Quyết định cổng được chỉ định

Một phần của tài liệu MẠNG CHUYỂN MẠCH đa lớp và ỨNG DỤNG (Trang 46 - 51)

3. Spanning-tree protocol (giao thức tránh lặp)

3.1.2.3Quyết định cổng được chỉ định

Mỗi đoạn mạng trên một bridge có một cổng được chỉ định, cổng này có chức năng nhận và gửi lưu lượng đến đoạn mạng kia và bridge gốc. Nếu chỉ có một cổng nắm giữ lưu lượng trên mỗi liên kết, thì tất cả vòng lặp bị phá bỏ. Bridge chứa cổng được chỉ định được gọi là designated bridge cho đoạn mạng đó.

3.1.3 Các trạng thái của STP.

Sau khi bridge phân chia được các cổng như cổng gốc, cổng được chỉ định và cổng không được chỉ định, thì việc tạo ra cấu trúc mạng chứa loop-free không phức tạp lắm, cổng gốc và cổng được chỉ định chuyển tiếp lưu lượng, trong khi cổng không được chỉ định thì khóa lưu lượng. Việc chuyển tiếp và khóa chỉ là 2 trạng thái thông thường trong mạng, bảng 3.2 mô tả 5 trạng thái của STP.

SVTH: TRẦN THỊ CA- 49THM Page 47

Trạng thái Mục đích

Chuyển tiếp (forwading)

Gửi và nhận dữ liệu người dùng

Học hỏi (learning) Xây dựng bảng bridge

Lắng nghe (listening) Xây dựng cấu trúc mạng “active”

Khóa (blocking) Chỉ nhận các BPDU

Vô hiệu hóa (disable) Các cổng bị down

Bảng 3.2: Các trạng thái của STP

3.1.4 Cấu hình STP.

Cấu hình Switch priority cho VLAN.

Bạn có thể cấu hình switch priority và có thể làm cho switch đó được lựa chọn làm root switch.

Để có thể cấu hình Switch priority cho switch các bạn có thể thực hiện những câu lệnh sau:

Ví dụ:

Distribution1 (config)# spanning-tree vlan 10 priority 16384

Distribution2 (config)# spanning-tree vlan 10 priority 8192

SVTH: TRẦN THỊ CA- 49THM Page 48

Cấu hình chi phí cho các đường đi (Path Cost).

Giá trị mặc định của spanning-tree path cost được lấy từ tốc độ đường truyền của một interface. Nếu trọng hệ thống mạng có loop xảy ra, spanning tree sẽ sử dụng cost khi chọn một interface để đưa interface đó về trạng thái forwarding. Bạn có thể gán giá trị cost thấp hơn cho một interface khi bạn muốn chọn interface đó lần đầu tiên và giá trị cost cao hơn cho một interface khác khi bạn muốn chọn interface đó ở lần cuối cùng. Nếu tất cả các interface có cùng một giá trị cost, spanning tree sẽ đưa interface có giá trị cost thấp nhất trở về trạng thái forwarding và blocks những interface còn lại. Ví dụ:

SVTH: TRẦN THỊ CA- 49THM Page 49

Cấu hình độ ưu tiên cho port của switch (Port Priority)

Nếu hiện tượng loop xảy ra trong hệ thống mạng, giao thức spanning tree sẽ sử dụng port priority khi chọn mộ interface và đưa interface đó trở về trạng thái forwarding. Bạn có thể gán giá trị priority cao hơn cho những interface mà bạn muốn chọn đầu tiên và giá trị priority thấp hơn cho những interface bạn muốn chọn cho những lần sau. Nếu tất cả các interface đều có cùng giá trị priority, spanning tree sẽ đưa một interface có giá trị priority thấp nhất về trạng thái forwarding và blocks những interface còn lại.

Ví dụ:

Switch (config)# interface fa0/4

Switch (config-if)# spanning-tree port-priority 112

Switch (config-if)# spanning-tree vlan 2 port-priority 112 Switch (config-if)# end.

SVTH: TRẦN THỊ CA- 49THM Page 50 Khi bạn cấu hình một switch với vai trò là secondary root, thì switch đó sẽ được điều chỉnh lại priority từ giá trị mặc định thành giá trị 28672. Switch này sẽ trở thành root switch trong một vlan khi mà root switch trở nên không hoạt động hoặc bị lỗi.

Bạn có thể thực thi câu lệnh này trên nhiều switch để cấu hình nhiều switch giữa vai trò dự phòng cho root switch: spanning-tree vlan vlan-id root primary ở chế độ global configuration. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ:

Switch (config)# spanning-tree vlan 2 root secondary. Switc (config)# end

Cấu hình một Switch trở thành Root Switch.

Để cấu hình một switch trở thành một root cho một vlan, sử dụng câu lệnh spanning-tree vlan vlan-id root ở chế độ global configuration để sửa đổi switch priority từ giá trị mặc định (32768) thành một giá trị thấp hơn.

Ví dụ:

Switch (config)# spanning-tree vlan 2 root primary Switch (config)# end

Hiển thị trạng thái Spanning-Tree.

Switch # show spanning-tree active Switch # show spanning-tree detail

Switch # show spanning-tree interface fa0/10 Switch # show spanning-tree summary

3.2 Etherchannel 3.2.1 Khái niệm:

EtherChannel công nghệ Cisco ® dựa theo tiêu chuẩn 802.3 full- duplex Fast Ethernet.

SVTH: TRẦN THỊ CA- 49THM Page 51

 Cung cấp tốc độ cao bằng cách gộp link lên đến 80Gbps.

 Vẫn được duy trì nếu có 1 link fail.

 Tránh loop: Một packet broadcast (or multicat) sẽ không được gửi lại các cổng thành viên ehterchannel.

3.2.2 Lợi ích.

 Sử dụng hết tài nguyên băng thông mạng hiện có.

 Thể hiện tính linh hoạt đáp ứng được nhiều nền tảng: router, switch, large UNIX servers, PC-based Web servers.

 Load balancing-failover.

 Khả năng phục hồi và hội tụ nhanh chóng.

 Dễ quản lý(ciscowork, EtherChannel-aware).

3.2.3 Các công nghệ.

 Fast Ethernet links: 1-8 link, không phụ thuộc loại phương tiện.

 Chuẩn cho các thiết bị trên nền khác nhau.

 Redundancy (Dự phòng): không phức tạp,quản lý ngang hàng,không ảnh hướng tới bên thứ 3, liên kết nhiều Ethernet links riêng rẻ trước đó. Cấu hình :cli,snmp

 Có hai giao thức được dùng để hình thành nên EtherChannel PagP và LACP.

o PagP: là giao thức độc quyền Cisco.

o LACP: được định nghĩa trong IEEE 802.3ad.

Một phần của tài liệu MẠNG CHUYỂN MẠCH đa lớp và ỨNG DỤNG (Trang 46 - 51)