Nhà Nước, Bộ Tài Chính, Bộ Tài Ngun và Mơi Trường,...):
1. Các vấn đề liên quan đến văn bản luật:
Chính Phủ cùng với các cơ quan ngang bộ (như NHNN, Bộ Tài Chính, Bộ Tài Ngun Mơi Trường,...) cần xem xét, rà soát lại tất cả các văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng, đảm bảo tính chặt chẽ, hợp lý, rõ ràng và khơng
có sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản Luật thông qua việc ban hành các văn bản mới để bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế các văn bản có những điều
khoản chưa hợp lý. Nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể để
các NHTM có cơ sở cho việc dẫn chiếu các căn cứ pháp lý.
Bên cạnh đó, Chính Phủ và các cơ quan ngang Bộ cần nghiên cứu ban
hành các văn bản Luật, các quy định về những vấn đề mới, mang tính cấp thiết
đối với hoạt động tín dụng như:
- Ban hành các văn bản quy định kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các
doanh nghiệp, đặc biệt đối với các công ty cổ phần để các NHTM dựa vào đó
quy định báo cáo tài chính của các cơng ty khi vay vốn phải có xác nhận của tổ chức kiểm tốn độc lập, là điều kiện khơng thể thiếu khi vay vốn.
- Xây dựng đề án xác định hệ thống chỉ tiêu thẩm định mang tính chuẩn
mực cùng các ngưỡng đánh giá cho từng ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản... làm cơ sở để so sánh, đánh giá dự án.
2. Các vấn đề liên quan đến thơng tin tín dụng:
Chính Phủ và NHNN cần quan tâm đến việc nâng cấp và phát triển Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) trở thành trung tâm dữ liệu hàng đầu quốc gia:
- Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) nên xây dựng phần mềm đa năng
ứng dụng thống nhất cho các ngân hàng, chun mơn hóa kỹ thuật ứng dụng
cơng nghệ tin học trong cơng tác phân tích, đánh giá xếp loại doanh nghiệp, cập nhật lưu trữ thơng tin khách hàng, đảm bảo tính chính xác, rút ngắn thời gian
thẩm định. Phải có chế độ kiểm tra, biện pháp chế tài đối với những ngân hàng khơng chuyển số liệu về Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) theo quy định.
- Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) nhanh chóng củng cố đội ngũ cán bộ, áp dụng cơng nghệ mới, hiện đại hóa và tự động hóa tất cả các cơng đoạn
xử lý nghiệp vụ để tạo ra nhiều sản phẩm thông tin, đẩy mạnh việc thu thập, xử lý và cung cấp thơng tin nhằm hỗ trợ có hiệu quả đối với hoạt động của các
ngân hàng và phục vụ cho hoạt động giám sát của NHNN. Đồng thời đi sâu
phân tích, đánh giá, xếp loại tín dụng doanh nghiệp, kịp thời dự báo, cảnh báo nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
- Để tạo tiền đề cho những bước phát triển mới trong hoạt động nghiệp vụ, phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm tín dụng, Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) cần thực hiện nghiên cứu đề án: thay đổi mở rộng việc phân ngành kinh tế, mở rộng hơn các đối tượng được sử dụng thông tin phân tích, kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, bổ sung và lượng hóa một số chỉ tiêu tài chính, phi tài chính, các chỉ tiêu về dư nợ.
Bên cạnh đó, Chính Phủ cần nghiên cứu cho phép thành lập các trung tâm thơng tin tín dụng tư nhân để tăng cường khả năng tiếp cận tài chính ở Việt Nam. Đây là một lĩnh vực khá mới, cần có sự hỗ trợ của Chính Phủ trong giai
đoạn đầu thực hiện. Để có được một trung tâm thơng tin tín dụng tư nhân hoạt động hiệu quả, cần:
- Xây dựng một khuôn khổ pháp lý phù hợp.
- Có sự cam kết tham gia của các đối tác liên quan, đặc biệt là các tổ chức tài chính lớn.
- Có sự hợp tác giữa khu vực công–tư và sự hiểu biết của tồn xã hội. - Tham khảo chun mơn và kinh nghiệm quốc tế.
Ngoài ra, NHNN cũng cần ban hành các quy định cụ thể và chế tài đối với các NHTM trong việc bắt buộc các NHTM phải khai thác, sử dụng thông tin như là điều kiện cần phải có trong quy trình cấp tín dụng và cung cấp thơng tin về cho Trung tâm thơng tín dụng (CIC)chính xác và kịp thời. Thanh tra NHNN, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trung tâm thơng tin tín dụng phối hợp đơn đốc, kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các NHTM, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với
Chính Phủ cần khuyến khích thành lập các hiệp hội ngành nghề để tạo ra sự gắn kết trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp trong ngành và là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong ngành với thị trường bên ngoài – trong đó có bên cung ứng vốn là ngân hàng. Các hiệp hội sẽ thực hiện các nhiệm vụ: nghiên
cứu thị trường, xúc tiến đầu tư, dự báo phát triển ngành, tiếp cận thị trường
mới, đánh giá và xếp loại các doanh nghiệp trong ngành,… Để hoạt động có
hiệu quả, các hiệp hội nên hoạt động độc lập về mặt chính trị với mục tiêu là
phục vụ cho sự phát triển đi lên của ngành.
NHNN và Hiệp hội ngân hàng cần có những định hướng cụ thể trong việc thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chung cho cả hệ thống ngân hàng. Vì nếu hoạt động xếp hạng tín dụng nội bộ khơng tạo được tiếng nói chung
trong tồn hệ thống sẽ dẫn đến những khó khăn trong tương lai tương tự như việc độc lập thiết lập các hệ thống thanh toán thẻ ATM của từng ngân hàng.
Các NHTM, ngành ngân hàng cần sớm nhận thấy khó khăn tiềm ẩn khi độc lập phát triển các hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của mình. Hay nói cách khác, mặc dù là “nội bộ”, thơng tin xếp hạng tín dụng nội bộ của một NHTM phải có thể “so sánh được” (tương thích) với thơng tin xếp hạng của các NHTM khác. Muốn vậy, các NHTM cần phải sử dụng những phương pháp, kỹ thuật, tiêu chí
đánh giá được thừa nhận rộng rãi trong việc xếp hạng tín dụng nội bộ. Cơng bố
cơng khai các phương pháp, kỹ thuật, tiêu chí sử dụng để đánh giá, xếp hạng,
trong đó phải nêu rõ các hạng mức đánh giá tự thiết lập tương đương mức độ
nào với những hạn mức đánh giá đã được thừa nhận rộng rãi (của các NHTM khác hoặc của những tổ chức đánh giá độc lập, kể cả trong và ngồi nước). Do
đó, có thể nói vai trị “nhạc trưởng” của NHNN, Hiệp hội ngân hàng là rất quan
trọng trong việc tổ chức các hội thảo chuyên đề, giới thiệu phương pháp, kỹ thuật, tiêu chí đánh giá, xếp hạng tín dụng của các NHTM hay tổ chức đánh giá
độc lập có uy tín trên thế giới để các NHTM áp dụng.
3. Các vấn đề liên quan đến tài sản bảo đảm:
Chính Phủ cần xây dựng Luật về bảo đảm tiền vay, bảo đảm quyền của các TCTD với thu nhập và TSBĐ của khách hàng vay vốn một cách chặt chẽ hơn, giải phóng nhanh về vốn đang là vấn đề bức xúc của các NHTM.
Giải quyết những vướng mắc khi ngân hàng nhận lại TSBĐ từ cơ quan thi hành án, điều chỉnh một số điều khoản trong Pháp lệnh thi hành án đảm bảo tính thống nhất và hợp lý với những văn bản có liên quan. Cụ thể: như đã phân tích về các vướng mắc của ngân hàng trong việc nhận lại TSBĐ từ cơ quan thi hành án, việc cơ quan thi hành án qua hai lần bán đấu giá khơng thành thì giao
lại cho người được thi hành án (ngân hàng) theo giá đã giảm để thi hành án là
điều không hợp lý, gây nhiều khó khăn cho ngân hàng. Mặt khác, cũng chưa đúng với hướng dẫn xử lý TSBĐ của Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT, do
vậy, đứng trên góc độ ngân hàng (người được thi hành án) đề nghị Chính Phủ, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, cùng các cơ quan cấp Bộ có liên quan xem xét để sửa đổi điều 48 của Pháp Lệnh thi hành án như sau: “Nếu sau hai lần giảm giá mà tài sản vẫn khơng bán được thì người được thi hành án có quyền nhận lại tài sản để xử lý bán công khai theo quy định của pháp luật. Nếu giá trị tài sản thực tế bán được lớn hơn nghĩa vụ bảo đảm thì người được thi hành án phải có trách nhiệm chuyển số tiền chênh lệch đó cho cơ quan thi hành án để thi hành án.
Trong trường hợp ngược lại, nếu giá trị tài sản thực tế bán được thấp hơn nghĩa vụ bảo đảm thì khách hàng vay phải có trách nhiệm với phần nợ vay còn
thiếu”. Với hướng giải quyết này sẽ tạo điều kiện cho NHTM xử lý TSBĐ, thu hồi vốn vay cho ngân hàng được thuận tiện, nhanh chóng và đúng chế độ quy
định về xử lý TSBĐ.
Nhanh chóng hồn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy cho hoạt động thẩm
định giá, tạo điều kiện dễ dàng hơn để thành lập các doanh nghiệp thẩm định
giá. Do vai trị của cơng tác thẩm định giá đối với hoạt động của các ngân hàng ngày càng quan trọng nên việc thành lập các doanh nghiệp thẩm định giá là cần thiết trong thời gian sắp tới. Doanh nghiệp thẩm định giá với khả năng chuyên mơn sâu và rộng của mình sẽ thay cho các ngân hàng chịu trách nhiệm về việc thẩm định giá trị các tài sản thế chấp, cầm cố, các dự án đầu tư, giá trị doanh
nghiệp,...một cách chính xác, trung thực, hợp pháp,...nhằm giải quyết tồn bộ những khó khăn mà các ngân hàng đang gặp phải.