Điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội Về điều kiện tự nhiên:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh ninh thuận giai đoạn 2008 2015 (Trang 26 - 27)

Về điều kiện tự nhiên:

Tỉnh Ninh Thuận thuộc khu vực Đơng Nam Bộ, diện tích tự nhiên

3.360km2, có 6 đơn vị hành chính gồm một thành phố và 5 huyện; thành phố Phan Rang – Tháp Chàm là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh. Ninh Thuận có vị trí thuận lợi nằm trên giao điểm các trục giao thông quốc gia: Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 27 đi Đà Lạt; cách thành phố Hồ Chí Minh 350km, cách thành phố Đà lạt 110 km, cách thành phố Nha

Trang 100km, cách sân bay Cam Ranh 45km và cách cảng Ba ngịi (Khánh Hịa) 30km.

Địa hình Ninh Thuận thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với ba dạng địa hình: núi chiếm 63,2% gị đồi bán sơn địa chiếm 14,4%, đồng bằng ven

biển chiếm 22,4% diện tích tự nhiên tồn tỉnh.

Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm từ 26-270C, lượng mưa trung bình từ 700 - 800mm. Thời tiết có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 8 năm sau.

Tồn tỉnh có 27 dân tộc anh em sinh sống; trong đó, người Kinh chiếm khoảng 80% và các dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Chăm, Raglay) chiếm khoảng 20%.

Về điều kiện kinh tế - xã hội:

Năm 2006, dân số của tỉnh Ninh Thuận có 574.000 người; dự kiến đến

năm 2010 có khoảng 630.000 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2005 khoảng 14% và đến năm 2010 có khoảng từ 25 đến 30%.

Hiện nay, tỉnh có 01 trường Cao đẳng sư phạm đào tạo trình độ Trung

cấp và Cao đẳng sư phạm, 01 Trung tâm Giáo dục Thường xuyên cấp tỉnh có chức năng liên kết với các trường Đại học đào tạo ở trình độ đại học; 01

trường Trung cấp nghề đào tạo cơng nhân có trình độ trung cầp nghề, 01

Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp Phan Rang thực hiện đào tạo công nhân kỹ thuật bậc 3/7; đây là các cơ sở đào tạo công nhân các ngành

nghề và sẽ cung cấp nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh.

Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010 công

triển kinh tế của tỉnh, trong đó có kế hoạch sớm đưa các khu công nghiệp của tỉnh vào hoạt động; với chiến lược phát triển này nó có một ý nghĩa hết sức

quan trọng để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trong tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh ninh thuận giai đoạn 2008 2015 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)