1.3 Phòng ngừa rủi ro
1.3.2.5 Một số phương pháp phòng ngừa khác
Trích lập quỹ dự phịng rủi ro
Đây là phương pháp phòng ngừa mang tính truyền thống, khơng xây dựng chiến lược phòng ngừa rủi ro mà chủ yếu dựa vào việc tạo lập nguồn để bù đắp cho những tổn thất khi tỷ giá biến động. Nguồn dùng để trích lập quỹ dự phịng có thể lấy từ lợi nhuận rịng của cơng ty khi quyết tốn kết quả kinh doanh vào thời điểm cuối năm tài chính. Phương pháp này tuy khơng địi hỏi những kỹ thuật phức tạp nhưng khơng có tác dụng phòng ngừa rủi ro cao. Mặt khác, do được trích lập vào thời điểm cụ thể nên khả năng phòng ngừa cho những khoản phát sinh sau thời điểm này có thể bị bỏ sót. Ngồi ra, mục đích sử dụng của quỹ này có thể bị sai lệch do khó kiểm sốt được.
Đa dạng hóa đồng tiền dùng để thanh toán
Việc phụ thuộc quá nhiều vào một đồng ngoại tệ trong thanh toán thương mại quốc tế là một rủi ro khá lớn khi tình hình cung cầu đồng ngoại tệ đó biến động mạnh. Vì vậy, để giảm thiểu bớt rủi ro tỷ giá, các doanh nghiệp nên đa dạng hóa đồng tiền thanh tốn trong các giao dịch của mình. Chẳng hạn, các doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều đồng ngoại tệ mạnh khác nhau trong các lựa chọn của mình như
USD, EURO, Yên Nhật,... để làm đồng tiền giao dịch. Khi một đồng ngoại tệ bị mất cân đối cung cầu, tăng hay giảm giá mạnh thì sẽ chuyển sang đồng ngoại tệ khác ít chịu ảnh hưởng hơn và tổn thất mà doanh nghiệp gánh chịu cũng giảm đi. Tuy nhiên, thói quen hay văn hóa của doanh nghiệp là một vấn đề cũng cần phải nói đến, khi việc lựa chọn một đồng ngoại tệ, ví dụ như USD đã trở thành một thơng lệ thì để thay đổi nó địi hỏi một nỗ lực từ phía doanh nghiệp, đặc biệt là ở các doanh nghiệp Nhà nước.
Đa dạng hóa sản phẩm từ nhiều quốc gia
Việc phịng ngừa rủi ro tỷ giá sẽ tốt hơn khi kết hợp với việc triển khai chiến lược marketing. Cụ thể là nếu như các nhà quản trị marketing có thể tiến hành đa dạng hóa được các sản phẩm của mình từ nhiều nguồn khác nhau thì khi đồng tiền của quốc gia có sản phẩm mà doanh nghiệp nhập khẩu tăng giá, doanh nghiệp có thể chuyển đổi sang tăng thị phần cho những sản phẩm thuộc các quốc gia có đồng tiền khơng tăng hay tăng khơng đáng kể. Điều này cũng giúp làm giảm bớt tính phụ thuộc vào một sản phẩm và từ đó giảm bớt những thiệt hại từ rủi ro tỷ giá gây ra. Điều khó khăn là việc thực hiện chiến lược này địi hỏi phải được triển khai lâu dài và có định hướng thị trường cho các sản phẩm của mình, đội ngũ marketing phải có trình độ nhất định, chi phí thực hiện tương đối cao.
Lựa chọn chiến lược phòng ngừa rủi ro phù hợp
Sau khi tiến hành nhận diện, đánh giá rủi ro tại doanh nghiệp, các nhà quản trị tài chính sẽ thực hiện chiến lược phịng ngừa rủi ro phù hợp với tình hình khách quan bên ngoài cũng như chủ quan của doanh nghiệp, có vậy mới đảm bảo tính hợp lý, hiệu quả của chiến lược trên.
Những yếu tố chủ quan thuộc về nội tại doanh nghiệp cần xem xét chính là văn hóa rủi ro, trình độ nguồn nhân lực cho việc triển khai chiến lược phịng ngừa, quy mơ của doanh nghiệp. Mặc dù rủi ro mà doanh nghiệp phải gánh chịu là chắc chắn nhưng các yếu tố chủ quan trên sẽ ảnh hưởng đến việc có triển khai hay khơng, hoặc triển khai có tốt hay khơng, triển khai như thế nào. Bởi vì cùng một rủi
ro hiện hữu, ứng với mỗi văn hóa rủi ro khác nhau sẽ có những cách ứng xử khác nhau, có người chấp nhận mạo hiểm để hưởng những lợi ích khi hy vọng rủi ro khơng xảy ra nhưng có người lại chấp nhận bỏ ra những khoản chi phí để mua sự an tâm rằng những rủi ro này đã được phịng ngừa. Quy mơ doanh nghiệp cũng như trình độ nguồn nhân lực cũng là một trong những yếu tố tiên quyết cho việc lựa chọn chiến lược phòng ngừa rủi ro. Khơng thể địi hỏi một chiến lược phịng ngừa quy mơ lớn cho một doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, trình độ nhân lực hạn chế.
Bên cạnh các yếu tố chủ quan vừa kể thì các yếu tố khách quan vĩ mơ cũng cần được xem xét. Đó chính là những yếu tố về cơ sở hạ tầng cho việc triển khai những công cụ phái sinh như mơi trường pháp lý, thị trường tài chính hiện đại, cơng tác đào tạo nguồn nhân lực tài chính cũng như các chính sách vĩ mơ làm ảnh hưởng đến tỷ giá như chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá, lãi suất của Nhà nước. Để một chiến lược phòng ngừa rủi ro, đặc biệt là trong trường hợp có kết hợp các cơng cụ tài chính phái sinh, hoạt động hiệu quả thì tất yếu phải có một môi trường tốt cho việc triển khai các công cụ này, cụ thể Nhà nước phải có những quy định cụ thể về việc sử dụng, triển khai các sản phẩm phái sinh, có những hỗ trợ, hướng dẫn từ việc ban hành các văn bản pháp quy cho đến tổ chức thị trường cho việc vận hành các sản phẩm này. Ngồi ra, các chính sách tiền tệ, lãi suất cũng như cách thức điều hành tỷ giá ảnh hưởng khá lớn đến sự biến động tỷ giá và từ đó ảnh hưởng đến chiến lược phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Chẳng hạn, khi Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất đồng nội tệ có thể làm cho đồng nội tệ tăng giá và các công ty xuất khẩu sẽ gặp rủi ro do tổn thất đến từ các khoản phải thu bằng ngoại tệ. Ngược lại, một chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ dẫn đến những thiệt hại cho các công ty nhập khẩu khi làm gia tăng trị giá nội tệ của các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ.
Ngoài tác động trực tiếp đến sự biến động tỷ giá thì các chính sách trên cịn cung cấp những thông tin cho những nhà quản trị tài chính trong cơng tác hoạch định chiến lược phòng ngừa rủi ro của mình. Với một chính sách điều hành tỷ giá theo hướng thả nổi, các nhà quản trị sẽ nhận thấy dấu hiệu rủi ro đến từ sự biến động mạnh tỷ giá như thế nào và họ sẽ có những điều chỉnh, mạnh dạn đưa ra
những cơng cụ phái sinh phịng ngừa cho những biến động này. Nếu Nhà nước có chính sách neo tỷ giá theo một đồng ngoại tệ, kiểm soát chặt tỷ giá thì khả năng biến động tỷ giá là khó xảy ra và như vậy việc áp dụng những cơng cụ tài chính phái sinh với chi phí lớn là khơng thật sự cần thiết, thay vào đó các nhà quản trị sẽ chọn những giải pháp khác ít tốn kém chi phí hơn để thực hiện cho chiến lược phòng ngừa của họ.