Mơi trường chính trị và pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đông á , luận văn thạc sĩ (Trang 70 - 72)

2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của EAB

2.3.2.1 Mơi trường chính trị và pháp luật

Việt Nam đang là điểm đến an tồn cho các nhà đầu tư trong và ngồi nước. Với quan điểm đa phương hĩa trong quan hệ đối ngoại, khuyến khích mọi thành phần kinh tế làm giàu hợp pháp và xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Chính phủ từng bước tạo ra mơi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động, trong đĩ cĩ cả các NHTM.

Hệ thống các quy phạm pháp luật tiếp tục thể chế hĩa các quan điểm, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước trong điều tiết hoạt động kinh doanh ngành ngân hàng. Hệ thống pháp luật hiện nay cĩ tác động tích cực và tiêu cực đến năng lực cạnh tranh của các NHTM nĩi chung và EAB nĩi riêng.

™ Tác động tích cực

Từng bước chuyển hoạt động kinh doanh ngân hàng từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, phù hợp với thơng lệ quốc tế. Trên cơ

sở đĩ, hệ thống pháp luật từng bước nâng cao tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh của các NHTM như tự do hĩa lãi suất tiền gửi và cho vay, đề cao nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện của các bên tham gia giao dịch... Hệ thống pháp luật thơng thống hơn tạo điều kiện cho EAB chủ động trong việc đề ra các chính sách phù hợp với điều kiện thực tiễn như tự do thỏa thuận lãi suất với khách

hàng… Hơn nữa, việc từng bước chuyển sang cơ chế thị trường giúp EAB và các NHTM khác cĩ thời gian thích nghi với mơi trường cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt là khi nước ta gia nhập WTO.

Định hướng cho các doanh nghiệp và cá nhân tăng cường sử dụng dịch vụ ngân hàng trong các giao dịch hàng ngày. Ngân hàng Nhà nước ban hành quy

định thanh tốn khơng dùng tiền mặt hay Tổng Cục Hải Quan quy định các doanh nghiệp khi làm thủ tục hồn thuế nhập khẩu phải cĩ giấy báo cĩ của ngân hàng… đã giúp mở rộng dung lượng thị trường cho EAB.

Xu hướng bảo hộ các NHTM trong nước. Với nguồn vốn thấp, cơng nghệ

lạc hậu, trình độ quản lý thấp và kinh nghiệm hoạt động khơng cao, EAB sẽ gặp bất lợi lớn khi cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng và tập đồn tài chính lớn trên thế giới. Vì vậy, việc bảo hộ trong thời điểm hiện nay là hợp lý để EAB cĩ thời gian chuẩn bị cho quá trình hội nhập. Việc bảo hộ được thể hiện qua việc hạn chế một số hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nước ngồi như theo Quyết định số: 1160/2004/QĐ-NHNN: ngân hàng liên doanh và các chi nhánh ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam khơng được huy động tiền gửi tiết kiệm dưới bất kỳ hình thức nào… đã tạo điều kiện thuận lợi cho EAB mở rộng thị phần.

™ Tác động tiêu cực

Hệ thống pháp luật chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh doanh của ngành ngân hàng. Mặc dù nước ta đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật để điều

tiết hoạt động kinh doanh của các NHTM như Luật giao dịch điện tử, Luật cạnh tranh, Pháp lệnh ngoại hối.v.v…, nhưng hệ thống pháp luật hiện nay vẫn cịn thiếu nhiều quy định làm cơ sở pháp lý, đặc biệt là cơ sở pháp lý cho các dịch vụ mới mà EAB đang tập trung như thẻ ATM, dịch vụ ngân hàng điện tử.v.v…

Nhiều văn bản pháp luật chồng chéo. Ví dụ: trong qui định về đảo nợ: theo

được thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng nhà nước trong khi khoản 4 điều 54 Luật các tổ chức tín dụng năm 2004 lại quy định việc đảo nợ được thực hiện theo quy định của Chính Phủ.v.v…

Vấn đề hình sự hĩa các sai phạm trong hoạt động ngân hàng. Thời gian qua,

một số nhân viên của các ngân hàng khác bị khởi tố đã khiến EAB phải bổ sung các thủ tục khi giao dịch và làm phức tạp một số quy trình cung cấp. Nhân viên luơn trong tâm trạng thận trọng quá mức, thời gian cung ứng dịch vụ tăng, khách hàng gặp phiền tối nhiều hơn, và cuối cùng sẽ giảm tính cạnh tranh của EAB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đông á , luận văn thạc sĩ (Trang 70 - 72)