Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34 - 36)

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN TỔNG QUAN

2.1 Thực trạng hoạt động Ngân hàng thương mại Việt Nam

2.1.2 Tình hình huy động vốn

Nhiều năm qua (trước 2007), môi trường kinh tế cùng với nền chính trị ổn

định, nền kinh tế phát triển một cách căn bản vững chắc và có chuyển hướng theo

chiều sâu, nền tài chính quốc gia ổn định, lạm phát được kiểm soát, tỷ giá tương

đối ổn định, đời sống người dân có chiều hướng được nâng cao, tỷ lệ tiết kiệm

ngày càng có xu hướng gia tăng mạnh . Sự phát triển của hệ thống ngân hàng đã thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển, tạo ra môi trường mới và những kênh huy

động quan trọng cho phát triển kinh tế, NHNN đã chỉ đạo các TCTD tăng cường

các hình thức huy động vốn với nhiều loại kỳ hạn khác nhau, mở rộng mạng lưới huy động vốn và sử dụng nhiều hình thức đa dạng như phát hành trái phiếu, kỳ

phiếu ngân hàng. Tình hình huy động vốn của một số ngân hàng được thể hiện qua hình bảng sau:

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của một số ngân hàng 2006-2007 (tỷ đồng)

Chỉ tiêu BIDV Vietcom bank Agribank Sacom bank ACB MHB Năm 2006 116.862 152.579 233.337 34.591 29.390 16.409 Năm 2007 243.055 159.528 305.671 55.692 55.283 25.129 Huy động vốn Tăng trưởng (%) 117 104 131 161 188 153

(Nguồn:Báo cáo thường niên năm 2006, 2007 của các ngân hàng BIDV, ACB Vietcombank, VietinBank, MHB, Agribank)

- Các NHTM với phương châm “ đi vay để cho vay” đã ngày càng chú trọng đến việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, từ khơng kỳ hạn đến có kỳ hạn với nhiều thời hạn khác nhau như chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm bằng VNĐ và bằng ngoại tệ; tiết kiệm có bảo đảm giá trị theo vàng; Tiết kiệm kèm theo các hình thức khuyến mãi như Du lịch, tặng tiền, dự thưởng; kỳ phiếu NHTM bằng VNĐ và ngoại tệ ; trái phiếu NHTM, tiết kiệm xây dựng nhà ở . Hiện nay hầu hết các ngân hàng đã thực hiện chuyển đổi cơng nghệ theo hướng hiện đại hố gửi tiền một nơi, lĩnh ở nhiều nơi, Ngân hàng Nhà nước đã phát triển kênh thanh toán bù trừ, kênh chuyển tiền CITAD tại một số thành phố lớn đã giảm thời gian và giảm phí chuyển tiền. Dù vậy 6 tháng đầu năm 2008 nền kinh tế có nhiều điều

kiện bất lợi, trên thị trường tài chính nguồn vốn trở nên khan hiếm nên cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, 6

tháng đầu năm nay chúng ta đã chứng kiến những cuộc chạy đua lãi suất huy động vốn giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam. Hiện nay mức lãi suất huy động vốn cao nhất của các NHTM phổ biến ở mức 18,5%/năm đối với tiền gửi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)