- Góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khác phát hành.
- Đầu tư cho các dự án theo hợp đồng.
- Tham gia thị trường tiền tệ.
- Thực hiện các dịch vụ kiều hối, kinh doanh vàng.
- Làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác cho các doanh nghiệp;
- Được quyền nhận uỷ thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư, kể cả việc quản lý tài
sản, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng;
- Cung cấp dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính, tiền tệ, đầu tư cho khách hàng;
- Cung cấp dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác;
- Thực hiện một số hoạt động ngoại hối theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối;
- Thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước;
- Các hoạt động khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2.2. Thực trạng nguồn vốn huy động của Tổng cơng ty Tài chính Cổ phần Dầu Khí Việt Nam 2.2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động theo hình thức huy động 2.2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động theo hình thức huy động
Bảng 2.1. Cơ cấu huy động theo loại hình tiền gửi
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
2006 2007 2008 2009 9th/10
Loại tiền gửi
Số tiền %TN Số tiền %TN Số tiền %TN Số tiền %TN Số tiền %TN
TG, vay các TCTD 4,645 27.7% 13,987 32.7% 5,409 13.9% 20,140 34.7% 5,767 10.4% TG của các TCKT, CN 296 1.8% 144 0.3% 209 0.5% 1,768 3.0% 3,508 6.3% Vốn tài trợ ủy thác 7,861 46.8% 17,514 41.0% 22,208 56.9% 21,708 37.4% 28,432 51.1% Phát hành GTCG 665 4.0% 2,192 5.1% 3,609 9.3% 5,292 9.1% 6,477 11.6% Khác 3,317 19.8% 8,904 20.8% 7,563 19.4% 9,130 15.7% 11,467 20.6% Tổng nguồn (TN) 16,784 100.0% 42,740 100.0% 38,998 100.0% 58,038 100.0% 55,651 100.0%
(Nguồn: Báo cáo số dư lãi suất bình quân năm của PVFC từ năm 2006-Q3/10)
Hình 2.1. Biểu đồ tăng trưởng vốn huy động từ năm 2006-Quý 3/2010
27
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy, tốc độ tăng tổng nguồn vốn huy động của PVFC có sự thay đổi lớn qua các năm.
Nếu như năm 2006, tổng số dư huy động bình quân của PVFC chỉ đạt 16,784 tỷ đồng thì đến năm 2007 tổng số dư huy động bình quân của PVFC đạt mức 42,740 tỷ đồng, tăng 254.6% so với năm 2006. Nguyên nhân là do trong năm 2007, PVFC được nhận hai khoản vốn uỷ thác của Tập đồn Dầu Khí Việt Nam với tổng giá trị là 10.664 tỷ đồng để đi đầu tư dự án, cho vay trong ngành; Ngoài ra, số dư huy động khác cũng tăng đột biến do trong năm 2007 PVFC đã thực hiện vay từ tài khoản trung tâm của Tập đồn Dầu khí Việt Nam 8,054 tỷ đồng theo Quyết định số 3448/QĐ-DKVN ngày 5 tháng 7 năm 2005. Theo đó, Cơng ty được sử dụng vốn từ tài khoản này để đầu tư và cho vay đối với các dự
án trung và dài hạn với tổng mức đầu tư tối đa cho từng dự án là 500 tỷ đồng, thời hạn sử dụng là đến ngày 31/12/2007. Sau đó, Tập đồn đã gia hạn thời hạn sử dụng đến 31/12/2008 theo Quyết định số 6668/DKVN-TCKT ngày 06 tháng 11 năm 2007; Năm 2007 cũng là năm PVFC có số dư huy động từ các tổ chức tín dụng khác tăng cao, tăng 301.1% so với năm 2006. Số dư phát hành giấy tờ có giá trong năm 2007 cũng tăng do PVFC đã phát hành 1,500 tỷ đồng trái phiếu Tài chính Dầu Khí thời hạn 5 năm với lãi suất cố định là 8.6%/năm.
Trong năm 2008, tổng số dư huy động của PVFC bị giảm so với năm 2007 chủ yếu là do giảm số dư đi vay, nhận gửi từ các tổ chức tín dụng khác. Nguyên nhân là do thị trường tiền tệ năm 2008 có nhiều biến động, Ngân hàng Trung ương thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ với hàng loạt các biện pháp như: phát hành tín phiếu bắt buộc để hút tiền trong lưu thong về, chuyển tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng về Ngân hàng Trung ương, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, mở rộng biên độ tỷ giá hối đối, khống chế dư nợ tín dụng,… Điều này đã làm cho hầu hết các tổ chức bị lâm vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản trầm trọng.
Sang năm 2009, mặc dù thị trường nguồn vốn cũng còn khá căng thẳng nhưng PVFC đã có nhiều nỗ lực trong công tác huy động vốn. Tổng số dư huy động vốn trong năm 2009 tăng gần 20.000 tỷ đồng, bằng 148.8% so với năm 2008 nhờ Tổng công ty đã thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, đẩy mạnh cơng tác chăm sóc khách hàng. Vì vậy, nguồn vốn huy động trong năm 2009 đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh, đảm bảo tính thanh khoản trong hoạt động của Tổng công ty; Trong năm 2009 tỷ trọng nguồn tiền gửi, vay từ các tổ chức tín dụng của Tổng công ty là 20,140 tỷ đồng, chiếm 34.7% tổng
nguồn vốn huy động và tăng 14,731 tỷ đồng, đạt 372.3% so với năm 2008. Tuy nhiên, đây là nguồn vốn thường khơng ổn định, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên nguồn vốn huy động này thường tăng giảm thất thường. Vì vậy, về lâu về dài Tổng công ty nên giảm tỷ trọng nguồn vốn huy động từ tổ chức tín dụng, tránh tình trạng phụ thuộc quá mức vào nguồn vốn này; Một nguồn vốn khác cũng khá ổn định và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động đó là vốn tài trợ uỷ thác. Đây là một trong những sản phẩm huy động chủ lực của PVFC. Trong năm 2009, tổng số vốn tài trợ uỷ thác huy động được của PVFC là 21,708 tỷ, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động 37.4%. Tuy nhiên, so với năm 2008 con số này đã bị giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã rút về một phần vốn uỷ thác.
Tính đến q 3/2010, tổng số dư huy động bình quân của PVFC đạt mức 55,651 tỷ đồng. Trong đó, số dư đi vay, nhận gửi từ các tổ chức tín dụng giảm đáng kể. Số dư nhận uỷ thác tài trợ tăng hơn 7,000 tỷ do Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam vừa uỷ thác cho PVFC đẩy mạnh hoạt động cho vay, đặc biệt là cho vay các dự án trong ngành Dầu khí. Số dư tiền gửi ở các loại hình khác khơng có sự thay đổi nhiều so với năm trước.
2.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn và loại tiền huy động
35
Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn và loại tiền huy động
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
2006 2007 2008 2009 Q3/2010
Kỳ hạn loại
tiền Số dư %/TSD Số dư %/TSD Số dư %/TSD Số dư %/TSD Số dư %/TSD
1. Nguồn vốn ngắn hạn 6,509 38.8% 21,119 49.4% 15,645 40.1% 37,785 65.1% 22,729 40.8% - Nội tệ 5,515 30.7% 19,201 44.9% 13,572 34.8% 30,818 53.1% 14,963 26.9% - Ngoại tệ 1,355 8.1% 1,918 4.5% 2,073 5.3% 6,967 12.0% 7,766 14.0% 2. Nguồn vốn trung dài hạn 10,275 61.2% 21,621 50.6% 23,353 59.9% 20,253 34.9% 32,922 59.2% - Nội tệ 7,502 44.7% 18,541 43.4% 18,569 47.6% 15,357 26.5% 25,835 46.4% - Ngoại tệ 2,774 16.5% 3,079 7.2% 4,784 12.3% 4,896 8.4% 7,088 12.7% Tổng số dư (TSD) 16,784 100.0% 42,740 100.0% 38,998 100.0% 58,038 100.0% 55,651 100.0%
((Nguồn: Báo cáo số dư lãi suất bình quân của PVFC từ năm 2006-Quý 3/2010)
Từ bảng số liệu trên ta thấy, ngoại trừ năm 2009, tỷ lệ nguồn vốn trung dài hạn của PVFC luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động được và phần lớn là nguồn nội tệ. Ngoại trừ năm 2009, nguồn vốn trung dài hạn luôn
tăng trưởng trưởng đều và ngày càng cao cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, tốc độ tăng
trưởng nguồn vốn ngoại tệ huy động của PVFC từ năm 2006 đến quý 3/2010 không đều và không ổn định.
36
Sự tăng trưởng của số dư nguồn vốn ngắn hạn của PVFC qua các năm cũng không ổn định. Nguyên nhân chủ yếu do tỷ lệ nguồn vốn đi vay, nhận gửi từ các tổ chức tín dụng chiếm tỷ lệ cao trong nguồn vốn huy động ngắn hạn của PVFC. Số dư loại tiền gửi này thường không ổn định nên đã làm cho số dư nguồn vốn ngắn hạn của PVFC lên xuống bất thường qua các năm.
2.3. Thực trạng công tác quản trị nguồn vốn huy động của Tổng cơng ty Tài chính Cổ Phần Dầu Khí Việt Nam (PVFC)
2.3.1.Chiến lược về nguồn vốn và sử dụng vốn của Tổng cơng ty Tài chính Cổ Phần Dầu Khí Việt Nam(PVFC)
2.3.1.1. Chiến lược về nguồn vốn
Công tác tạo nguồn vốn phải xuất phát từ cầu để lo cung là chủ yếu, sau đó kết hợp từ khả năng, điều kiện về vốn mà lo đầu ra (cầu), đồng thời phải xuất phát từ tình hình thực tiễn của Việt Nam (môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường xã hội và tâm lý, môi trường đối ngoại…)
Công tác nguồn vốn phải quán triệt quan điểm: phát huy nội lực cao nhất, vốn trong nước là quyết định (phải chiếm tỷ trọng trên 50%), vốn nước ngoài là quan trọng (chiếm dưới 50%). Ln có biện pháp nâng tỷ trọng vốn tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đoàn thể và đơn vị sự nghiệp...coi đó là tư tưởng chiến lược trong cơ cấu nguồn vốn, đồng thời với việc tăng lượng vốn huy động tiền gửi (tiết kiệm, uỷ thác quản lý vốn, trái phiếu…) từ các tầng lớp dân cư…để tạo mặt bằng vốn luân chuyển vững chắc.
Coi việc khai thác triệt để các nguồn vốn dưới mọi hình thức, dưới nhiều kênh khác nhau vừa là nhiệm vụ lâu dài, vừa là yêu cầu mang tính giải pháp tình thế hiện nay, đồng thời lo tầm xa với việc chuẩn bị lực lượng, đội ngũ, điều kiện để tham thị trường vốn dài hạn.
Mục tiêu và yêu cầu của công tác nguồn vốn là:
• Đảm bảo thường xun khả năng thanh tốn chi trả
• Đáp ứng cao nhất nhu cầu vốn của các khách hàng, đặc biệt là các khách hàng trong ngành dầu khí, phục vụ nhu cầu vốn phát triển các dự án của Tập đồn dầu khí quốc gia Việt Nam.
37
· Mở rộng và phát triển các loại dịch vụ, sản phẩm của một tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
· Từng bước nâng cao tỷ trọng vốn trung và dài hạn trong cơ cấu tổng nguồn vốn.
· Đa dạng hoá nguồn vốn, đa dạng hố hình thức, phương thức, biện pháp huy động vốn qua các kênh.
· Khai thác sử dụng vốn, kinh doanh vốn một cách có hiệu quả nhất, tăng lưu lượng và tốc độ luân chuyển vốn, hệ số sinh lời trên một đồng vốn.
· Xây dựng chiến lược kinh doanh, mà trước hết là chiến lược vốn, thực hiện trung tâm điều hành về vốn nhanh chóng, kịp thời, có hiệu quả đồng thời bảo đảm tính an tồn (điều hành, điều phối, điều hoà)
2.3.1.2. Chiến lược sử dụng vốn
Đa dạng hố các sản phẩm, loại hình đầu tư kinh doanh chủ yếu là trong lĩnh vực đầu tư phát triển, đặc biệt là các lĩnh vực đầu tư phát triển của Tập đồn Dầu khí quốc gia Việt Nam, nhưng đồng thời cũng phải mở rộng thị trường vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ khác của các nhóm khách hàng khác ngoài các khách hàng trong Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Đặc biệt coi trọng phát triển các dịch vụ có tỷ suất lợi nhuận cao.
Chủ động, tích cực tìm kiếm tập trung đầu tư vào các dự án và các doanh nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, thu hồi vốn nhanh. Coi trọng chất lượng hơn số lượng; lấy hiệu quả, an toàn là tiêu chuẩn hàng đầu để xem xét sử dụng vốn.
Gắn chiến lược sử dụng vốn với chiến lược huy động vốn: thực hiện phương châm “Đi vay để cho vay”; “Thu nợ để cho vay”; “Lấy ngắn nuôi dài,
lấy dài để hỗ trợ ngắn”; sử dụng tổng hoà các loại nguồn vốn, để hình thành lãi suất hồ đồng, có tính cạnh tranh cao”
Trong tất cả các hoạt động dịch vụ: “Công ty tuyệt đối không chạy theo doanh số mà thỏa hiệp với những rủi ro tiềm ẩn”. Trong tín dụng đầu tư phát triển: “Tôn trọng nguyên tắc vị trí độc lập, khách quan của cơng ty, tuyệt đối không thỏa hiệp với bất kỳ sức ép nào, từ phía nào làm ảnh hưởng tới chất lượng, đe doạ an tồn về tín dụng và khả năng vay trả của khoản vay”.
Mở rộng liên doanh, liêt kết, đồng tài trợ các dự án có hiệu quả thực thi và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ về an tồn tín dụng, bảo lãnh, hạch tốn kế tốn và chi tiêu tài chính đúng theo qui định của pháp luật.
2.3.2. Quản trị nguồn vốn huy động tại Tổng cơng ty Tài chính Cổ Phần Dầu Khí Việt Nam (PVFC)
Hiện nay, việc quản trị nguồn vốn huy động của PVFC được thực hiện theo các nội dung của Quy chế quản lý dịng tiền của Tổng cơng ty. Cơ chế quản trị nguồn vốn trong quy chế quản lý dòng tiền là cơ chế quản trị vốn tập trung tại Phòng quản lý nguồn vốn đặt tại Hội sở tổng công ty. Các chi nhánh và các ban kinh doanh trực thuộc hội sở trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với Hội sở chính (thơng qua trung tâm vốn). Hội sở chính sẽ mua toàn bộ các khoản vốn các chi nhánh và các ban kinh doanh huy động về và bán vốn để các chi nhánh và các ban kinh doanh sử dụng cho hoạt động cho vay, đầu tư và các hoạt động sử dụng vốn khác. Từ đó, thu nhập và chi phí của từng đơn vị được xác định thơng qua việc mua bán vốn với Hội sở chính. Tập trung rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất về Hội sở chính.
2.3.2.1. Mục đích của Quy chế quản lý dòng tiền
39
40
- Quy chế quản lý dòng tiền là một trong những cơ sở để điều hành hoạt động kinh doanh của PVFC một cách thống nhất, bài bản, có hiệu quả nhằm củng cố và nâng cao vị thế của Tổng công ty trên thị trường.
- Cơng tác quản lý dịng tiền đảm bảo cho khả năng thanh tốn chính xác, kịp thời, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu nội bộ và nhu cầu kinh doanh của Tổng công ty, đảm bảo an tốn, hạn chế rủi ro từ phía đối tác và thị trường; đạt mục tiêu hiệu quả của toàn Tổng cơng ty. Quy chế quản lý dịng tiền giúp PVFC quản trị nguồn vốn trên toàn hệ thống đáp ứng cho các mục tiêu sử dụng vốn phù hợp với định hướng và kế hoạch kinh doanh, đảm bảo các giới hạn an tồn theo quy định, kiểm sốt rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất trong hoạt động của Tổng công ty.
- Giúp quản lý nguồn vốn và sử dụng vốn hiệu quả, đạt được các chỉ tiêu kế hoạch tài chính của Tổng cơng ty.
- Phát huy lợi thế kinh doanh của các chi nhánh trên các địa bàn khác nhau.
- Phân bổ thu nhập, chi phí vốn một cách khách quan, cơng bằng để đánh giá đúng mức độ đóng góp của các đơn vị vào thu nhập chung của toàn hệ thống.
2.3.2.2. Nội dung của Quy chế quản lý dòng tiền
Thứ nhất là quản trị nguồn vốn tập trung và thống nhất. Nguồn vốn được quản lý theo nguyên tắc tập trung, cả hệ thống là một bảng tổng kết tài sản thống nhất và duy nhất, không tồn tại nghiệp vụ cân đối vốn tại các đơn vị kinh doanh qua cơ chế mua bán vốn nội bộ
Thứ hai là về công tác cân đối dịng tiền có các nội dung chính sau: