4. Tổng quan
4.1.1 Inter-VLAN Routing bằng một router ngoài
Nếu một switch hỗ trợ nhiều VLAN nhưng không có chức năng của lớp 3 là định tuyến gói tin giữa các VLAN, thì switch đó phải kết nối với một router ngoài. Mô hình này thực sự hiệu quả, bằng cách dùng chung một liên kết trunk giữa switch và router, dữ liệu trên các VLAN được lưu thông, các gói tin được định tuyến bởi router. Liên kết trunk này phải dùng chuẩn kết nối Fast Ethernet trở lên để hỗ trợ chuẩn đóng gói Inter-Switch Link (ISL), trong khi chuẩn 802.1Q chỉ cần chuẩn kết nối 10-Mb Ethernet.
Hình 4.1 Truyền gói tin từ VLAN tới router qua đường Trunk.
Trong Hình 4.1 trên, máy khách ở VLAN 10 cần thiết lập một phiên làm việc với máy chủ ở VLAN 20. Việc này yêu cầu dữ liệu phải được định tuyến giữa các VLAN :
SVTH: TRẦN THỊ CA- 49THM Page 55
Bước Công việc
1 Router nhận gói tin từ cổng giao tiếp phụ của VLAN 10
2 Router thực hiện xử lý lớp 3 dựa trên địa chỉ đích.
3 Router tiến hành xác định danh tính VLAN dựa vào thông tin header của lớp 2 trên gói tin
4 Router định tuyến gói tin đến đúng cổng giao tiếp phụ của VLAN 20
Với Inter-VLAN routing, router nhận các khung dữ liệu đã được gán định danh VLAN từ switch (vd : VLAN 10). Nó liên kết khung dữ liệu với cổng giao tiếp phụ thích hợp với VLAN đó, sau đó giải mã payload của khung dữ liệu (gói tin IP). Router thực hiện xử lý lớp 3 dựa trên địa chỉ đích được chứa trong gói tin IP để quyết định chuyển tiếp gói tin cho cổng giao tiếp phụ nào. Lúc này, gói tin IP được đóng gói bằng chuẩn 802.1Q (hoặc ISL) và được gán định danh VLAN (vd : VLAN 20) và sau đó được chuyển đi theo liên kết trunk đến switch.
Trong Hình 4.1 trên, router nhận các gói tin từ VLAN này và chuyển tiếp chúng cho VLAN khác. Để có thể thực hiện chức năng inter-VLAN routing, router phải biết cách đi đến mọi VLAN. Router dành riêng một đường kết nối logic (cổng giao tiếp phụ) cho mỗi VLAN, các chuẩn ISL hoặc 802.1Q trunking phải được áp dụng trên đường kết nối vật lý giữa router và switch.
Bảng định tuyến sẽ hiển thị các kết nối trực tiếp đến tất cả các mạng con liên kết với VLAN, đã được cấu hình trên các cổng giao tiếp phụ của router. Router phải học cách định tuyến đến các mạng không được cấu hình kết nối trực tiếp thông qua các giao thức định tuyến động (Dynamic routing protocol)
SVTH: TRẦN THỊ CA- 49THM Page 56 Inter-VLAN routing bằng router ngoài đều có ưu điểm và nhược điểm riêng:
Ưu điểm :
Việc triển khai đơn giản.
Không yêu cầu đến các dịch vụ của lớp 3.
Router cung cấp chức năng liên lạc giữa các VLAN
Nhược điểm :
Vì chỉ dùng một liên kết vật lý nên có thể gây tác nghẽn mạng.
Độ trễ lớn hơn so với sử dụng một switch lớp 3.