3.1 Giải pháp vĩ mô
3.1.2 Hoàn thiện môi trường pháp lý về quản trị rủi ro tài chính
Việc xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý cần được tiến hành một cách đồng bộ, nhịp nhàng giữa các khâu từ việc hỗ trợ tạo lập thị trường, ban hành các quy định rõ ràng trong giao dịch phái sinh như đối tượng tham gia, các sản phẩm của thị trường, quyền và nghĩa vụ các chủ thể tham gia thị trường, hướng dẫn hạch toán kế toán trong giao dịch phái sinh theo hướng hội nhập với thông lệ quốc tế và cuối cùng là những chế tài khi vi phạm để hạn chế những tiêu cực của thị trường này.
Việc tạo lập và phát triển thị trường cần được tiến hành theo những tiến trình cụ thể, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội cũng như trình độ quản lý của Nhà nước. Có như vậy, thị trường phái sinh mới có cơ hội phát triển bền vững, tránh tình trạng nóng vội, vượt quá năng lực quản lý Nhà nước dẫn đến việc sử dụng các cơng cụ hành chính để điều tiết thị trường như đã từng xảy ra trước đây. Mặc dù các văn bản pháp lý trong lĩnh vực tài chính phái sinh đã được các cơ quan chức năng ban hành nhưng phần lớn các văn bản này chỉ mới điều chỉnh ở một khía cạnh của thị trường, chưa bao quát toàn thị trường và chưa mang tính chuẩn hóa cao. Vì vậy, hoàn thiện khung pháp lý cần bắt đầu bằng việc ban hành các quy định này thành một hệ thống các quy phạm trong một bộ luật chuẩn mực cụ thể, trong đó chỉ rõ cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp thị trường, những quy tắc ứng xử chuẩn mực khi tham gia thị trường này, phân quyền cụ thể cho các ngân hàng thương mại trong thực hiện một số giao dịch phái sinh tạo tính thống nhất trong hoạt động trên nhằm tránh sự tranh chấp từ sự không thống nhất gây ra.
Để hỗ trợ cho quá trình phát triển các công cụ phái sinh tốt hơn, hệ thống pháp lý cũng cần hỗ trợ cho các chủ thể chính sử dụng các sản phẩm này là các doanh nghiệp thông qua việc ban hành chuẩn mực kế toán hướng dẫn hạch tốn kế tốn và trình bày báo cáo tài chính đối với nghiệp vụ phái sinh nhằm đảm bảo tính nhất quán trong cơng tác tài chính kế tốn. Ngồi ra, để tạo động lực khuyến khích các doanh nghiệp tham gia thị trường này thì Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về
thuế như cho phép khấu trừ thuế thu nhập đối với những khoản chi phí phát sinh bao gồm cả những khoản lỗ từ việc sử dụng các cơng cụ tài chính phái sinh.
Một điều tất yếu không thể tránh khỏi đó là những tranh chấp phát sinh trong q trình thực hiện các giao dịch cũng như những vi phạm từ các chủ thể. Do đó hệ thống văn bản pháp lý này cũng cần quan tâm điều chỉnh chúng. Trong đó, những tranh chấp được xử lý bởi các cơ quan chủ quản hay được xử lý theo luật tố tụng dân sự tùy vào mức độ ra sao, các loại vi phạm được định nghĩa thế nào cần được quy định cụ thể, chi tiết sao cho đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng. Đây sẽ là cơ sở cho việc tuân thủ và xử lý những sai phạm nhằm làm cho thị trường hoạt động lành mạnh và ổn định. Trong giai đoạn đầu, Nhà nước có thể đưa ra những giới hạn về số lượng, quy mô các quyền chọn của các cá nhân nhằm hạn chế được tình trạng lũng đoạn thị trường, giúp thị trường vốn non trẻ phát triển đúng hướng, bền vững hơn.
Tóm lại, việc thiết lập và hồn thiện một môi trường pháp lý minh bạch, rõ ràng sẽ là một nền tảng tốt cho việc phát triển thị trường tài chính nói chung cũng như thị trường bảo hiểm giá cả tài chính nói riêng. Q trình thực hiện không thể