Trích lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 72)

5. Cấu trúc nội dung nghiên cứu

3.2.6. Trích lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro:

- Ngân hàng phải thường xuyên thực hiện phân loại tài sản “Có”, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro trong hoạt động, trong đó có hoạt động tín dụng

nhằm chủ động xử lý rủi ro xảy ra, làm lành mạnh hóa tài chính của ngân hàng. - Việc phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng quỹ dự phịng rủi ro trong hoạt động Ngân hàng của các tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của

ngân hàng nhà nước trong từng thời kỳ.

Hiện tại, ngân hàng tiến hành phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng theo Quyết định số 493/2005/QDD-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc ngân hàng nhà nước.

Khi ngân hàng có đủ khả năng về tài chính và đáp ứng đầy đủ điều kiện theo Quyết định số 493/2005/QDD-NHNN, đồng thời nhằm tiến dần tới thông lệ quốc tế và đáp ứng các quy định của Ủy ban Basel 2, việc phân loại tài sản có và trích lập dự phịng rủi ro được tiến hành theo phương pháp định tính. Theo đó, các tổ chức tín dụng phải xây dựng và được ngân hàng nhà nước phê duyệt Chính sách trích dự phịng rủi ro và Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trên cơ sở đánh giá tình hình

kinh tế, khả năng trả nợ của khách hàng cũng như khả năng tài chính của bản thân tổ chức tín dụng. Quy định phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo phương pháp này thể hiện đúng bản chất của việc dự phòng các tổn thất, rủi ro của hoạt động ngân hàng. Các tài sản có được dự phịng rủi ro theo chất lượng và khả

năng tổn thất thật sự của tài sản, giúp ngân hàng đối phó kịp thời với các tài sản có xu hướng rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)