Máy điều hòa không khắ trung tâm nước (Water chiller)

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống điều hòa không khí trung tâm cho khách sạn nhị phi nha trang khánh hòa (Trang 117 - 118)

V Lưu lượng nước tắnh cho từ tần g6 đến tầng 11: = 9,69l/s

b. Máy điều hòa không khắ trung tâm nước (Water chiller)

Hệ thống điều hòa trung tâm nước là hệ thống trong đó cụm máy lạnh không trực tiếp xử lý không khắ mà làm lạnh nước đên khoảng 70C. Sau đó nước được dẫn theo đường ống có bọc cách nhiệt đến các dàn trao đổi nhiệt gọi là các FCU và

AHU để xử lý nhiệt ẩm không khắ. Như vậy trong hệ thống này nước được sử dụng

làm chất tải lạnh.

Hệ thống điều hòa trung tâm nước chủ yếu gồm:

+ Cụm máy lạnh chiller

+ Hệ thống ống dẫn nước lạnh.

+ Hệ thống nước giải nhiệt.

+ Nguồn nhiệt để sưởi ấm dùng để điều chỉnh độ ẩm và sưởi ấm mùa đông thường do nồi hơi nước nóng hoặc thanh điện trở cung cấp.

+ Các dàn trao đổi nhiệt để làm lạnh hoặc sưởi ẩm không khắ bằng nước

nóng FCU (Fan Coil Unit) hoặc AHU (Air Handling Unit).

+ Hệ thống gió tươi, gió hồi, vận chuyển và phân phối không khắ.

+ Hệ thống tiêu âm và giảm âm.

+ Hệ thống lọc bụi, thanh trùng và triệt khuẩn cho không khắ.

+ Hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm phòng, điều chỉnh gió tươi,

gió hồi và phân phối không khắ, điều chỉnh năng suất lạnh và điều khiển cũng như

báo hiệu và bảo vệ toàn hệ thống.

Nước lạnh được làm lạnh trong bình bay hơi xuống 70C rồi được bơm nước

lạnh đưa đến các dàn trao đổi nhiệt FCU hoặc AHỤ Ở đây nước thu nhiệt của

không khắ nóng trong phòng, nhiệt độ tăng lên đến 120C và lại được bơm đẩy trở về

bình bay hơi để tái làm lạnh xuống 70C, khép kắn vòng tuần hoàn nước lạnh. Đối

với hệ thống nước lạnh kắn cần thiết phải có thêm bình dãn nở để bù nước trong hệ

10

Ưu điểm:

+ Có vòng tuẩn hoàn an toàn là nước nên không sợ ngộ độc hoặc tai nạn do

rò rỉ môi chất lạnh ra ngoài, vì có nước tuần hoàn không độc hạị

+ Có thể khống chế nhiệt ẩm trong không gian điều hòa theo từng phòng riêng rẽ, ổn định và duy trì điều kiện vi khắ hậu tốt nhất.

+ Thắch hợp cho các tòa nhà như khách sạn, văn phòng với moịc chiều cao

và mọi kiểu kiến trúc, không phá vỡ cảnh quan.

+ Ống nước so với ống gió nhỏ hơn nhiều do đó tiết kiệm được nguyên vật

liệu xây dựng.

+ Có khả năng xử lý độ sạch không khắ cao, đáp ứng mọi yêu cầu đề ra cả về độ sạch bụi bẩn, tạp chất hóa chất và mùị . .

+ Ít phải bảo dưỡng, sửa chữạ . .

+ Năng suất lạnh gần như không bị hạn chế.

+ So với hệ thống VRV, vòng tuần hoàn môi chất lạnh đơn giản hơn nhiều

nên dễ kiểm soát. Nhược điểm:

+ Vì dùng nước làm chất tải lạnh nên về mặt nhiệt động, tổn thất exergy lớn hơn. . .

+ Cần phải bố trắ hệ thống lấy gió tươi cho các FCỤ

+ Vấn đề cách nhiệt đường ống nước lạnh và cả khay nước ngưng khá phức

tạp đặc biệt do đọng ẩm do độ ẩm ở Việt Nam quá caọ

+ Lắp đặt khó khăn, đòi hỏi công nhân vận hành lành nghề.

+ Cần định kỳ sửa chữa bảo dưỡng máy lạnh và các dàn FCU

Kết luận: mỗi hệ thống đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, việc lựa

chọn hệ thống cho công trình phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chủ yếu vẫn là dựa vào

điều kiện của công trình và của chủ đầu tư. Việc lựa chọn hệ thống cho công trình quyết định gần như hoàn toàn chất lượng và giá thành của công trình, vì vậy khi tiến

hành chọn lựa hệ thống điều hòa cho công trình cần phải khảo sát tình hình thực tế,

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống điều hòa không khí trung tâm cho khách sạn nhị phi nha trang khánh hòa (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)