, chặt chẽ, đảm bảo có sự phối hợp và kiểm sốt trong tồn bộ qui trình.

3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực hoạt động kinh doanh. 3.2.2.1. Tăng cường các hoạt động quảng cáo tiếp thị

Việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu ngân hàng góp phần đáng kể trong việc thu hút khách hàng vì xuất phát từ đặc thù của hoạt động ngân hàng là dựa trên nền tảng niềm tin. Do đó, hình ảnh và thương hiệu mạnh, ấn tượng góp phần tạo

dựng niềm tin cho công chúng khiến họ an tâm, tin tưởng vào ngân hàng và không ngần ngại khi gửi tiền.

Hiện nay, hình ảnh, thương hiệu của Navibank chưa được nhiều khách hàng quan tâm và biết đến vì nhiều lý do. Vì vậy, việc phát triển và gắn kết hình ảnh

thương hiệu của Navibank với cộng đồng được xem như một nhiệm vụ tiên quyết

hàng đầu trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay. Do đó, trong thời gian tới Navibank cần tiến hành triển khai các hoạt động phát triển thương hiệu như: từ hình ảnh bên ngồi phịng giao dịch đến đồng phục: thẻ nhân viên, quần áo, mũ và cặp, viết, sổ tay,... đến quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng: như tivi, đài phát

thanh, đài truyền thanh, internet, báo, pano, áp phích,…tổ chức các sự kiện, buổi lễ, kỷ niệm quan trọng của ngân hàng; tài trợ các chương trình lớn, các cuộc thi, các trị chơi trên các kênh truyền hình VTV1, VTV2, VTV3, thực hiện phóng sự giới thiệu Navibank trên các kênh truyền hình; và các hoạt động quảng cáo ngoài trời, các

hoạt động xã hội từ thiện,…. Việc quảng cáo nên chú trọng đến chất lượng, nội

dung, hình ảnh, âm thanh, gần gủi, rõ ràng, dễ hiểu,… nhằm gửi thông tin và tạo ấn tượng mạnh để nâng cao khả năng nhận biết thuơng hiệu, sản phẩm của Navibank

Hiện nay, Navibank là đơn vị tài trợ chính cho đội bóng Navibank – Sài Gịn, và đội bóng Navibank – Sài Gịn sẽ là đội bóng đại diện cho bóng đá Tp.HCM để tham gia các trận bóng đá trên cả nước. Do đó, đây là cơ hội để Navibank quảng bá hình ảnh thuơng hiệu và nâng cao niềm tin của khách hàng hơn đối với Navibank.

Bên cạnh các hoạt động bề nổi nhằm nâng cao khả năng nhận biết thương

hiệu, Navibank cần chú ý thuờng xuyên cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, năng lực, kết quả và kế hoạch kinh doanh trên các phuơng tiện thông tin báo,

đài,… giúp cho khách hàng có cách nhìn tổng thể về tình hình hoạt động kinh doanh

nhằm tạo sự yên tâm, tin tưởng về hoạt động của ngân hàng đối với khách hàng.

3.2.2.2. Mở rộng mạng lưới

Như đã phân tích, một trong những điểm yếu của Navibank là mạng lưới

giao dịch cịn ít. Do vậy, cùng với việc tăng vốn, Navibank cần chú ý đến việc phát triển thêm mạng lưới giao dịch vì phát triển mạng lưới sẽ tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ cũng như góp phần tăng trưởng huy

động, cho vay, quảng bá thương hiệu, hình ảnh của Navibank trên thị trường. Do đó, việc phát triển mạng lưới cần chú ý những vấn đề như:

Với lợi thế tốt từ mối quan hệ của Ban lãnh đạo ngân hàng tại những địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt , luận văn thạc sĩ (Trang 77)