chế biến thủy sản tại Việt Nam hiện nay
Cấu trúc nguồn tài trợ cho các công ty cổ phần trong ngành chế biến thủy sản năm 2008 cũng khơng hợp lý.
Bình qn tổng nợ ngắn hạn năm 2008 so với năm 2007 là 122,9 tỷ đồng ( 390,0 tỷ đồng – 267,1 tỷ đồng) trong khi đó bình qn tổng tài sản ngắn hạn là: 103,623 tỷ đồng (559,678 tỷ đồng – 456,055 tỷ đồng). Bình quân tổng nợ dài hạn năm 2008 so với năm 2007 là 30 tỷ đồng (70,8 tỷ đồng – 40,8 tỷ đồng) trong khi đó bình quân tổng tài sản dài hạn là: 65,391 tỷ đồng (318,147 tỷ đồng – 252,756 tỷ đồng) chứng tỏ rằng các công ty đã sử dụng một phần nợ ngắn hạn để đầu tư cho tài sản dài hạn. Điều này là bất hợp lý đối với nguyên tắc tương thích giữa tài sản và nguồn tài trợ.
Nhìn chung, năm 2008 so với năm 2007 thì các cơng ty cổ phần trong ngành chế biến thủy sản có xu hướng sử dụng nợ nhiều hơn so với vốn cổ phần trong cấu trúc tài chính. Cụ thể, trên sàn HOSE thì tổng nợ đã tăng 49,64 % so với năm 2007 từ mức 308,0 tỷ đồng lên tới 460,9 tỷ đồng, trong đó nợ dài hạn tăng lên rất cao 73,52% từ mức 40,8 tỷ đồng lên tới 70,8 tỷ đồng. Biến động của vốn chủ sở hữu chỉ
Bảng 2.9. Thống kê cấu trúc tài chính Đơn vị tính: tỷ đồng Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Tổng nợ VCSH CK 2008 2007 2008 2007 2008 2007 2008 2007 ABT 45,2 127,7 47,0 0,05 45,0 127,0 362,0 285,8 ACL 195,7 77,4 40,0 8,1 235,8 85,5 137,6 131,0 AGF 617,5 221,7 92,2 0,7 709,7 222,4 620,7 621,7 ANV 982,0 551,5 76,4 100,0 1.058 651,6 1.618 1.692 BAS 109,0 98,5 12,5 11,9 121,5 110,4 96,8 103,6 CAD 654,5 533,7 136,7 71,0 791,2 604,7 186,6 178,1 FBT 393,3 409,1 23,1 48,9 416,5 458,0 358,4 165,3 FMC 180,5 219,7 0,5 0,5 181,1 220,2 152,9 162,9 ICF 230,3 186,1 11,8 5,1 242,1 191,2 170,8 144,9 MPC 1.064,5 801,8 214,1 215,6 1.278 1.017 940,2 1.089 SJ1 14,2 15,4 0,2 0 14,4 15,4 79,8 70,0 TS4 40,7 22,8 47,2 8,8 87,9 31,6 157,4 112,4 VHC 542,1 206,9 266,5 60,5 808,7 267,5 407,1 394,0 Bq 390,0 267,1 70,8 40,8 460,9 308,0 406,8 393,3
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính đã kiểm tốn của các cơng ty) Điều đặc biệt lưu ý là tỷ lệ nợ ngắn hạn có tỷ trọng rất cao trong tổng nợ chiếm đến 84,61% (390,0 tỷ đồng so với 460,9 tỷ đồng) thể hiện các công ty cổ phần trong ngành chế biến thủy sản ở Việt Nam chưa thực sự đầu tư vào các lĩnh vực có quy mơ lớn dài hạn mà chỉ chú trọng tới các cơ hội đầu tư ngắn và trung hạn. Điều này khá mâu thuẫn đối với tính chất và đặc điểm của các cơng ty trong ngành chế biến thủy sản. Lý giải cho điều này là trong năm 2007 khi thị trường bất động sản và chứng khốn tăng mạnh thì các cơng ty cổ phần trong ngành chế biến thủy sản có xu hướng đầu tư vào các lĩnh vực nhạy cảm đó. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là 1,30 chứng tỏ rằng các công ty chủ yếu dùng nợ để sản xuất kinh doanh. Trong
đó, nợ ngắn hạn được ưu tiên so với nợ dài hạn. Điều này là khá bất hợp lý do dùng nợ ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản dài hạn là một chính sách khá mạo hiểm do lợi nhuận của các công ty đa số đều giảm mạnh so với năm 2007.
Chi phí trả lãi vay bình quân của ngành chế biến thủy sản năm 2008 là 33.720 triệu VND lớn hơn EBIT là 31.695 triệu VND đã dẫn tới khả năng trả lãi vay là khá thấp chỉ có 2,06, chứng tỏ các cơng ty trong ngành chế biến thủy sản khơng có một chính sách định hướng cho cấu trúc vốn nên dễ dẫn tới sự thiếu hụt ngân lưu tiền mặt ảnh hưởng rất lớn cho khả năng đầu tư công nghệ mới để nâng cao thế cạnh tranh.
Bảng 2.10. Bảng phân tích khả năng trả lãi vay năm 2008.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Mã CK EBIT năm 2008 Chi phí lãi vay Khả năng trả lãi vay (lần)
ABT 45.241 4.634 10,76 ACL 73.348 16.812 5,36 AGF 17.136 44.335 1,38 ANV 123.432 0 BAS 468 10.169 1,04 CAD 4.614 72.240 1,06 FBT 10.520 32.388 1,32 FMC 12.327 20.053 1,61 ICF 14.502 10.289 2,40 MPC -31.786 176.748 0,82 SJ1 18.579 248 75,91 TS4 10.164 3.056 4,32 VHC 113.495 47.399 3,39 Bq 31.695 33.720 2,06
(Nguồn: Website: www.sme.vn và tính tốn của tác giả) EBIT + Chi phí lãi vay Cơng thức tính khả năng trả lãi vay (lần) =
Một điểm nổi bật là trong các công ty cổ phần trong ngành chế biến thủy sản có xu hướng sử dụng nợ dài hạn. Tỷ lệ nợ dài hạn tăng 73,52% ở năm 2008 so với năm 2007. Đó là tín hiệu dự báo cho một xu thế đầu tư mới tuy nhiên các công ty cần phải cân đối nguồn vốn sao cho hợp lý với tình hình và giai đoạn phát triển của công ty.
Giá trị nợ dài hạn trong cấu trúc vốn còn thấp là do thị trường trái phiếu công ty của Việt Nam trong các năm vừa qua chưa thực sự phát triển. Các công ty chủ yếu vay nợ từ ngân hàng và sử dụng tín dụng thương mại. Kết quả là các công ty phải dựa nhiều vào nguồn tài trợ là vốn chủ sở hữu và các khoản nợ ngắn hạn (chủ yếu là vay ngắn hạn từ ngân hàng)
Đồ thị 2.5. Cấu trúc tài chính của các cơng ty cổ phần trong ngành chế biến thủy sản trên sàn HOSE
0.61% 1.12% 55.79% 46.06% 5.68% 7.92% 37.92% 44.89% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Năm 2007 Năm 2008 Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Tổng vốn chủ sỡ hữu
Lợi ích của cổ đơng thiểu số
Về cấu trúc tài chính của các cơng ty cổ phần trong ngành chế biến thủy sản trên sàn HOSE có những điểm chú ý sau:
- Nợ ngắn hạn tăng nhanh từ năm 2007 tới năm 2008, tăng lên 37,92% tới 44,89%. Mức tăng nợ ngắn hạn thể hiện các cơng ty vẫn ưa thích sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Nợ dài hạn tăng lên từ 5,68% tới 7,92% từ năm 2007 tới năm 2008. Đây là tín hiệu thể hiện các cơng ty đã chú trọng sử dụng nợ dài hạn trong việc đầu tư để cân đối lại cán cân tài chính.
- Tổng vốn chủ sở hữu giảm mạnh 55,79% năm 2007 xuống 46,06% năm 2008 là tín hiệu cho thấy hoạt động kinh doanh của các công ty đang dần xấu đi. Các khoản lỗ trong năm 2008 đã làm cho nguồn vốn chủ sở hữu bị giảm khá mạnh từ năm 2007 tới năm 2008.
- Lợi ích của cổ đông thiểu số chiếm tỷ trọng rất ít chỉ có 0,61% năm 2007 và 1,12% năm 2008.