1.3.3.3 .Sử dụng các công cụ để tìm kiếm nguồn vốn
1.4. Hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động của Cơng ty tài chính
1.4.4. Đảm bảo tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)
Cơng ty tài chính là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, đầu vào và đầu ra trong hoạt động kinh doanh của chúng đều là tiền tệ. Bên cạnh đó, vốn hoạt động của Cơng ty tài chính chủ yếu khơng phải từ vốn chủ sở hữu mà là vốn huy động nên chi phí đầu vào chính là chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động và thu nhập đầu ra chính là thu nhập từ lãi cho vay.
Tỷ lệ thu nhập lãi cân biên (NIM) = (Thu nhập lãi-chi phí lãi) /Tổng tài sản có sinh lời *100
Trong đó:
· Thu nhập lãi: lãi cho vay, đầu tư, lãi tiền gửi các tổ chức tín dụng khác, lãi đầu tư chứng khốn,…
· Chi phí lãi: lãi trả cho hoạt động huy động vốn, đi vay, phát hành giấy tờ có giá,…
· Tổng tài sản có sinh lời = Tổng tài sản có - (Tiền mặt + Tài sản cố định).
Như vậy, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của Cơng ty tài chính chịu sự tác động của nhiều yếu tố như:
· Những thay đổi trong lãi suất.
· Những thay đổi trong mức chênh lệch giữa lãi thu từ tài sản có và chi phí phải trả lãi cho tài sản nợ.
· Những thay đổi về giá trị tài sản nhạy cảm với lãi suất mà cơng ty tài chính nắm giữ khi mở rộng hay thu hẹp quy mơ hoạt động của mình. · Những thay đổi về cấu trúc của tài sản có và tài sản nợ mà cơng ty tài
chính thực hiện khi tiến hành chuyển đổi tài sản nợ và tài sản có giữa lãi suất cố định và lãi suất thay đổi, giữa kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài, giữa tài sản mang lại thu nhập thấp với tài sản mang lại thu nhập cao. Trên thực tế, chúng ta thấy rằng hầu hết các nhà quản trị ở các Công ty tài chính hay các tổ chức tín dụng khác khơng thể dự báo chính xác lãi suất thị trường vì việc dự báo chính xác lãi suất thị trường cần phải có khả năng dự báo
những thay đổi trong sự đánh giá của thị trường đối với tất cả những nhân tố cấu thành của lãi suất gồm lãi suất thực của các chứng khốn khơng có rủi ro và phần bù rủi ro cho vay. Do đó, các Cơng ty tài chính phải chấp nhận rằng là khơng thể kiểm sốt và dự báo chính xác về lãi suất nên phải tìm những biện pháp bảo vệ để đối phó với rủi ro lãi suất, nhằm mục tiêu bảo vệ tỷ lệ thu nhập lãi cận biên dự kiến của Cơng ty tài chính. Để thực hiện mục tiêu này, chúng ta cùng xem xét cách phòng chống rủi ro lãi suất thơng qua việc xác định và kiểm sốt khe hở nhạy cảm lãi suất của các cơng ty tài chính.
· Quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất
Để thực hiện quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất, Cơng ty tài chính cần tiến hành phân tích kỳ hạn, định giá lại các cơ hội gắn với những tài sản sinh lời của cơng ty tài chính, những khoản tiền gửi cũng như những khoản vốn vay trên thị trường. Tại bất cứ thời điểm nào, Cơng ty tài chính có thể tự bảo vệ trước những thay đổi của lãi suất bằng cách đảm bảo cân bằng sau:
Trong đó:
· Tài sản nhạy cảm lãi suất là những tài sản có có thể được định giá lại khi lãi suất thay đổi: các khoản cho vay sắp đến hạn, các khoản cho vay và chứng khốn có lãi suất thả nổi,…
· Nợ nhạy cảm lãi suất là những khoản vốn mà lãi suất được điều chỉnh theo điều kiện thị trường: các khoản huy động ngắn hạn, các khoản huy động có lãi suất thả nổi,…
Giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất = giá trị nợ nhạy cảm với lãi suất
Khi giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất và giá trị nợ nhạy cảm lãi suất không cân bằng, khe hở nhạy cảm lãi suất được hình thành:
Trong mỗi giai đoạn kế hoạch (ngày, tuần, tháng,…), nếu giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất lớn hơn giá trị nợ nhạy cảm lãi suất, ta có khe hở nhạy cảm lãi suất dương hay khe hở nhạy cảm tài sản. Và ngược lại, nếu giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn giá trị nợ nhạy cảm lãi suất, ta có khe hở nhạy cảm âm hay khe hở nhạy cảm nợ.
Trường hợp R=0: giá trị tài sản nhạy lãi suất bằng giá trị nợ nhạy cảm lãi suất. Khi lãi suất tăng hay giảm cũng không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của cơng ty tài chính.
Trường hợp R>0: giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất lớn hơn giá trị nợ nhạy cảm lãi suất. Khi lãi suất thị trường tăng, lợi nhuận của cơng ty tài chính sẽ tăng. Và ngược lại, khi lãi suất thị trường giảm, thu nhập từ lãi giảm nhanh hơn chi phí lãi phải trả, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện làm giảm lợi nhuận của cơng ty tài chính.
Trường hợp R<0: giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn giá trị nợ nhạy cảm lãi suất. Khi lãi suất thị trường giảm, lợi nhuận của công ty tài chính sẽ tăng. Và ngược lại, khi lãi suất thị trường tăng, thu lãi tăng chậm hơn chi phí lãi, rủi ro lãi suất xuất hiện làm giảm lợi nhuận của cơng ty tài chính.
Như vậy:
· Khi R=0: Rủi ro lãi suất không xuất hiện
Khe hở nhạy cảm lãi suất (R)=Giá trị TS nhạy cảm LS-Giá trị nợ nhạy cảm LS
· Khi R>0: Rủi ro lãi suất xuất hiện khi lãi suất thị trường giảm vì NIM giảm. Lúc đó, cơng ty tài chính có thể khơng làm gì vì có thể lãi suất sẽ tăng lại hoặc ổn định; hoặc kéo dài kỳ hạn của tài sản có hoặc thu hẹp kỳ hạn của danh mục tài sản nợ; hoặc tăng tài sản nợ nhạy cảm lãi suất hoặc giảm tài sản có nhạy cảm lãi suất.
· Khi R<0: Rủi ro lãi suất xuất hiện khi lãi suất thị trường tăng vì NIM giảm. Lúc đó, cơng ty tài chính có thể khơng làm gì vì có thể lãi suất sẽ giảm hoặc ổn định; hoặc thu hẹp kỳ hạn của tài sản có hoặc kéo dài kỳ hạn của danh mục tài sản nợ; hoặc giảm tài sản nợ nhạy cảm lãi suất hoặc tăng tài sản có nhạy cảm lãi suất.
Nếu Cơng ty tài chính tin vào khả năng dự báo lãi suất của mình, họ thường xuyên thay đổi khe hở nhạy cảm lãi suất, đặt Cơng ty tài chính vào trạng thái nhạy cảm tài sản nợ hoặc nhạy cảm tài sản có. Đây được gọi là phương pháp quản lý khe hở năng động:
Những dự đoán của cơng ty tài chính về sự thay đổi của lãi suất
Giá trị khe hở nhạy cảm lãi suất
tối ưu
Phản ứng của các nhà quản lý
Kết quả nếu dự đoán đúng
Lãi suất thị trường
tăng Khe hở dương
- Tăng tài sản nhạy cảm lãi suất - Giảm nợ nhạy cảm lãi suất
Thu nhập lãi từ tài sản có sẽ tăng nhiều hơn chi phí trả lãi
DThu nhập = Khe hở nhạy cảm lãi suất * D Lãi suất
Lãi suất thị trường
giảm Khe hở âm
- Giảm tài sản nhạy cảm lãi suất. - Tăng nợ nhạy cảm lãi suất
Chi phí trả lãi cho các khoản nợ sẽ giảm nhiều hơn thu lãi
Tuy nhiên, chiến lược quản lý năng động buộc các cơng ty tài chính phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn vì khả năng dự đốn đúng chiều hướng thay đổi của lãi suất rất thấp nên phần lớn các cơng ty tài chính chỉ sử dụng để phịng ngừa rủi ro chứ khơng phải để tăng thu nhập.
Các tổ chức tín dụng lớn ngày nay thường sử dụng máy vi tính để xác định giá trị tài sản có nhạy cảm lãi suất và giá trị tài sản nợ nhạy cảm lãi suất trong những khoảng thời gian khác nhau và quản lý mức độ nhạy cảm lãi suất dựa trên quan điểm quản lý rủi ro và dựa trên sự nhạy cảm về rủi ro của những người quản lý tổ chức tín dụng.Sự lựa chọn thời gian để phân tích hồn tồn tuỳ theo từng tổ chức tín dụng.
Kết luận chương 1: Như vậy, công tác quản trị nguồn vốn và hiệu quả
quản trị nguồn vốn là vấn đề luôn được các cơng ty tài chính quan tâm hàng đầu hiện nay. Trên cơ sở lý thuyết về quản trị nguồn vốn và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động, các cơng ty tài chính tuỳ vào đặc điểm về phạm vi, quy mô hoạt động, năng lực quản lý, …mà vận dụng các lý thuyết đó một cách thích hợp và có cách đánh giá đúng hiệu quả quản trị nguồn vốn của mình. Chúng ta sẽ căn cứ cơ sở lý thuyết của Chương 1 này để xem xét đánh giá thực trạng công tác quản trị nguồn vốn hiện nay tại Tổng cơng ty Tài chính Cổ Phần Dầu Khí Việt Nam. Qua đó học viên sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả quản trị nguồn vốn tại Tổng cơng ty Tài chính Cổ Phần Dầu Khí Việt Nam ở Chương 3.
CHƯƠNG 2
--o0o--
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI TỔNG CỐNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN