CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2. Dự án thí điểm mơ hình sản xuất rau theo hướng GAP tại xã Nhuận Đức, huyện
2.2.2. Tình hình sản xuất rau an toàn tại Xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi và dự án
và dự án thí điểm mơ hình GAP:
Xã Nhuận Đức nằm phía Đơng – Bắc huyện Củ Chi, cách thị trấn Củ Chi khoảng 20 km và cách trung tâm TP.HCM khoảng 60 km. Phía Bắc giáp xã An Nhơn Tây và tỉnh Bình Dương; Phía Nam giáp xã Tân Thơng Hội, Phú Hồ Đơng; Phía Đơng giáp tỉnh Bình Dương; Phía Tây giáp xã Trung Lập Hạ. Xã gồm 9 ấp là: Đức Hiệp, Bàu Cạp, Bàu Chứa, Bàu Trịn, Ngã Tư, Canh Lý, Xóm Bưng, Bàu Trăn, ấp Bến Đình. Trung tâm hành chính xã đặt tại ấp Ngã Tư.
Xã Nhuận Đức có địa hình tương đối bằng phẳng có cao độ từ 6 đến 13 m, chia làm 3 vùng: gò cao, triền và trũng thấp. Trên vùng gò tập trung là đất thổ cư, vườn tạp; vùng triền và vùng trũng là vùng sản xuất nơng nghiệp chính của xã. Đất vùng gị và vùng triền có thể trồng rau quanh năm. Vùng gị thích hợp trồng ở mùa mưa và vùng triền thích hợp trồng ở mùa khô. Đối với vùng trũng ở những nơi có cao trình cao và mực nước ngầm -100 cm có thể trồng rau ở mùa khơ, nhưng ở các vùng có cao trình thấp và mực nước ngầm - 50cm thích hợp cây lúa nước hoặc cây rau mặt nước
Kết quả phân tích lý hóa tính đất cho thấy đất ở tầng canh tác thuộc vùng qui hoạch sản xuất rau an toàn là đất nghèo mùn, pH thấp, các nguyên tố khoáng N, P, K đều thấp. Điều này chứng tỏ đất cả ba vùng gò, triền và trũng của Nhuận Đức chua, thiếu hữu cơ và nghèo dinh dưỡng.
Do vậy, canh tác trên vùng đất này, nhất là cây đòi hỏi dinh dưỡng cao như các chủng loại rau, song song với việc sản xuất cần có chương trình cải tạo đất ln phiên.
Nhuận Đức có đường giao thơng, điện cho sản xuất, sinh hoạt tương đối tốt. Tuy nhiên hệ thống điện nội đồng phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp chưa có. Hệ thống tưới được bêtơng hố và phủ gần như toàn xã. Hệ thống tiêu chưa hồn chỉnh và các tháng có mưa nhiều (tháng 8 đến tháng 10 hàng năm) vùng trũng của các ấp
Bàu Chứa, Bàu Tròn, Bàu Cạp và Đức Hiệp thường bị ngập úng kéo dài 4 – 5 ngày mỗi đợt mưa to.
Diện tích tự nhiên là 2.160 ha, trong đó đất sản xuất nơng nghiệp là 1.802 ha chiếm 83,4% (có 100 ha tại ấp Bàu Trăn được quy hoạch cơng nghiệp). Bình qn đất tự nhiên/nhân khẩu là 0,22 ha, đất nông nghiệp là 0,21ha/nhân khẩu (tương ứng con số này của toàn huyện Củ Chi là 0,16 ha và 0,13 ha).
Có trên 80% nơng hộ có ruộng ở cả 3 vùng gò, triền và trũng và nông dân thường luân chuyển vị trí gieo trồng theo thời vụ trong năm tuỳ thuộc thời tiết và nguồn lực.
+ Diện tích canh tác bình qn: 5.000 m2/hộ
+ Cây rau phổ biến: Ớt, dưa leo, các loại đậu, bầu bí .
+ Tiêu thụ sản phẩm: Thương nhân thu mua rau là người địa phương và thu mua theo giá thị trường.
+ Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất rau tương đối tốt, có 1 đại lý và 4 cửa hàng vật tư nơng nghiệp.
+ Có 86,36 % số hộ đã tham dự tập huấn sản xuất rau an toàn và 30,9 % số hộ đã tham dự huấn luyện chuyên sâu qui trình sản xuất rau an toàn. Tuổi đời bình qn của nơng dân được cấp giấy chứng nhận là 43 tuổi, trong đó nam chiếm 92 %, và nữ chỉ có 8 %.4
Trình độ canh tác rau của nông dân * Kỹ thuật canh tác:
- Nông dân có kinh nghiệm chủ yếu trồng các loại rau ăn trái như dưa leo, khổ qua, bầu bí và ớt, chỉ có một số ít nơng dân có kinh nghiệm trồng nhóm rau ăn lá (rau muống, cải). Biện pháp xử lý đất chủ yếu theo phương pháp truyền thống là cày lật phơi đất và bón vơi.
- Hầu hết nông sử dụng màng phủ nông nghiệp trồng rau ăn trái.
- Nông dân sử dụng giống F1; sử dụng phân chuồng (phơi khô), tro để bón lót và bón thúc bằng NPK và có một số có sử dụng bổ sung phân bón qua lá.
* Kỹ thuật BVTV:
- Trình độ nhận dạng sinh vật hại và thiên địch: Đa số nông dân được điều tra đều gọi tên và mô tả khá chính xác triệu chứng, cách gây hại của một số sinh vật hại rau phổ biến. Riêng về thiên địch rất ít nơng dân nhận biết và hiểu lợi ích của nhóm này.
- Tình hình sử dụng thuốc BVTV: Qua điều tra của chi cục BVTV, phần lớn nông dân chọn đúng chủng loại thuốc, các thuốc trừ sâu nhóm sinh học, nhóm độc II, III đã được nơng dân lựa chọn và sử dụng cho rau. Phần lớn nông dân điều tra pha chế thuốc theo khuyến cáo ghi trên nhãn tuy nhiên vẫn còn trường hợp phun nhiều bình hơn so với khuyến cáo.