II. Nhóm giải pháp đối với NHNTVN–CN Cần Thơ:
1. Các vấn đề liên quan đến cán bộ tín dụng:
1.2. Đối với ngân hàng:
Nâng cao nhận thức của từng cán bộ tín dụng: giúp các cán bộ hiểu rõ về bản chất các loại rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng mà ngân hàng luôn phải đối mặt; những nguyên nhân gây ra rủi ro; những hậu quả mà rủi ro có thể đưa đến cho ngân hàng; những biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro...
Đưa ra các quy tắc đạo đức trong quá trình thực hiện nghiệp vụ:
- Trung thực, minh bạch và công khai khi thực hiện nhiệm vụ được giao. - Hết lòng phục vụ khách hàng, song bảo đảm không đặt ngân hàng
hoặc các cán bộ khác vào những mối quan hệ có mâu thuẫn về lợi ích. - Khơng tham gia vào các hoạt động bị cấm.
- Không cung cấp thông tin nội bộ cho hoạt động bên ngoài ngân hàng. - Không sử dụng tài sản, thông tin của ngân hàng phục vụ cho các mục
đích cá nhân.
- Có tinh thần trách nhiệm cao và tự chịu trách nhiệm trong tất cả các quyết định.
Vì chất lượng của đội ngũ cán bộ tín dụng là nhân tố quan trọng bậc nhất trong việc quản lý rủi ro tín dụng nên ngân hàng cần phối hợp với các đơn vị có liên quan thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích rủi ro tín dụng cho cán bộ tín dụng.
Thường xuyên kiểm tra, quản lý cán bộ tín dụng khi thấy có những biểu hiện bất thường đáng quan tâm trong sinh hoạt hàng ngày…Vì với kinh nghiệm và hiểu biết, một số cán bộ tín dụng dễ tìm cách thơng đồng với khách hàng, chia phần trăm trên số vốn được vay, hay các hành vi lừa đảo khác.
Có chính sách thưởng, phạt cơng bằng để tránh hiện tượng “chảy máu
xuất sắc, cần biểu dương, khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả họ mang lại, kể cả việc nâng lương trước hạn hoặc đề bạt lên đảm nhiệm ở vị trí cao hơn. Đối với cán bộ có sai phạm, tùy theo tính chất, mức độ mà có thể xử lý kỷ luật hoặc thuyên chuyển sang những công việc khác.
Có chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, đề bạt, phân cơng, bố trí
cơng việc phù hợp với năng lực và trình độ của từng cán bộ tín dụng:
- Đảm bảo thu nhập phải tương xứng với trách nhiệm; phân phối thu
nhập phải căn cứ vào chất lượng cơng việc.
- Bố trí các cán bộ có trình độ, bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm cao vào những vị trí quan trọng chủ chốt để phát huy hơn nữa thế mạnh về con người.
- Có chính sách ưu đãi cho cán bộ tín dụng để khuyến khích tinh thần, trách nhiệm, ý thức vươn lên, tự hoàn thiện của mỗi cán bộ.
2. Các vấn đề liên quan đến thông tin tín dụng:
Để phối hợp với Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) hồn thiện và phát
triển hệ thống thơng tin tín dụng, NHNTVN-CNCT cần tăng cường việc chỉ
đạo, theo dõi đơn đốc và kiểm sốt việc báo cáo kịp thời đầy đủ, chính xác số
lượng và chất lượng thơng tin tín dụng về Trung tâm thơng tin tín dụng NHNTVN và Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) trực thuộc NHNN.
NHNTVN-CNCT cần ứng dụng thông tin, thiết lập phần mềm để quản lý khách hàng, thống kê, lưu trữ thông tin làm cơ sở phân tích đánh giá khách hàng cho những lần cấp tín dụng sau. Quy định cụ thể, chặt chẽ về lưu trữ, bảo quản và quản lý hồ sơ tín dụng như một tài sản quan trọng của ngân hàng.
Ngồi ra, do nguồn thơng tin khách hàng cung cấp có thể chưa đảm bảo tính chính xác và đầy đủ nên NHNTVN-CNCT cần phải thu thập thêm nhiều thông tin hơn nữa từ các nguồn thông tin bên ngồi về q trình phát triển của khách hàng, và ngành nghề kinh doanh của khách hàng để dự đoán được
khuynh hướng phát triển, áp lực cạnh tranh từ các đối thủ của khách hàng, qua
đó đánh giá khả năng kinh doanh và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng.
Nguồn thơng tin từ bên ngồi có vai trị quan trọng trong việc đánh giá khách hàng vay một cách toàn diện. Đây chính là thơng tin tín dụng được cung cấp từ các cơ quan thơng tin tín dụng trong và ngồi nước, các cơ quan ban ngành có liên quan như cơ quan thuế, các tạp chí chuyên ngành, các cơ quan thơng tin
Bên cạnh đó, NHNTVN-CNCT cần tăng cường hợp tác, trao đổi, chia sẻ thông tin với các NHTM trên cùng địa bàn và thực hiện khai thác thơng tin tín dụng từ Trung tâm thơng tin tín dụng của NHNTVN và NHNN (CIC).
Đặc biệt, NHNTVN-CNCT cần thiết lập một bộ phận độc lập chuyên
nghiên cứu, phân tích diễn biến và dự báo tình hình thị trường dựa trên tất cả các kênh thơng tin, đặc biệt là các thông tin về thị trường xuất nhập khẩu: giá cả, kim ngạch,...các mặt hàng ngân hàng đang và sẽ đầu tư như lúa gạo, thủy
sản, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xăng dầu, dệt may, thép...
3. Các vấn đề liên quan đến tài sản bảo đảm:
Để có thể hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra, đối với vấn đề TSBĐ, các cán bộ
tín dụng NHNTVN-CNCT cần thiết phải thực hiện:
- Hoàn thiện hồ sơ thế chấp, hồ sơ pháp lý (chứng thư sở hữu của tài sản, đăng ký giao dịch đảm bảo, công chứng chứng thực, các thoả thuận trong hợp đồng…) vì đây là vấn đề quyết định đến quyền tài sản và quyền truy đòi nợ của ngân hàng.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá giá trị của tài sản, định kỳ tổ chức
định giá lại TSBĐ, khắc phục việc định giá TSBĐ mang tính chủ quan, thiếu
căn cứ khoa học, chưa áp dụng thích hợp các phương pháp định giá. Đối với những TSBĐ có giá trị lớn, ngân hàng nên thuê các tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn định giá. Việc thuê định giá tuy tiêu tốn một khoản chi phí nhưng sẽ giúp khắc phục được tính chủ quan của cán bộ trong quá trình định giá,
ngồi ra việc định giá cịn mang tính khoa học. - Hạn chế tâm lý lạm dụng vào TSBĐ.
- Nghiên cứu áp dụng các hình thức đảm bảo tín dụng mới.
- Thường xuyên theo dõi, cập nhật các văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến TSBĐ.