Quy mô tăng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33 - 34)

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN TỔNG QUAN

2.1 Thực trạng hoạt động Ngân hàng thương mại Việt Nam

2.1.1 Quy mô tăng vốn

Vốn của Ngân hàng thể hiện năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh. Ngân hàng có vốn lớn thì khả năng cấp vốn lớn, có thể cải tiến cơng nghệ, phát triển mạng lưới và cung cấp những sản phẩm dịch vụ tốt. Tuy nhiên vốn điều lệ của các NHTM hiện nay còn quá nhỏ bé , vốn thấp, năng lực tài chính hạn chế, do đó làm tình hình tài chính của một số NHTM khơng lành mạnh, rủi ro hoạt động cao và năng lực cạnh tranh thấp. Để nâng cao khả năng tài chính cho các Ngân hàng, NHNN đã ra Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP về danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng do Chính phủ ban hành, đối với ngân hàng TMCP,

mức vốn pháp định áp dụng cho đến cuối năm 2008 là 1.000 tỷ đồng và áp dụng cho đến cuối năm 2010 là 3.000 tỷ đồng.

Theo quy định này thì rất nhiều ngân hàng TMCP đang phải gấp rút thực hiện kế hoạch tăng vốn để đáp ứng đủ mức vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng như Ngân hàng Mỹ Xuyên, vốn điều lệ hiện tại 500 tỷ đồng; Ngân hàng Gia Định vốn điều lệ 500 tỷ

đồng, Ngân hàng Đại Á 500 tỷ đồng, Ngân hàng Kiên Long 580 tỷ đồng …

Để bảo đảm an tòan họat động, theo định hướng quản lý rủi ro của Ngân

hàng Nhà nước một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất là quy mô về vốn mà thước đo cơ bản chính là hệ số an tồn vốn (vốn tự có/tổng tài sản có rủi ro,

Capital Adequacy Ratio – CAR) là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính của các ngân hàng. Chỉ tiêu này được dùng để xác định khả năng của ngân hàng trong việc thanh tốn các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, đến năm 2008, hệ số an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng phải đạt 8%, theo tiêu chuẩn của Basel I do Ủy ban giám sát các ngân hàng Basel ban hành. Tuy nhiên, trên thế giới, việc áp dụng hệ số an toàn vốn tối thiểu hiện phổ biến theo tiêu chuẩn của Basal II với mức 12%.

Bảng 2.1: Hệ số an toàn vốn của một số ngân hàng.

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Hệ số an toàn vốn của một số ngân hàng tính đến cuối năm 2007 (đơn vị: %)

Vietcombank BIDV Agribank MHB ACB Sacombank EAB

(Đông á)

12 6,7 7,2 9,44 6,19 11,07 14,36

Với quy mô vốn thấp và tỷ lệ an tồn vốn dưới mức thơng lệ quốc tế như hiện nay của ngân hàng thương mại Việt Nam, chúng ta đã bị hạn chế về khả năng tín dụng, tài trợ cho hoạt động kinh doanh cũng gặp rất nhiều cản trở, khó

mở rộng phạm vi hoạt động và đổi mới công nghệ ngân hàng, và càng khó hơn

trong việc cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài ngay trên lãnh thổ Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)