Kinh nghiệm phát triển du lịch tại các nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh champasak nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào đến năm 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 32)

1.4 Thực tiễn và kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số quốc gia

1.4.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch tại các nƣớc

Trung Quốc: Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch Trung Quốc là Cục Du lịch Quốc gia Trung Quốc, dưới sự chỉ đạo của Quốc Vụ viện (Chính phủ). Đứng đầu Cục Du lịch Quốc gia là Cục trưởng. Trung Quốc đã định hướng chiến lược phát triển trong 20 năm qua và đã tạo nên một bước đột phá trong lịch sử về nguồn khách đa dạng và phong phú. Nếu nghiên cứu kỹ, có lẽ dễ dàng nhận ra ngành du lịch Trung Quốc đã chọn cho mình một hướng đi đúng. Đó là sự nâng cao chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế, thủ tục hành chính gọn nhẹ, giao thơng thuận lợi, giá cả hợp lý, sản phẩm du lịch theo chuyên đề và rất đa dạng.

Du lịch văn hóa - di tích lịch sử: là một yếu tố cực kỳ quan trọng của ngành du lịch Trung Quốc, là quốc gia có nền văn hố lâu đời - đa dạng phong phú và đã giữ gìn, bảo tồn tốt như phong tục tập quán dân tộc, Vạn lý trường thành... Du lịch xanh là một chủ đề chính của ngành du lịch Trung Quốc, được ra đời từ năm 1999. Trung Quốc đã tổ chức hội thảo về: Phát triển du lịch bền vững; Quản lý và phát triển du lịch sinh thái của từng địa phương; Xây dựng và truyền bá những thuận lợi của các tiện nghi du lịch. Kết quả của những hội thảo ấy đã hướng Trung Quốc đi vào việc phát triển du lịch

sinh thái và xem đây là một trong những cách tác động trực tiếp và tích cực

đến việc phát triển bền vững. Chính phủ Trung Quốc xác định du lịch là một trong những trọng điểm tăng trưởng kinh tế mới; là một ngành kinh tế trọng điểm, trụ cột cần ưu tiên đầu tư phát triển. Để quản lý và phát triển tốt ngành du lịch, các chính sách về du lịch của Trung Quốc không ngừng được ban

hành, điều chỉnh và hoàn thiện. Trung Quốc đề ra phương châm chỉ đạo phát triển du lịch là tăng cường phát triển du lịch Inbound (đưa khách du lịch quốc tế vào), khuyến khích du lịch nội địa, phát triển du lịch Outbound (đưa khách du lịch ra nước ngoài) vừa phải. Những hoạt động trên là chính sách và thực tiễn của ngành du lịch Trung Quốc đã thực hiện thành công trong việc thu hút du khách quốc tế. Và đem lại những thành quả tốt, tỷ lệ du khách đã tăng lên liên tục, như trong năm 2007 đạt được 54.7 triệu du khách tăng 9.6% so với năm 2006, và đem lại thu nhập mức 41.9 tỷ USD tăng 23.5%.

Trung Quốc phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành một cường quốc về du lịch trên thế giới. Trong quá trình phát triển ngành du lịch, Trung Quốc chủ yếu phát triển mơ hình nhà nước và lấy đó làm chủ đạo với hai nội dung chính: một là Nhà nước và các địa phương dựa vào bộ máy quản lý hành chính quản lý du lịch là chủ yếu để chỉ đạo phương hướng, chính sách phát triển của các doanh nghiệp du lịch, tổ chức và tuyên truyền xúc tiến, quản lý thị trường; hai là phát huy tính chủ động tích cực của chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp tỉnh trong việc phối hợp các lực lượng, phát triển mạnh du lịch các địa phương.

 Malaysia: Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch Malaysia là Cục Xúc tiến Du lịch thuộc Bộ Văn hóa - Nghệ thuật và Du lịch, bao gồm các bộ phận: Vụ Phát triển, Vụ Xúc tiến, Vụ Nghiên cứu và Đào tạo, Vụ quản lý Hội thảo quốc tế, Vụ Tổng hợp, Các Văn phịng tại nước ngồi và các Trung tâm

Thông tin. Ngành du lịch nước này tập trung phát triển du lịch với bảo vệ các

giá trị văn hóa, truyền thống. Malaysia đã xây dựng và phát triển du lịch văn hóa trên cơ sở phù hợp của cộng đồng địa phương theo hướng bền vững. Bộ văn hóa - Nghệ thuật và Du lịch của Malaysia đã xác định mục tiêu phát triển chủ đạo của ngành du lịch là hướng tới phát triển bền vững trên cơ sở bảo tồn các nguồn quý hiếm, duy trì đa dạng sinh học và phát huy bản sắc văn hóa Malay truyền thống nhưng khơng phủ nhận sự pha trộn của các dịng văn hóa

ngoại nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch bền vững và độc đáo. Malaysia rất coi trọng công tác quảng bá sản phẩm du lịch trên cơ sở đa dạng sản phẩm - thỏa mãn khách hàng. Đồng thời, Chính phủ Malaysia thường xuyên nâng cấp trang thiết bị cho ngành du lịch (mỗi năm chi hàng triệu Ringgit cho cơng tác này) và duy trì phát triển văn hóa dân tộc, bảo vệ mơi trường sinh thái.

 Thái Lan: Thái Lan là một trong những điểm thu hút khách du lịch

nhiều nhất trong khu vực, chỉ đứng sau Trung Quốc và Malaysia, bởi lẽ ưu thế quyết định của Thái Lan là nền kinh tế phát triển, đồng thời chất lượng dịch vụ khách sạn lại khá tốt. Thái Lan có bộ máy quản lý nhà nước về du lịch trong Bộ thể thao và Du lịch và các chính sách vĩ mơ được thực hiện bởi các cơ quan Bộ. Cơ cấu tổ chức của Bộ theo ngành dọc đến địa phương chỉ theo vùng, đại diện vùng đặc trách đối với nhiều tỉnh.

Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 1997 - 2003, Thái Lan đã xác định phát triển du lịch theo hai hướng ưu tiên chính là: bảo vệ, bảo tồn các nguồn tài nguyên và tài sản du lịch, phục vụ cho phát triển du lịch.

Chính phủ đã phát động phong trào khơi phục lại giá trị nguyên bản của văn hóa và đất nước của họ, kêu gọi các làng mạc ở vùng nông thôn giữ nguyên vẻ đẹp nguyên sơ, bảo vệ cây cối, giảm thiếu tiếng ồn và giữ gìn phong cách kiến trúc Thái Lan. Mặt khác, cơ quan du lịch Thái Lan cũng hỗ trợ các cộng đồng bản địa duy trì sức hấp dẫn của các điểm du lịch, phối hợp với Cục bảo tồn rừng từ các cơ quan liên quan ở địa phương triển khai các chương trình giáo dục đào tạo và nâng cao nhận thức về du lịch cho mọi tầng lớp dân cư. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch được thực hiện bởi các cơ quan du lịch Thái Lan. Các cơ quan du lịch Thái Lan hoạt động chuyên nghiệp gồm các đại diện vùng và các văn phòng đại diện ở nước ngồi.

Ngồi ra, Thái Lan cịn xây dựng nhiều chương trình rất sáng tạo và độc đáo để thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, Thái Lan cịn thiết lập những

chương trình quảng cáo, khuyến mãi rầm rộ, có sức thu hút cao như chương

trình Thái - Amazing, Du lịch kiến tạo nên hịa bình, "Road Show" quảng bá

mạnh mẽ tại Tokyo, Osaka, "Luck is in the Air" nhằm đẩy mạnh lượng khách đến Thái Lan bằng chương trình khuyến mãi vé của Thái Airways...

Việt Nam: Việt Nam hiện đang được đánh giá là điểm đến an toàn nhất trong khu vực và là đất nước có nhiều tiềm năng về du lịch. Từ năm 2003, du lịch Việt Nam thường xuyên tổ chức sự kiện năm du lịch quốc gia, mỗi năm một chủ đề nhằm khơi dậy phát huy tiềm năng du lịch của từng vùng miền để thu hút khách. Ngành du lịch Việt Nam đã đạt được những kết quả cao trong những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2008 ngành du lịch Việt Nam đã thu hút hơn 3.8 triệu lượt khách quốc tế và thu được 60,000 tỷ đồng. Những thành tựu này do sự nỗ lực của chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương và đặc biệt là các cơ quan ngành du lịch Việt Nam. Sau đây ra một số vấn đề rút ra được trong quá trình phát triển du lịch Việt Nam:

- Từng bước xây dựng chiến lược phát triển du lịch dài hạn, đặc biệt là có sự điều chỉnh kịp thời theo từng giai đoạn.

- Từng bước xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực theo hướng chuyên mơn hóa du lịch.

- Tận dụng tốt nhữngthế mạnh như ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế cao và hình ảnh quốc gia được nâng cao.

- Đã phát huy được vài trị của cơng tác tun truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, đặc biệt là việc hướng đến khai thác thế mạnh về du lịch mua sắm, du lịch hội nghị - hội chợ - triển lãm, du lịch sinh thái, du lịch di tích lịch sử.

- Sản phẩm du lịch ngày càng đa dang hóa, các cơng ty kinh doanh du lịch đã thành lập tour du lịch liên vùng.

- Việt Nam đang xác định xu hướng phát triển du lịch theo hướng phát triển du lịch bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh champasak nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào đến năm 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)