1.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn
1.3. CÁC LÝ THUYẾT VỀ CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
1.3.2. Lý thuyết lợi nhuận hoạt động ròng (The Net Operating Income
approach)
Với giả định trong mơi trường khơng có thuế, thị trường tài chính hồn hảo, doanh nghiệp chia toàn bộ lợi nhuận cho chủ sở hữu và tốc độ tăng trưởng cổ tức bằng khơng; lý thuyết lợi nhuận hoạt động rịng cho rằng chi phí sử dụng vốn trung bình và giá trị doanh nghiệp khơng thay đổi khi cơ cấu vốn thay đổi. Như vậy, doanh nghiệp sẽ khơng có cơ cấu với nào tối ưu và giá cổ phiếu cũng như giá trị doanh nghiệp không phụ thuộc cơ cấu vốn. Lý thuyết này được minh họa bằng ví dụ như sau: Chi phí sử dụng vốn 0 Hệ số nợ tối ưu Chi phí sử dụng nợ Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu WACC Hệ số nợ
Chi phí sử dụng vốn
Cơ cấu vốn ban đầu của doanh nghiệp N bao gồm: nợ vay 200 (lãi suất 8%) và vốn chủ sở hữu 800. Lợi nhuận hoạt động là 120, ROA là 12%. Như vậy, giá trị doanh nghiệp ban đầu là 1000 [=120/12%] và ROE là 13% [=(120-200 . 8%)/800].
Nếu doanh nghiệp N thay đổi cơ cấu vốn theo chiều hướng tăng hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu từ 0.25 lên thành 1.00 nhưng tổng tài sản khơng đổi, có nghĩa là huy động nợ để mua lại vốn cổ phần. Do không phụ thuộc cơ cấu vốn nên ROA vẫn là 12%, lợi nhuận hoạt động là 120 và giá trị doanh nghiệp vẫn là 1000, nhưng ROE là 16% [=(120-500 . 8%)/500].
Ví dụ trên cho thấy, khi doanh nghiệp N gia tăng mức độ sử dụng nợ thì ROE sẽ tăng lên trong khi ROA và lãi suất dành cho chủ nợ khơng đổi; ngồi ra, giá trị doanh nghiệp cũng khơng thay đổi khi có sự thay đổi cơ cấu vốn (xem đồ thị 1.4).
Đồ thị 1.4. Chi phí vốn theo lý thuyết lợi nhuận hoạt động rịng