Phân tích tác động của các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh champasak nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào đến năm 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 46)

2.3 Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Champasak trong thời gian qua

2.3.1 Phân tích tác động của các yếu tố bên ngoài

2.3.1.1 Môi trường kinh tế thế giới, khu vực, Lào và tỉnh Champasak)

Kinh tế là một yếu tố có tác động đến việc phát triển ngành du lịch vì sự phát triển du lịch gắn liền với sự phát triển kinh tế. Sự phát triển kinh tế của các nước trên thế giới, của khu vực nói chung và của Lào và Champasak nói riêng sẽ kéo theo sự gia tăng các nhà đầu tư, thương nhân... chính nguồn khách này sẽ mua các sản phẩm của ngành du lịch như cơ sở lưu trú, tham quan nghiên cứu, nghỉ dưỡng. Đó là nhân tố tích cực cho sự phát triển du lịch.

- Tình hình kinh tế thế giới và khu vực: Cuộc khủng hoảng tài chính

Đơng Á năm 1997 có nhiều nước bị tác động trực tiếp và gián tiếp, đã làm cho tốc độ tăng trưởng của du lịch quốc tế chỉ tăng nhẹ.Trong năm 1998 tốc độ tăng trưởng du lịch quốc tế chỉ tăng 2.7%. Sau cuộc khôi phục lại kinh tế

của các nước tồn cầu vào thể kỷ 21, kinh tế cơng nghiệp trên thế giới chuyển dần sang kinh tế tri thức với các đặc trưng như lấy tri thức làm cơ sở, trong đó nhân tố con người là quyết định; cơng nghệ thơng tin đóng vai trị chủ đạo; thị trường toàn cầu; nền kinh tế phát triển bền vững, thân thiện với môi trường. Nền kinh tế tồn cầu hóa đã dẫn đến mức độ cạnh tranh của các quốc gia ngày càng cao hơn, không chỉ đơn thuần như trước đây là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau mà là sự cạnh tranh của các quốc gia, các nhóm quốc gia và ngay cả của các châu lục với nhau.

Năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 vừa qua là giai đoạn đầy khó khăn của nền kinh tế thế giới nhất là các nền kinh tế phát triển, với một loạt cú sốc lớn, như khủng hoảng tín dụng, cho vay thế chấp và giá xăng dầu, đang khiến kinh tế nhiều nước lâm vào tình trạng điêu đứng và buộc các nhà phân tích phải đưa ra những dự báo u ám về bức tranh kinh tế toàn cầu. Việc suy thối kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu du lịch khi người dân thắt chặt chi tiêu. Trong năm 2008, tăng trưởng của ngành du lịch thế giới tăng nhẹ chỉ 2%(1) nói chung, nói riêng là sự sụt giảm của ngành du lịch được nhận thấy rõ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Một số quốc gia du lịch hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Singgapore giảm sút rõ rệt.

- Tình hình kinh tế Lào và tỉnh Champasak: Sau năm 2000 trở lại đây tình hình kinh tế cả nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên lại, tới năm 2005 mức GDP là 460$/người tăng 1.5 lần so với năm 2000 mỗi năm có tốc độ bình quan khoảng 6.5%. Hiện nay cả nước có mức GDP là 582 $/người, tăng 7.7% so với năm 2007 tốc độ tăng trưởng cũng tăng nhưng tăng nhỏ hơn 0.3% do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu . Do sự phát triển kinh tế của đất nước càng ngày càng phát triển, chúng ta có thế nói được mức sống của người dân được cải thiện, ngoài việc chi tiêu cho các nhu cầu thiết

yếu như ăn ở, đi lại, học hành... thì người dân cũng chi tiêu cho hoạt động giải trí, du lịch ngày càng tăng làm cho du lịch trong nước ngày phát triển nhanh.

Champasak là một tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế mạnh. Mức phát triển kinh tế càng ngày càng tăng, đã tạo ra điệu kiện cho việc phát triển ngành du lịch của tỉnh.

Sau khi chính phủ có chính sách mở cửa, tỉnh Champasak là một tỉnh

đã phát triển kinh tế liên tục, có tốc độ tăng trưởng từ năm 2000 đến 2008 như sau:

Bảng 2.2: GDP bình quân đầu người trong những năm qua của tỉnh Champasak Năm 2000 2005 2006 2007 2008 2009 GDP bình quân đầu người/năm (USD) 234 445 476 495 544 598 GDP bình quân đầu người/năm (1,000 Kip) 3,159 4,741 4,835 4,792 4,515 4,993

Nguồn: Sở kế hoạch tỉnh Champasak, thống kế 2010

Sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính 1997 hai ba năm nền

kinh tế của các nước trong khu vực nói chung và của tỉnh Champasak nói riêng đã được khơi phục lại làm cho nền kinh tế tăng trưởng lại. Chúng ta có thể thấy được trong bảng 2.1 là tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên liên tục. Năm 2009 GDP bình quân đầu người đã tăng 2.5 lần so với năm 2000, tăng khoảng 9.8% so với năm 2008. Trong đó có Nơng nghiệp 40%, Cơng nghiệp 29% và dịch vụ 31%. Như vậy, từ năm 2000 đến hiện nay nền kinh tế phát triển mạnh. Chúng ta thấy được mỗi năm tốc độ tăng trưởng kinh tế đều tăng lên làm cho mức GDP càng ngày tăng lên (tính bằng tiền Dolla), nhưng tỷ lệ lạm phát từ năm 2000 đến 2004 khoảng 13% và từ năm 2005 đến bây giờ

không qua mức 10%. Như vậy, kinh tế chung phát triển, nó là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch của tỉnh Champasak.

Tỉnh Champasak là một tỉnh có mức tăng trưởng đáng kể theo hướng trở thành một trung tâm kinh tế dịch vụ của khu vực. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp và dịch vụ. Tỉnh Champasak có 25 chợ lớn - nhỏ trong đó 4 chợ lớn , có 8 chợ vừa và 13 chợ nhỏ. Ngồi ra cịn có 09 ngân

hàng trong đó 2 ngân hàng thuộc khu vực doanh nghiệp nhà nước, 1 ngân

hàng liên doanh, 3 ngân hàng nước ngoài, 3 ngân hàng thuộc khu vực kinh

tế. Đặc biệt tỉnh Champasak cịn có 03 cửa khẩu trong đó có 02 cửa khẩu quốc tế , đã tạo điều kiện cho việc tổ chức trung tâm thương mại, đầu tư trở thành khu kinh tế quan trọng trong tương lai sắp tới .

Công nghiệp từng bước phát triển, khu cơng nghiệp hình thành như: Pakse. Các hoạt động thương mại phong phú, hình thành hệ thống chợ Lớn như Trung tâm Thương nghiệp chợ Đào Hương và Trung tâm thương mại ... cùng với hệ thống cửa hàng đa dạng, rộng khắp tỉnh, các dịch vụ ngân hàng tương đối tốt. Ngoài ra, các dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ văn phòng, dịch vụ

Internet ... tương đối phát triển và đồng bộ tạo cho tỉnh Champasak trở thành

một trung tâmdịch vụ thực sự của nước.

Nền kinh tế phát triển làm cho người dân trong tỉnh có thu nhập ổn định. Lao động được nghỉ ngày thứ bảy. Đó là thời gian nhàn rỗi để người lao động rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để tiêu thụ sản phẩm du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch.

2.3.1.2 Mơi trường chính trị - xã hội

Tình hình chính trị thế giới trong vài năm ở lại đây có rất nhiều bất ổn, đã đối diện với những thách thức vô cùng to lớn. trong khu vực Đông Nam Á cũng có một số nước có tình hình chính trị bất ổn và không an ninh như Philippin, Indonesia và Thái Lan, đã tạo tâm lý lo ngại cho du khách khi

muốn đi du lịch. Tình hình chính trị Lào nói chung và Champasak nói riêng, sau khi giải phóng đất nước là ổn định, đi theo một đảng là Đảng Nhân dân

Cách mạng Lào. Nên sự ổn định, an ninh của đất nước đảm bảo sẽ tạo điều

kiện thu hút khách du lịch nước ngoài. Theo đánh giá của các tổ chức du lịch nước ngồi, Lào nói chung Champasak nói riêng là điểm đến an tồn và thân thiện. Tỉnh Champasak được đánh giá cao về trình độ dân trí, tiềm lực kinh tế và an ninh xã hội. Do Champasak là một nơi có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế cũng như phát triển ngành du lịch, chính phủ đã ban hành các văn bản như Pháp lệnh về du lịch, các quy định miễn visa cho 8 nước ASEAN (trừ Miên Ma) và miễn visa cho nhân dân Nhật Bản trong vòng 15 ngày.

Ngồi ra, Champasak cịn hợp tác ngoại giao với các tỉnh của nước láng giêng như: Thành phố Huế của Việt Nam, tỉnh Oubon của Thái Lan, tỉnh Xiengteng của Campuchia để học hỏi trao đổi về việc phát triển kinh tế - xã hội, điều này đã mang lại nhiều thuận lợi cho ngành du lịch.

2.3.1.3 Các đối thủ cạnh tranh

Đến hiện nay, Lào vẫn chưa có tên trên danh sách các điểm đến du lịch chính của khu vực Châu Á Thái Bình Dương, trong khi đó các quốc gia khác trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan đã được tổ chức du lịch thế giới xếp vào các danh sách các điểm đến du lịch chính của khu vực. Vậy, so với du lịch ở các nước trong khu vực và trên thế giới, Lào nói chung, Champasak nói riêng chưa thể cạnh tranh được.

Hoạt động du lịch mang tính chất liên ngành, liên vùng nên trong nhiều trường hợp, sự phát triển mang tính đặc thù của từng địa phương sẽ tạo ra khả năng hỗ trợ cho nhau để hình thành các tuyến du lịch phong phú và đa dạng. Tuy nhiên do sự phát triển tương tự và cùng dựa trên những tài nguyên du lịch giống nhau và trình độ gần nhau giữa các tỉnh thành không thể tránh khỏi sự cạnh tranh trong việc thu hút khách, thu hút vốn đầu tư. Với thế mạnh

là du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của du lịch Champasak có thể kể là:

- Đối với thị trường khách du lịch nội địa: Trong khu vực Miền Nam là Champasak đứng đầu về du lịch. Khách du lịch đến từ hầu hết các vùng trong cả nước và nội vùng, nhưng chủ yếu là các tỉnh phía Nam như: Salavan, Sekong, Attapu ... phía Bắc như: Viengchan và các vùng phụ cận.

- Đối với thị trường khách du lịch Quốc tế: Champasak có nhiều đối thủ cạnh tranh trong cả nước như: Luangphabang, Xiengkhoang, Viengchan.

2.3.1.4 Dân cư địa phương

Đến thời điểm năm 2008 Champasak(2) có 615.021 người với 107.092 gia đình. Trong đó có 48 bộ tộc, trong đó là dân tộc thuộc nhóm Lào Lùm nhiều nhất chiếm tỷ trọng 85%, cịn lại là thuộc nhóm Lào Thơng. Nhóm Lào Lùm thích sống ở vùng thấp như vùng đồng bằng Champasak, sinh sống bằng nghề nông, làm ruộng nước, cấy lúa nếp, công nghiệp và thương mại nhưng ruộng vẫn là chủ yếu. Nhóm Lào Lùm đi theo phật giáo, đáng chủ ý nhất là kho tàng văn học dân gian, văn học thành văn được bảo vệ đến ngày nay. Nhóm Lào Thơng thường sống trên những ngọn núi cao (cao nguyên Boraven), sinh sống bằng nương rẫy, trồng ngô, lúa. Trên rẫy cịn trồng bơng, rau quả...Người Lào Thơng cũng thờ đa thần, cúng tổ tiên, một số vùng còn thờ vật tổ nhưng chỉ ở mức kiêng kỵ không ăn và không giết mổ. Trong thời chiến tranh với Pháp, đạo Thiên chúa đã xâm nhập vào Lào cũng như tỉnh Champasak, ở Pakse có một nhà thơ và có mấy bộ tộc đã đi theo đạo Thiên chúa phần lớn là thuộc nhóm Lào Thơng.

Mặc dù kinh tế đã phát triển, xã hội văn minh, người dân Lào vẫn cịn có sự tín ngưỡng. Theo người Lào các vị thần có liên quan mật thiết đến sản

xuất, thương mại, đời sống của con người như: trời, đất, nước, mưa, nắng, sấm, sét...Tục Thờ thần đã có từ lâu nhưng không thống nhất giữa các địa phương trong việc thờ cúng. Cùng với việc Thờ thần linh người dân còn thờ Ma (Phỉ). Người dân quan niệm rằng mỗi vật đều có linh hồn, vật có thể bị hủy diệt, nhưng linh hồn thì khơng có thể nhập vào một vật thể nào đó có uy lực để trở thành vật linh thiêng.

Người dân Champasak có tính cách nổi bật, dễ thấy nhất trong lần đầu tiếp xúc là thân thiện, hiền lành, nhân hậu. Điều này thể hiện từ nét mặt, trang phục cũng như trong lời đối thoại, trao đổi khiến người mới đến dễ cảm thấy an lịng, dù rằng khơng biết người đó là ai. Trong gia đình Lào, rất ít sự to tiếng, mắng chửi giữa vợ chồng, con cái. Ngoài xã hội, người Lào đi đứng từ tốn, không chen lấn, tránh xa sự xung đột. Nhưng đặc biệt là người dân Champasak hay người dân miền Nam Lào là người to tiếng, cười nói vui vẻ, nói thật làm thật.

2.3.2 Phân tích tác động của các yếu tố bên trong.

2.3.2.1 Công tác quản lý nhà nước về du lịch.

Sở du lịch tỉnh Champasak chịu sự quản lý của Tổng cục du lịch, chịu trách nhiệm khai thác và giám sát về đường lối phát triển của ngành trên địa bàn tỉnh Champasak.

Sở du lịch có chức năng tham mưu cho Ủy Ban Nhân Dân tỉnh về phát triển du lịch. Sở có nhiệm vụ xây dựng cơng tác quy hoạch đầu tư cho du lịch. Ở tuyến huyện có phịng cơng thương quản lý các mảng du lịch, thương mại, giao thông và xây dựng trên địa bàn.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành, Sở có chức năng hỗ trợ, hướng dẫn và giám sát chứ không can thiệp trực tiếp.

Du lịch đã được lãnh đạo tỉnh Champasak xác định là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế của Tỉnh. Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đến năm 2010 là từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng lấy du lịch - dịch vụ làm ngành kinh tế mũi nhọn để khai thác lợi thế và tạo động lực cho phát triển kinh tế.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Champasak lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2006 - 2010) đã xác định tập trung phát triển, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, với mức tăng trưởng bình quân trên 13%/năm. Trong đó, Tỉnh ưu tiên phát triển các nhóm ngành: Tài chính, ngân hàng, thương mại; vận tải, bưu chính viễn thơng - cơng nghệ thơng tin, dịch vụ y tế, giáo dục, nhất là dịch vụ du lịch.

Ngồi ra, tỉnh cũng có chính sách khuyến khích việc liên doanh liên

kết đầu tư trong nước và nước ngoài để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch và thiết lập thêm các tour mới thu hút khách du lịch đến Champasak.

Về việc phát triển các ngành nghề liên quan đến du lịch thì những năm trở lại đây, các ngành nghề thủ công truyền thống ở Champasak từng bước được vực dậy nhờ vào sự quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ của các cấp chính quyền. Một số chính sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ sản xuất kinh doanh, khuyến khích và hỗ trợ xuất khẩu trực tiếp hàng hóa và dịch vụ, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư cho các làng nghề, ưu đãi về thuê đất, ưu đãi về thuế.

2.3.2.2 Quy hoạch và họat động đầu tư vào ngành du lịch

Trong những năm qua, lãnh đạo tỉnh Champasak đã thực hiện chính sách kinh tế cởi mở nhằm tạo điệu kiện cho các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển du lịch tỉnh.

Quy hoạch phát triển chung của tồn tỉnh có khoảng 28 dự án (quy

ngành du lịch, trong đó là các dự án phát triển khu du lịch, các lồi hình du lịch, sản phẩm du lịch, cơ sở hạ tầng và công việc xúc tiến quảng bá du lịch cho tỉnh. Còn các dự án xây dựng cơ sở kỹ thuật cho ngành du lịch có vốn đầu tư khoảng 120,300 triệu Kịp trong đó là đầu tư vào khu vực khách sạn nhiều nhất chiểm tỷ trọng 74% của tổng số vốn, vốn này là vốn từ các hộ kinh doanh tư nhân.

Đến hiện này, Ủy ban nhân dân tỉnh Champasak đã phê duyệt và cho tiến hành thực hiện 15 dự án cho việc phát triển nói chung và ngành du lịch nói riêng. Trong đó, sở du lịch thực hiện 7 dự án, sở giao thông và xây dựng 4 dự án, sở nông nghiệp 2 dự án và sở thơng tin - văn hóa 2 dự án.

Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt tỉnh Champasak thực hiện được như sau:

- Đã triển khai được 20 khu du lịch trở thành khu du lịch chính của tỉnh như: Các khu du lịch thác nước gồm có: thác Khonphapheng, thác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh champasak nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào đến năm 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)