Chú trọng đến việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 85 - 86)

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay DAĐT tại NHCT–CN TP.HCM

3.2.2.1. Chú trọng đến việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng

Hiện nay việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng chủ yếu dựa trên việc phân tích các báo cáo tài chính bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Do đó để việc phân tích được chính xác, phản ảnh đúng “sức khỏe” của doanh nghiệp thì trước tiên địi hỏi cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định phải xác định được mức độ tin cậy, tính trung thực của các số liệu mà khách hàng cung cấp từ đó loại bỏ những khoản mục tài sản có, tài sản nợ kém chất lượng, khơng có khả năng thu hồi trên báo cáo tài chính, đồng thời phải kiểm tra sự tuân thủ chế độ tài chính, kế tốn, về phương pháp và thời gian tính khấu

hao, phương pháp hạch tốn hàng tồn kho, trích lập dự phịng...

Khi tiến hành phân tích báo cáo tài chính, thì ngồi việc phân tích khái quát báo cáo tài chính nhằm đánh giá sự biến động của tài sản và sự hợp lý của cơ cấu vốn

đối với hoạt động của doanh nghiệp, phân tích bảo đảm nợ vay, cán bộ tín dụng,

cán bộ thẩm định cần chú trọng phân tích, đánh giá về các chỉ tiêu tài chính của

doanh nghiệp như: nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh tốn, nhóm chỉ tiêu về địn bẩy tài chính (cơ cấu vốn), nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động, nhóm chỉ tiêu về khả năng tăng trưởng, nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời,…đồng thời việc phân tích các chỉ tiêu tài chính phải được gắn với đặc điểm kinh tế ngành, chiến lược kinh

doanh, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp và phải có sự so sánh với số trung bình ngành hay số liệu của các doanh nghiệp khác tương tự trong ngành. Tuy nhiên, việc đánh giá một chỉ tiêu thế nào là tốt, thế nào là xấu rất khó xác định do

việc đánh giá chỉ tiêu tài chính phải gắn liền với rất nhiều nhân tố như môi trường kinh doanh, ngành kinh doanh, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, tính chất mùa vụ kinh doanh… Hơn nữa, một số chỉ tiêu mang lại kết quả đánh giá mâu

thuẫn nhau, ví dụ chỉ tiêu hệ số tự tài trợ, hệ số địn bẩy tài chính với chỉ tiêu ROE (ngân hàng mong muốn một hệ số tự tài trợ cao để đảm bảo an toàn vốn vay nhưng hệ số tự tài trợ cao đồng nghĩa với ROE thấp do doanh nghiệp không tận dụng được

 

ưu thế của hệ số địn bẩy tài chính). Vì vậy khi phân tích các chỉ tiêu tài chính, cán

bộ tín dụng, cán bộ thẩm định cần gắn với mục tiêu phân tích để xác định tính trọng yếu của từng chỉ tiêu, từ đó đưa ra những đánh giá khái quát về hoạt động kinh

doanh, năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cần phải được quan tâm, chú trọng nhiều hơn nữa. Hiện nay có rất nhiều cán bộ tín

dụng, cán bộ thẩm định khơng hề quan tâm đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong

q trình đánh giá năng lực tài chính của khách hàng mà chỉ tập trung phân tích bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh vì theo họ chỉ cần hai báo cáo này là đã có thể phân tích và đánh giá được tình hình tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là cách suy nghĩ thật sai lầm và rất tai hại. Việc phân tích báo cáo lưu

chuyển tiền tệ khơng chỉ giúp cho cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định đánh giá được sự bền vững của dòng tiền doanh nghiệp trong quá khứ, khả năng tạo tiền và sự phù hợp của dòng tiền so với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá được sự thịnh vượng hay khó khăn về dịng vốn của doanh nghiệp trong từng thời kỳ mà cịn giúp cho cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định có thể đưa ra dự báo dòng tiền của doanh nghiệp trong tương lai. Đây là điều hết sức quan trọng vì nó xác định trong kỳ tới doanh nghiệp có thặng dư tiền mặt để trả nợ vay hay bội chi tiền mặt và phải vay ngân hàng để bù đắp, đồng thời qua nghiên cứu dòng tiền và các khoản dễ

chuyển đổi thành tiền, cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định sẽ xác định được khả

năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)