1.3.3.3 .Sử dụng các công cụ để tìm kiếm nguồn vốn
1.4. Hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động của Cơng ty tài chính
1.4.3. Đảm bảo khả năng thanh toán
Đảm bảo khả năng thanh tốn cho Cơng ty tài chính chính là việc các cơng ty cần phải giữ lại một phần dự trữ dưới hình thức các tài sản có tính thanh khoản cao để đáp ứng nhu cầu dự trữ bắt buộc và thực hiện các cam kết tài chính của mình như:
- Nhu cầu chi trả của Cơng ty tài chính (hay cịn gọi là luồng ra – cầu về thanh khoản) được đo bằng sự gia tăng của tiền gửi đến hạn phải trả, các hợp đồng đã ký phải thực hiện, lãi trả cho các khoản nợ, chi phí hoạt động của cơng ty như chi phí lương, điện, nước,…
- Nguồn để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản (còn gọi là luồng vào-cung về thanh khoản) bao gồm các khoản tiền gửi, tiền vay huy động được, tín dụng đến hạn hồn trả, lãi tín dụng, chứng khốn có thể bán, các khoản vay mượn có thể chiết khấu hoặc có thể bán, thu nhập bán các dịch vụ.
Nếu luồng vào nhỏ hơn luồng ra có nghĩa là cơng ty tài chính đang trong tình trạng thâm hụt thanh khoản, hay khơng đảm bảo được khả năng thanh tốn.
Nếu luồng vào lớn hơn luồng ra có nghĩa Cơng ty tài chính đang ở trong tình trạng thặng dư thanh khoản.
Tóm lại, các Cơng ty tài chính ln phải đối mặt và giải quyết một trong hai trạng thái thanh khoản thặng dư hay thâm hụt. Trong trường hợp thặng dư, có một sự đánh đổi giữa khả năng thanh khoản và khả năng sinh lợi bởi cơng ty tài chính phải chi trả lãi cho các nguồn vốn vay mượn, chi phí giao dịch để tìm nguồn, chi phí cơ hội dưới hình thức lợi nhuận tương lai bị mất đi do phải bán các tài sản có sinh lời, do đó sẽ làm giảm lợi nhuận của Cơng ty tài chính.
Vì thế, việc dự báo đúng về luồng ra và duy trì khe hở thanh khoản (bằng chênh lệch giữa luồng ra và luồng vào) xấp xỉ bằng không là cách quản lý thanh khoản tích cực, có ý nghĩa với hoạt động kinh doanh của bất cứ Cơng ty tài chính nào và nó được thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá khả năng thanh tốn như sau:
· Hệ số thanh khoản
Các Cơng ty tài chính thường xuyên phải thỏa mãn các nhu cầu chi trả bao gồm nợ trên thị trường liên ngân hàng, các khoản nợ khác cũng như các khoản thanh tốn ra ngồi cơng ty tài chính được lập bởi khách hàng, các khoản chi trả khi đến hạn của trái phiếu, kỳ phiếu, tiết kiệm, tiền gửi, kể cả các khoản tiền rút trước hạn,…
Tổng tài sản có thanh tốn ngay Hệ số thanh khoản= Các khoản nợ phải trả
Trong đó:
- Tài sản có thanh toán ngay: các khoản cho vay sẽ thu trong kỳ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu, tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương và các ngân hàng đại lý, các khoản cho vay trên thị trường liên ngân hàng sẽ thu trong kỳ, các khoản tín dụng sẽ nhận từ Ngân hàng Trung ương và các ngân hàng khác.
- Các khoản nợ phải trả: Nợ tiền gửi khơng kỳ hạn sẽ thanh tốn trong kỳ, nợ tiền gửi có kỳ hạn, nợ tiết kiệm sẽ chi trả trong kỳ, các khoản nợ trên thị trường liên ngân hàng sẽ thanh toán trong kỳ, các khoản tín dụng sẽ cấp cho các ngân hàng khác theo thoả thuận trong hợp đồng.
• Hệ số giới hạn huy động vốn
Vốn chủ sở hữu(1) Hệ số giới hạn huy động vốn=
Tổng nguồn vốn huy động (2)
18
Hệ số này nhằm mục đích giới hạn mức huy động vốn của công ty tài chính, tránh tình trạng huy động vốn q nhiều vượt quá mức bảo vệ của vốn chủ sở hữu, làm cho ngân hàng có thể mất khả năng chi trả.
· Hệ số vốn tối thiểu so với tài sản có rủi ro (Hệ số CAR)
Trong đó: Tổng giá trị tài sản có rủi ro quy đổi = S ( Tài sản có nội bảng*hệ số rủi ro) + S (Tài sản ngoại bảng*Hệ số chuyển đổi*hệ số rủi ro).
Mỗi loại tài sản có một mức rủi ro khác nhau và tỷ lệ này do các cơ quan quản lý và kiểm soát hoạt động ngân hàng quy định.
· Ý nghĩa của các hệ số
Mức độ rủi ro mà các cơng ty tài chính được phép mạo hiểm trong sử dụng vốn cao hay thấp tuỳ thuộc vào độ lớn vốn chủ sở hữu của công ty tài chính.
· Nếu hệ số CAR=9%: cơng ty tài chính có một tỷ lệ hợp lý giữa vốn chủ sở hữu với mức độ rủi ro trong sử dụng tài sản.
· Nếu hệ số CAR>9%: mức độ rủi ro thấp, cơng ty tài chính sử dụng vốn kém hiệu quả vì sử dụng vốn quá an tồn, có thể bị giảm sút lợi nhuận. Nguyên nhân:
· Vốn dự trữ quá nhiều so với vốn đưa vào kinh doanh.
Hệ số vốn Vốn chủ sở hữu
tối thiểu so = với tài sản Tổng giá trị tài sản rủi ro quy đổi rủi ro
· Chú trọng vào tài sản sinh lời có mức độ rủi ro thấp nên lợi nhuận không cao.
· Tổ chức tín dụng tăng vốn quá nhanh trong khi tốc độ đầu tư và cho vay tăng chậm hơn.
· Nếu hệ số CAR<9%: mức độ rủi ro lớn, vốn chủ sở hữu khơng đủ sức bảo vệ cơng ty tài chính khi rủi ro xảy ra. Nguyên nhân:
· Vốn chủ sở hữu quá thấp so với quy mô sử dụng vốn của cơng ty tài chính
· Vốn dự trữ q thấp còn vốn đưa vào kinh doanh chiếm tỷ trọng quá lớn.
· Chú trọng các khoản cho vay khơng có đảm bảo và đầu tư vào chứng khốn các cơng ty nhiều hơn, thay vì đầu tư vào chứng khốn do chính phủ phát hành.
Ngoài ra, hiệu quả quản trị nguồn vốn của một Cơng ty tài chính cịn được phản ánh thơng qua việc duy trì được tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) bằng hoặc lớn hơn mức dự kiến của Cơng ty tài chính đó.