Doanh số BTT trong nước tại TCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm bao thanh toán tại NHTMCP kỹ thương việt nam (Trang 55 - 56)

2.3. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN TẠI NHTMCP

2.3.1.3 Doanh số BTT trong nước tại TCB

Với quy trình BTT trong nước được ban hành, bước đầu đã tạo khung hành

lang pháp lý chung cho các chi nhánh thực hiện một cách thống nhất trong hệ thống của TCB. Sau khi được triển khai sản phẩm BTT trong nước, doanh số BTT ngày càng tăng.

Qua bảng 2.7 cho thấy tỷ trọng tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp trong năm 2006 chiếm 44,5% trong tổng dư nợ tài trợ doanh nghiệp. Cùng với tốc

độ tăng trưởng dư nợ trên 50% trong mỗi năm cho thấy triển vọng tăng trưởng

doanh số và dư nợ BTT trong nước sẽ tăng trưởng trong những năm tới. Sau đây là bảng dư nợ BTT trong nước của TCB kể từ sau khi ban hành quy định cho đến cuối tháng 6 năm 2007.

Bảng 2.8: DƯ NỢ BAO THANH TOÁN TRONG NƯỚC CỦA TCB Khoản mục Năm 2006 6 tháng 2007 Doanh số BTT trong nước 138 tỷ 430 tỷ

Dư nợ BTT 50 tỷ 239 tỷ

Nguồn nội bộ TCB

Vì quy định BTT trong nước của TCB ban hành từ cuối năm 2006, nên doanh số bao thanh toán trong nước năm 2006 chỉ đạt 138 tỷ và dư nợ cuối năm

2006 đạt 50 tỷ, chủ yếu là khoản BTT cho các công ty cung cấp trong siêu thị

Coopmart, Big C và Metro. Sang 6 tháng đầu năm 2007, doanh số BTT trong nước

đạt 430 tỷ và dư nợ 239 tỷ đồng, điều này cho thấy nghiệp vụ BTT trong nước phát

Trang 56

Tổng dư nợ BTT trong nước 6 tháng đầu năm 2007 vẫn là dư nợ của các DN cung cấp hàng cho các siêu thị Coopmart, Big C và Metro, ngoài ra các ngành nghề khác như xây dựng và cung cấp hàng nông sản cũng là các ngành chiếm dư nợ BTT nhiều nhất.

Có thể nói việc ra đời sản phẩm BTT trong nước góp phần gia tăng dư nợ tài trợ cho các doanh nghiệp tại TCB, đồng thời giúp doanh nghiệp bị giới hạn về tài sản đảm bảo muốn vay vốn tại TCB có thể tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng nhằm gia tăng vòng quay vốn giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Tuy dư nợ đến 30/6/2007 chỉ là 239 tỷ là con số khá khiêm tốn so với dư nợ của TCB. Dù vậy với dư nợ tài trợ trong nước đến cuối năm 2006 khoảng 1.736 tỷ

đồng sẽ mở ra triển vọng mới cho BTT trong nước trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm bao thanh toán tại NHTMCP kỹ thương việt nam (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)