3.3 Giải pháp tái cấu trúc vốn cho ngành thủy sản trong giai đoạn từ năm
3.3.3 Các giải pháp hỗ trợ
3.3.3.1 Xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp với dự báo của các công ty cổ phần trong ngành chế biến thủy sản trên sàn HOSE giai đoạn từ năm 2010 tới năm 2015.
Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng của ROA bình quân 14,92% trong giai đoạn từ năm 2010 tới năm 2015, thì các cơng ty cần xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp.
Một chiến lược đầu tư phù hợp là chiến lược đầu tư phải đồng thời thỏa mãn hiệu suất sử dụng tài sản và tỷ suất sinh lời trên doanh thu hợp lý.
Qua bảng 3.10 ta thấy: hiệu suất sử dụng tài sản và tỷ suất sinh lời trên doanh thu của các công ty cổ phần trong ngành chế biến thủy sản hiện nay chưa tương xứng với sự phát triển của ngành. Hiệu suất sử dụng tài sản bình quân chỉ là 1,43 nghĩa là 1 đồng tài sản chỉ tạo ra 1,43 đồng doanh thu thuần và tỷ suất sinh lời trên doanh thu bình quân chỉ là 4,01% nghĩa là 1 đồng doanh thu chỉ tạo ra 0,0401 đồng lợi nhuận trước thuế.
Bảng 3.9. Hiệu suất sử dụng tài sản và tỷ suất sinh lời trên doanh thu năm 2008 của các công ty cổ phần trong ngành chế biến thủy sản
Mã CK Hiệu suất sử dụng tài sản
Tỷ suất sinh lời
trên doanh thu ROA
ABT 1,16 9,56% 9,67% ACL 1,74 11,30% 20,16% AGF 1,54 0,82% 1,18% ANV 1,25 3,69% 3,54% BAS 1,07 0,20% 0,19% CAD 0,98 0,46% 0,45% FBT 1,04 1,31% 1,49% FMC 3,04 1,21% 3,24% ICF 1,11 3,17% 3,93% MPC 1,27 -1,11% -1,59% SJ1 1,74 11,31% 14,04% TS4 0,75 5,54% 4,64% VHC 1,97 4,65% 9,21% Bq 1,43 4,01% 5,40%
Trong giai đoạn từ năm 2010 tới năm 2015 thì các cơng ty cần xây dựng các chiến lược đầu tư thích hợp để đảm bảo cho sự phát triển của ngành là ổn định và bền
vững. Trước hết, các công ty trong ngành cần nhận diện đúng khả năng của mình để phát huy nội lực cũng như hạn chế những yếu điểm sau đó cần so sánh vị thế của mình với các công ty khác trong ngành để đưa ra chiến lược đầu tư hợp lý nhất.
Hình 3.2. Tỷ suất sử dụng tài sản và sinh lời trên doanh thu
- 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 -2.00 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu %
T ỷ s u ấ t s ử d ụ n g tà i s ả n MPC FMC VHC ABT AC L AGF ANV IC F C AD FBT BAS TS4
Qua hình 3.2 trên ta nhận thấy rằng MPC cần phải tập trung vào việc khôi phục khả năng sinh lời. Công ty TS4, ABT cần tập trung vào việc nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản còn FMC nên tập trung vào việc đẩy nhanh khôi phục khả năng sinh lời trên doanh thu. Các cơng ty cịn lại như AGF, BAS, CAD, FBT nên tập trung vào cả hai: hiệu suất sử dụng tài sản và tỷ suất sinh lời trên doanh thu.
Để đạt được tỷ suất sử dụng tài sản hợp lý, các công ty nên rà soát lại hiệu quả sử dụng của tài sản, loại bỏ những tài sản tạo ra ít lợi nhuận hoặc không tạo ra lợi nhuận.
Để đạt được tỷ suất sinh lời trên doanh thu, các công ty nên tái cấu trúc lại các quy trình sản xuất, dây chuyền công nghệ, lập các kế hoạch sản xuất tạo ra lợi nhuận cao, thay đổi công nghệ đòi hỏi phải đáp ứng được tăng doanh thu và tiết
Như MPC muốn tăng khả năng sinh lời trên doanh thu nên giảm bớt những lĩnh vực đầu tư không hiệu quả và có độ rủi ro cao như chứng khốn và bất động sản, tập trung nguồn lực vào đầu tư lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính nhằm khai thác thế mạnh về vốn để chiếm lĩnh thị trường trong và ngồi nước. TS4 và ABT thì có tỷ suất sinh lời trên doanh thu khá tốt nhưng lại có tỷ suất sử dụng tài sản là tương đối thấp chứng tỏ tài sản của công ty sử dụng không thực sự hiệu quả. Bởi thế, TS4 và ABT cần ra soát lại hiệu quả sử dụng của tài sản bằng loại bỏ những tài sản tạo ra ít lợi nhuận hoặc khơng tạo ra lợi nhuận nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, tăng doanh thu, giảm đầu tư hoặc đồng thời sử dụng cả hai.
Trong giai đoạn từ năm 2010 tới năm 2015, nhu cầu thủy sản trên thế giới là rất lớn nhưng địi hỏi cao về chất lượng nên các cơng ty trong ngành chế biến thủy sản ở Việt Nam nên tập trung vào các chiến lược đầu tư dài hạn theo đúng quyết định quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng năm 2020 mà chính phủ đã phê duyệt tập trung vào các trọng điểm sau đây:
- Xây dựng các vùng nguyên liệu ổn định có khả năng đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho xuất khẩu.
- Chuyển đổi cơ cấu giữa khai thác, nuôi trồng, chế biến một cách hợp lý, tận dụng yếu tố “biển” vào trong quá trình sản xuất kinh doanh
- Tận dụng các công nghệ khoa học hiện đại để nhằm nâng cao dây chuyền công nghệ chế biến.
3.3.3.2. Tái cấu trúc tài sản.
Song song với xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp với dự báo tăng trưởng trong giai đoạn từ năm 2010 tới năm 2015, các công ty cần phải tái cấu trúc tài sản. Cấu trúc tài sản của ngành chế biến thủy sản hiện nay không phù hợp với nguồn tài trợ. Với tính chất tương thích, thì 2 năm đầu từ năm 2010 tới năm 2011, công ty nên sử dụng chính sách tài trợ mạo hiểm để giảm thiểu được chi phí sử dụng vốn, nâng cao khả năng sinh lời cho chủ sở hữu và 3 năm cuối từ năm 2012 tới năm 2015, công ty nên sử dụng chính sách nguồn tài trợ phù hợp với tính chất tài sản để đảm
bảo an tồn về tài chính. Như vậy, dự kiến cấu trúc tài sản hợp lý trong giai đoạn từ năm 2010 tới năm 2015 như sau:
v Hàng tồn kho giảm dần khoảng 2% mỗi năm do các công ty đẩy mạnh khả năng tiêu thụ và giảm vòng quay hàng tồn kho một cách hợp lý.
v TSCĐ tăng ở 2 năm đầu do các công ty đầu tư vào tài sản cố định lớn như máy móc, dây chuyền cơng nghệ hiện đại nguồn tài trợ chủ yếu là nguồn vốn vay dài hạn.
v Các khoản phải thu giảm dần khoảng 3% mỗi năm do các công ty xây
dựng chính sách thu hồi vốn hợp lý.
v Đầu tư tài chính dài hạn chủ yếu là đầu tư vào các trái phiếu nhà nước để cân đối các khoản đầu tư.
v Các tài sản khác bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền giảm trong
2 năm đầu từ 2010 tới năm 2011 do các công ty đầu tư vào công nghệ để nhằm tăng trưởng bền vững trong tương lai.
Đồ thị 3.5. Cấu trúc tài sản dự kiến trong giai đoạn từ năm 2010 tới năm 2015 của các công ty cổ phần trong ngành sản xuất
1.47% 6.48% 17.12% 24.02% 34.02% 44.48% 1.50% 1.50% 1.50% 1.50% 1.50% 1.50% 25.41% 23.41% 21.41% 19.41% 17.41% 15.41% 26.57% 24% 21% 18% 15% 12% 45.05% 45.04% 39.40% 37.50% 32.50% 27.04% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tài sản cố định Các khoản phải thu Hàng tồn kho
Đầu tư tài chính dài hạn Các tài sản khác
3.3.3.3. Hồn thiện cơ chế quản lý cơng ty.
v Đề ra kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu và kế hoạch chi trả cổ tức.
- Chính sách chi trả cổ tức:
Theo luật doanh nghiệp hiện nay thì cơng ty có thể chi trả cổ tức cho cổ đơng bằng tiền hay cổ phiếu, tuy nhiên vào thời điểm hiện nay khi chỉ số giá VNindex trên HOSE giảm xuống 40% thì việc lựa chọn hình thức chi trả cổ tức như thế nào để không làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của đơn vị là một vấn đề đáng quan tâm.
Nếu như trong năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008 khi thị trường chứng khốn đang trong giai đoạn “nóng” nhất thì một thơng tin rị rỉ của bất cứ cơng ty nào về chia thưởng cổ tức bằng cổ phiếu thì cổ phiếu đó sẽ tăng giá trần liên tiếp vì nhà đầu tư khá hồ hởi về việc được nhận cổ phiếu thưởng. Tuy nhiên tình hình hiện nay đã khác, khi nhà đầu tư không mặn mà với cổ phiếu thưởng mà chỉ mặn mà tiền mặt do sự khủng hoảng kinh tế đem lại, lạm phát tăng cao.
Thứ nhất: Nếu thực hiện chi trả cổ phiếu bằng cổ tức hiện nay thì thị giá của cổ phiếu này còn bị sụt giảm hơn nữa do bị điều chỉnh giảm trong ngày giao dịch không hưởng quyền.
Thứ hai: Thị trường chứng khốn đang trong tình trạng suy giảm liên tục, lạm phát đang có xu hướng tăng cao thì các cổ đơng thích được nhận tiền mặt hơn để cắt lỗ cũng như dùng cho tiêu dùng cá nhân.
Như vậy, việc chi trả cổ tức bằng tiền là dễ thoả mãn cổ đông trong thời điểm hiện nay tuy nhiên việc chi trả cổ tức bằng tiền dễ gây ra sự thiếu vốn kinh doanh và nguy cơ làm tăng thêm nợ phải trả.
Muốn tránh được tình trạng như vậy, thì các cơng ty nên có được những dự án kinh doanh thuyết phục cổ đông của công ty. Như vậy, chính sách cổ tức nên nằm trong chính sách đầu tư của doanh nghiệp.
- Phát hành thêm cổ phiếu:
Khi cần vốn để thực hiện dự án kinh doanh, cơng ty có thể phát hành cổ phiếu ra cổ đông. Biện pháp mà các công ty thường hay sử dụng trước đây là phát
hành quyền mua ưu tiên cho các cổ đông hiện hữu với mức giá ưu đãi và phát hành cho các cổ đông chiến lược.
Tuy nhiên, tình hình hiện nay thì lại khác khi các nhà đầu tư đã khắt khe và nghi ngờ hơn về hiệu quả các khoản vốn từ việc phát hành thêm cổ phiếu này, như thế dễ dẫn tới hiện tượng đảo chiều khi mục tiêu phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn không thực hiện lại tạo ra sự hoài nghi từ các nhà đầu tư và công ty mất dần vị thế trên thị trường.
Việc làm đầu tiên của các công ty là nên ổn định sản xuất kinh doanh để chống chọi với khủng hoảng bên ngoài, giảm bớt các lĩnh vực đầu tư kém hiệu quả, tăng cường vốn cho các dự án chiến lược mà cơng ty có ưu thế đối với đối thủ cạnh tranh từ đó tạo niềm tin cho các nhà đầu tư để huy động vốn triển khai thêm các dự án mới chiếm lĩnh thị trường.
v Kế hoạch tài chính ngắn hạn.
Kế hoạch tài chính ngắn hạn thường liên quan đến quản trị tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn quan trọng bao gồm tiền, nợ phải thu, hàng tồn kho và chứng khoán. Thực chất lập kế hoạch ngắn hạn là một sự hiểu biết các nguồn vốn và sử dụng tiền. Kế hoạch tài chính ngắn hạn khơng được xa rời mục tiêu hoạt động của công ty và phải dựa trên các số liệu có độ tin cậy cao nhất.
- Thay đổi phương thức lập kế hoạch tài chính. + Phương thức cũ:
Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn là so sánh giữa kế hoạch và thực hiện trong một kỳ kinh doanh ngắn.
+ Phương thức mới:
Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn là so sánh giữa thực hiện và các ước thực hiện trên cơ sở tham chiếu kế hoạch kinh doanh đặt ra.
Lợi ích:
- Giúp cho các trưởng bộ phận nắm được tình hình diễn biến chính xác nhất của thị trường và từ đó khơng đưa ra các dự báo hão huyền hay quá tự ti mà nắm rõ
trách nhiệm của các trưởng bộ phận đó trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp và toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
- Là bức tranh tổng quát cho ban quản trị hiểu được hiệu quả của từng bộ phận để từ đó đưa ra các chính sách khen thưởng, xử phạt hợp lý nhất.
- Thay vì nhìn thơng tin một cách cố định như trước đây thì người sử dụng thơng tin có thể nhìn thấy rõ biểu đồ tăng trưởng để đề ra các biện pháp thích hợp nhất tại từng thời điểm.
- Là biện pháp kiểm sốt hữu hiệu của cổ đơng đối với ban quản trị, để tham gia vào quá trình điều hành một cách hợp lý giảm bớt chi phí ủy quyền tác nghiệp.
- Thời hạn lập kế hoạch:
Quy tắc cũ: Các kế hoạch cần phải định kỳ điều chỉnh lại. Công nghệ phá vỡ: Điện tốn tính năng cao.
Quy tắc mới: Các kế hoạch cần được điều chỉnh ngay tức khắc.
Ngày nay với việc sử dụng máy vi tính ứng dụng các cơng nghệ cao thì các kế hoạch ngắn hạn ln đặt trong trạng thái cần điều chỉnh lại. Các công ty cổ phần trong ngành chế biến thủy sản tại Việt Nam hiện nay đều tuân thủ một quy trình cổ điển thu thập số liệu về sản phẩm, giá cả nguyên liệu và nhân công để định kỳ hàng tháng hoặc hàng tuần đề ra kế hoạch sản xuất. Điều đó làm cho tầm nhìn của chiến lược bị hạn chế và có thể bị lệch hướng mà khơng có sự điều chỉnh kịp thời nhất.
Với sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ, các cơng ty có thể tái cấu trúc lại q trình lập kế hoạch đó bằng việc ứng dụng các cơng nghệ điện tính cao thu thập các dữ liệu từ điểm bán hàng đến khâu sản xuất, thiết kế và phân phối sản phẩm để hàng ngày có thể đưa ra các số liệu cần thiết hoạch định sản xuất tại từng thời điểm mới nhất chứ khơng cịn dựa trên các số liệu quá khứ. Thực chất, lập kế hoạch tài chính ngắn hạn không phải chỉ đề nhằm xem xét hiệu quả hoạt động trong từng thời kỳ mà phải cho từng thời điểm có như vậy thì các cơng ty mới có thể chủ động đối phó với các tình huống xảy ra trong thời đại kinh tế khủng hoảng hiện nay.
Bảng 3.10. Bảng dự báo tình hình kinh doanh tham khảo
Chỉ tiêu Tháng thực tế Tháng dự báo Mục tiêu Chỉ số tài chính chủ yếu Đơn đặt hàng Doanh thu Giá vốn Lãi gộp Chi phí bán hàng Chi phí quản lý Chi phí tài chính Dịng tiền
Mục tiêu chi phí chủ yếu
Chi phí bán hàng Chi phí đóng gói Chi phí vận chuyển Chi phí bảo trì Mục tiêu vận hành chủ yếu Tồn kho Năng suất Khoản phải thu Khoản phải trả
- Các nội dung chính:
+ Dự đốn nhu cầu tiền mặt
Các cơng ty nên phải lập kế hoạch tiền mặt thường xuyên định kỳ theo tuần bởi do tính chất sản xuất là sự kịp thời của các yếu tố đầu vào mới đủ đảm bảo trang trải các chi phí cần thiết cho nhu cầu sản xuất.
Nguồn tiền vào là các khoản doanh thu dựa trên các hợp đồng đã ký kết trong quá khứ hoặc khách hàng ứng trước tiền cho những hợp đồng tương lai. Như vậy, các công ty phải nắm bắt được tín nhiệm của khách hàng để có được dự đốn luồng tiền vào cố định hay dự đoán được tiềm ẩn rủi ro của nợ khó địi. Trong q trình này, doanh nghiệp nên chú trọng đến những số liệu trong quá khứ như vòng quay vốn, vòng quay hàng tồn kho để có những ước tính điều chỉnh phù hợp nhất.
Trên số liệu đó, doanh nghiệp nên lập 3 loại báo cáo: dự kiến kinh doanh, báo cáo lưu chuyển dòng tiền và bảng cân đối kế toán. Các báo cáo này nên được lập theo ngày, tuần và tháng.
+ Dự đoán nhu cầu vốn
Sau khi đã dự tính các khoản doanh thu, chi phí hoạt động, doanh nghiệp tính tốn nguồn vốn của mình để xác định lượng vốn thừa (thiếu) và lập kế hoạch thu chi sao cho hợp lý nhất. Song song đó, doanh nghiệp sẽ phải lên phương án giải quyết vốn thiếu, tính tốn chi phí lãi vay và lập kế hoạch trả nợ vay.