Rủi ro tỷ giá tại các doanh nghiệp dược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các doanh nghiệp dược phẩm (Trang 36 - 39)

Trong tình hình ngoại tệ có những biến động phức tạp như đã phân tích ở trên, các doanh nghiệp dược phẩm tại Việt Nam chịu ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá như thế nào?

Theo báo cáo ngành dược, tính đến tháng 7 năm 2009, cả nước có 171 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm, trong đó có 93 doanh nghiệp sản xuất tân dược, chiếm 54,4% và 78 doanh nghiệp sản xuất đông dược, ngồi ra có 6 doanh nghiệp sản xuất vaccin, sinh phẩm y tế. Trong đó, các doanh nghiệp đạt chuẩn GMP – WHO là 53, chiếm tỷ lệ 57%, 24 doanh nghiệp đạt GMP-ASEAN; chưa có doanh nghiệp sản xuất đông dược nào đạt GMP.

Hầu hết nguồn nguyên vật liệu dùng cho ngành dược (khoảng 90%) đều được nhập khẩu từ nước ngồi, trong đó chủ yếu là từ các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và Singapore. Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong nguồn nguyên liệu nhập khẩu của Việt Nam với tỷ trọng là 25% và 21% (năm 2008). Tương tự, ở lĩnh vực thuốc đông dược, 80% nguyên liệu cũng được nhập khẩu từ các nước mà đặc biệt là từ Trung Quốc.

Đồ thị 2.3: Nguyên liệu nhập khẩu 2008

Mặc dù thuốc trong nước có sản lượng nhiều về số lượng khoảng 70%, nhưng doanh thu lại thấp vì đa số các mặt hàng sản xuất trong nước là thuốc thơng thường giá trị thấp, rất ít thuốc chuyên khoa đặc trị có giá trị cao. Các loại thuốc trong nước có giá thành rẻ, thường được sử dụng ở các bệnh viện tuyến cơ sở hoặc bệnh viện thơng thường.

Trình độ cơng nghệ, nhân lực và R&D trong ngành còn nhiều hạn chế. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thuốc chỉ tập trung vào công nghiệp bào chế đơn giản, hàm lượng kỹ thuật thấp, trùng lắp trong các dòng sản phẩm mà chưa chú trọng phát triển nguồn dược liệu, ít chú ý đầu tư vào các loại thuốc chuyên khoa đặc trị, các dạng bào chế đặc biệt. Các doanh nghiệp Việt Nam thiếu chun mơn cũng như nguồn tài chính để hỗ trợ cho cơng tác R&D. Thay vào đó, từ lâu Việt Nam đã là nơi để các công ty đa quốc gia tiến hành thử nghiệm lâm sàng. Việc đầu tư cho một nghiên cứu mới vô cùng tốn kém, trung bình phải mất 10 năm với chi phí từ 12-15 triệu USD. Hơn nữa, các doanh nghiệp chạy theo nhu cầu trước mắt của thị trường và hạn chế về trình độ nhân lực, cơng nghệ nên chỉ nhập công nghệ để sản xuất thuốc thông thường. Do đó, chí phí R&D mà các doanh nghiệp Việt Nam công bố thường tập trung vào các dự án mua sắm máy móc thiết bị mới. Chi phí dành cho R&D chỉ khoảng dưới 3% doanh thu, đây là một tỷ lệ thấp so với các nước Châu Á dân số đông (khoảng 5%) và so với thế giới (12%-16%). Để tồn tại và sống còn, các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, công nghệ sinh học sản xuất các thuốc mới, thuốc thành phẩm. Đồng thời có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào trong lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu chuyển giao cơng nghệ. Do đó, các cơng ty dược trong nước không thể đáp ứng đủ nhu cầu nội địa. Nguồn nhân lực trình độ cao của ngành cịn ít, chưa đáp ứng nhu cầu. Theo số liệu thống kê vào tháng 6 năm 2009 của Cục Quản lý dược, cả nước có 13.928 dược sĩ đại học và trên đại học, 29.785 dược sĩ trung học, 32.699 dược tá. Như vậy, tỷ lệ dược sĩ tại Việt Nam mới chỉ đạt 1,5 dược sĩ trên 1 vạn dân. Tuy nhiên, số dược sĩ phân bố không đồng đều mà tập trung 52% tại hai thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội, riêng 2 vùng Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu

Long đã chiếm 2/3 số lượng dược sĩ đại học, khiến cho các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn thiếu cán bộ dược trầm trọng. Hơn nữa trình độ nhân viên ngành dược thấp và ít kinh nghiệm thực tế. Các dược sỹ có bằng sau đại học và trình độ tiếng Anh tốt rất hiếm, đây là một hạn chế lớn trong việc tiếp cận công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển.

Nhu cầu thuốc chữa bệnh thuốc chữa bệnh tại Việt Nam ngày càng tăng. Trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng gia tăng việc chi tiêu về dịch vụ y tế, đặc biệt là chi tiêu cho dược phẩm. Giai đoạn từ 2001-2007, tiêu thụ thuốc tân dược của Việt Nam đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 19,9% nhưng đến năm 2008 thì tốc độ này đã là 25,5 % so với năm 2007. Qua đó có thể thấy quy mơ thị trường ngày càng tăng, dẫn đến doanh thu tiêu thụ cũng tăng theo. Giai đoạn từ 2001-2008, chi tiêu y tế của người dân đã tăng cao, đặc biệt là chi tiêu cho dược phẩm. Nếu như năm 1998 việc chi tiêu cho tiền thuốc theo đầu người mới chỉ ở mức 5,5 USD, thì năm 2008 con số này đã lên tới 16,45 USD, tăng gấp 3 lần năm 1998. Tuy nhiên thực tế con số này vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực và cịn rất thấp so với mức trung bình của thế giới (40 USD/người/năm). Dân số Việt Nam là dân số trẻ, tương lai sẽ còn gia tăng và do đó nhu cầu cùng với chi tiêu cho dược phẩm trên đầu người sẽ còn tăng lên.

Từ thực trạng ngành dược hiện nay, ta thấy rằng để đáp ứng nhu cầu thuốc chữa bệnh cho người dân thì chỉ dựa vào những dược phẩm trong nước là không đủ. Theo phân tích, ngành dược trong nước chỉ mới đáp ứng được 50% nhu cầu thuốc cả nước. Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu thuốc chữa bệnh thành phẩm cũng như nguyên liệu bào chế dược phẩm là một tất yếu. Chính điều này đã tạo ra một nhu cầu thanh toán các khoản nợ bằng ngoại tệ và rủi ro tỷ giá là một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp trong ngành dược, dù là thương mại hay sản xuất đều phải cần quan tâm. Một khi các doanh nghiệp dược có tiềm ẩn loại rủi ro tỷ giá như nói trên thì điều này cũng có nghĩa là những thiệt hại đến từ sự chênh lệch tỷ giá là có thể xảy ra cho các doanh nghiệp này. Trong tình hình khan hiếm đồng USD, cũng như các doanh nghiệp nhập khẩu khác, các công ty dược tất yếu phải gánh chịu rủi ro đến từ

hai loại chênh lệch tỷ giá, một từ chênh lệch tỷ giá do tình hình biến động tăng giá đồng USD và một từ chênh lệch tỷ giá giữa tỷ giá niêm yết của các ngân hàng thương mại với tỷ giá thỏa thuận mà các doanh nghiệp mua được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các doanh nghiệp dược phẩm (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)