III. Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương
4. Nguyên tắc của Basel về quản trị rủi ro tín dụng:
4.1. Nguyên tắc 1:
Hội đồng quản trị có trách nhiệm phê duyệt và định kỳ xem xét chiến lược về rủi ro tín dụng và các chính sách về rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Chiến lược về rủi ro tín dụng phản ánh mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng với mức sinh lời nhất định mà ngân hàng kỳ vọng. Chiến lược cần thể hiện tuyên bố của ngân hàng trong việc sẵn sàng cấp tín dụng dựa trên loại hình rủi ro tiềm năng, ngành kinh tế, vị trí địa lý, dịng tiền, kỳ hạn và mức sinh lời dự kiến. Chiến lược cũng có thể xác định thị trường mục tiêu và các đặc tính tổng quát mà ngân hàng muốn đạt được trong danh mục tín dụng.
4.2. Nguyên tắc 2:
Ban điều hành có trách nhiệm thực hiện chiến lược chấp nhận một tỷ lệ nợ xấu được Hội đồng quản trị phê duyệt, phát triển các chính sách, thủ tục nhằm
phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm sốt nợ xấu. Các chính sách và thủ tục này cần nhằm vào rủi ro nợ xấu phát sinh trong mọi hoạt động của ngân hàng, ở cấp
Các thủ tục, quy trình, văn bản cần được xây dựng, triển khai cũng như các trách nhiệm phê duyệt, xem xét khoản cho vay cần được phân định rõ ràng và phù hợp.
4.3. Nguyên tắc 3:
Các ngân hàng cần xác định và quản trị rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình. Đối với các sản phẩm và hoạt động mới, ngân hàng cần xây dựng biện pháp quản trị rủi ro và kiểm soát phù hợp trước khi được đưa vào sử dụng hoặc triển khai và phải được Hội đồng quản trị phê duyệt.
Điều quan trọng là Ban điều hành cần xác định rằng các nhân viên liên
quan trong bất kì hoạt động nào có rủi ro tín dụng, cho dù là đã thực hiện hay là hoạt động mới, cơ bản hay phức tạp, điều phải có đủ năng lực thực hiện với
những tiêu chuẩn cao nhất và tuân thủ các chính sách và thủ tục của ngân hàng.
4.4. Nguyên tắc 4:
Các ngân hàng phải hoạt động trong phạm vi các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh được xác định rõ ràng. Những tiêu chí này cần chỉ rõ thị trường mục tiêu của ngân hàng và đồng thời ngân hàng phải hiểu biết rõ về khách hàng vay vốn cũng như mục đích và cơ cấu của khoản tín dụng. Hay nói cách khác các tiêu chí cần chỉ rõ đối tượng khách hàng đủ tiêu chuẩn được cấp tín dụng, các loại hình tín dụng và các điều khoản và điều kiện cấp tín dụng.
4.5. Nguyên tắc 5:
Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng và nhóm khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình rủi ro tín dụng khác nhau
nhưng có thể so sánh và theo dõi được trong sổ sách kế toán của ngân hàng và sổ sách kế toán kinh doanh, nội bản và ngoại bản.
Cần xây dựng giới hạn đối với các ngành, lĩnh vực kinh tế, khu vực địa lý và các sản phẩm cụ thể. Cũng như các giới hạn rủi ro trong mọi lĩnh vực hoạt
động của ngân hàng mà có liên quan đến rủi ro tín dụng. Những giới hạn này
giúp bảo đảm các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng đa dạng. Giới hạn tín
dụng là rất quan trọng trong quản lý tồn bộ hộ sơ rủi ro tín dụng hoặc rủi ro đối tác của một ngân hàng. Để có hiệu quả, các giới hạn này cần mang tính ràng buộc và không đi theo nhu cầu của khách hàng.
4.6. Nguyên tắc 6: