Đối với các Bộ, ngành Trung ương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh ninh thuận giai đoạn 2008 2015 (Trang 73 - 75)

- Học phổ thông 11.583 12.683 13.582 14.426 16.545 17.873 3 Số người trong độ tuổ

10 Số trường lớp ngồi cơng lập

3.3.2 Đối với các Bộ, ngành Trung ương

Tỉnh Ninh Thuận là một tỉnh có điều kiện khí hậu và địa lý không thuận lợi như các tỉnh xung quanh, nhưng để phát triển kinh tế - xã hội và sớm đủ điều kiện để hội nhập kinh tế quốc tế; tỉnh Ninh Thuận đang cần sự hỗ trợ của

các Bộ, ngành ở Trung ương về cơ chế chính sách, nguồn nhân lực, thiết bị và cơng nghệ; phấn đấu từ năm 2010 đến năm 2015 có thể cân đối được ngân

sách chi thường xuyên và sau năm 2015 có thể tham gia câu lạc bộ nghìn tỷ như các tỉnh trong khu vực Miền trung như Bình Thuận Lâm Đồng, Khánh Hồ v.v, với nội dung của đề tài, tôi xin được đề nghị các Bộ, ngành một số vấn đề như sau:

* Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Sớm trình trình Thủ tuớng Chính phủ bổ sung quy hoạch mạng lưới các Trường Đại học, Cao đẳng tại khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, trong đó ưu tiên thành lập trường Đại học đa ngành tại Ninh Thuận theo đề nghị của

Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.

- Giao trách nhiệm cho các Trường Đại học và Cao đẳng trong khu vực

Miền Trung và Đông Nam Bộ giúp đỡ cho tỉnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo đội ngũ giáo viên trung học, giảng viên có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ cung cấp cho các trường Trung học phổ thông, nhất là giảng viên cho trường Đại học đa ngành tại Ninh Thuận.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên về trình độ ngoại

ngữ, trình độ sư phạm, kiến thức thực tế cùng với đầu tư cơ sở vật chất và

chính sách hợp lý để phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo tại tất cả các cơ sở đào tạo (công lập và ngồi cơng lập); xây dựng chương trình đào tạo hợp

lý, giáo trình phù hợp để nâng cao chất lượng đào tạo; là trung tâm điều phối giữa nhà trường, doanh nghiệp và với địa phương trong quá trình đào tạo và

phát triển nguồn nhân lực.

- Tiếp tục thực hiện đề thi chung cho các kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và thi tuyển vào Đại học, Cao đẳng. Đổi mới phương thức thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng học môn nào thi môn ấy, sớm gộp kỳ thi Đại học chung với kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thơng để giảm bớt chi phí của Nhà nước và nhân dân; giảm áp lực đối với việc thi cử.

Để việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao và nhằm đáp ứng được

nhu cầu xã hội, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, các Bộ có liên quan hướng dẫn cho các cơ sở đào tạo thực hiện đào tạo theo phương thức phối hợp giữa “3 nhà” Nhà nước –

Nhà đào tạo – Nhà doanh nghiệp, cụ thể như sau:

- Về phía Nhà nước thì cần có cơ chế dành 3% - 5% thuế của doanh nghiệp hỗ trợ cho đào tạo.

- Về phía các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở Dạy nghề cần củng cố chất lượng đào tạo, đội ngũ giảng viên; các

trường cần có có chương trình đào tạo chất lượng cao theo nhu cầu doanh nghiệp đã được ký kết và có thể đề xuất ngay mức học phí mới.

- Về phía doanh nghiệp, cần có thơng tin về nhu cầu nhân lực của mình, hỗ trợ tài chính và tham gia với các trường trong việc quản lý đào tạo, xây dựng chương trình và tổ chức cho sinh viên thực tập.

* Đối với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Sớm trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh lại Quy hoạch mạng lưới

trường Dạy nghề giai đoạn 2002 – 2010 đã được ban hành theo Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ, cho phù hợp với tình hình phát triển nguồn nhân lực hiện nay ở các vùng, khu vực và các địa phương; đưa tỉnh Ninh Thuận vào diện ưu tiên đầu tư nhất là Trường Trung

cấp Dạy nghề và Trung tâm dạy nghề; tạo điều kiện về ngân sách, máy móc

trang thiết bị đào tạo và đội ngũ giáo viên, sớm đủ điều kiện để nâng cấp các Trường Trung cấp nghề thành Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận, được như vậy sẽ rất thuận lợi cho việc đào tạo theo ba cấp trình độ: Sơ cấp, Trung cấp và Cao đẳng nghề.

Trước mắt, đầu tư cho Trường Trung cấp Nghề Ninh Thuận thêm một

Phân hiệu đặt tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm với quy mô bổ sung

khoảng 600 chỉ tiêu và đầu tư cho 6 huyện (bao gồm cả huyện Thuận Nam mới) mỗi huyện một Trung tâm đào tạo nghề với quy mô mỗi trung tâm khoảng 250 chỉ tiêu, nâng quy mơ đào tạo tồn tỉnh từ 600 chỉ tiêu hiện nay lên trên 3.000 chỉ tiêu vào năm 2010 và khoảng 4.000 chỉ tiêu vào năm 2015.

Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng Chương trình khung cho các cơ sở đào tạo nghề, tăng cường cơ chế tự chủ, tự chịu trách

nhiệm trong nhiệm vụ, tổ chức và tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-

CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.

Phát triển nhiều ngành sử dụng nhiều lao động để thu hút lao động giản

đơn, lao động trẻ, lao động vùng nơng thơn; tư vấn và đề xuất với Chính phủ

có chính sách ưu tiên để các nhà đầu tư đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận, tránh đầu tư quá nhiều vào những tỉnh, thành có điều kiện kinh tế phát triển.

Tăng cường công tác thanh, kiểm tra các cơ sở đào tạo về đào tạo và chất lượng đào tạo nghề. Sớm thành lập Cục kiểm định chất lượng về dạy nghề

(như Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và đào tạo) để xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng về dạy nghề và thực hiện kiểm định chất lượng sau đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề.

Cải tiến quy trình thi, cử, đánh giá kết quả đào tạo và cấp bằng nghề theo các hình thức thi tay nghề, thi thợ giỏi. Hướng dẫn cho các cơ sở dạy nghề thường xuyên liên hệ với các doanh nghiệp trong việc xây dựng loại hình đào tạo và chương trình, thời gian dạy nghề cho phù hợp với yêu cầu của người sử dụng lao động.

* Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính

Đề nghị cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động

Thương binh và Xã hội và Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận trong việc quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo, ưu tiên phân bổ vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia cho Ninh Thuận để phát triển hệ thống trường chuyên nghiệp, nhất là nguồn vốn để đầu tư trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp; tăng quy mô đào tạo và ưu tiên vốn để đầu tư máy móc trang thiết bị, mở rộng ngành nghề đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho tỉnh.

Định hướng và tạo điều kiện để các nhà đầu tư đến đầu tư tại tỉnh Ninh

Thuận, nhất là thu hút đầu tư nước ngồi mà Ninh Thuận có thế mạnh như chế biến Nông, Lâm, Hải sản, các tài nguyên khác của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh ninh thuận giai đoạn 2008 2015 (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)