Nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp việt nam (Trang 83 - 84)

1.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn

3.3. GIẢI PHÁP HỖ TRỢ XÂY DỰNG MƠ HÌNH CƠ CẤU VỐN HỢP

3.3.1. Nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực tài chính

Một trong những điểm yếu thể hiện rõ nét nhất của các doanh nghiệp Việt Nam chính là hiệu quả kinh doanh và năng lực tài chính kém. Hiệu quả kinh doanh kém dẫn đến khả năng tích lũy vốn thấp, cịn năng lực tài chính yếu làm hạn chế khả năng tiếp cận, thu hút nguồn vốn bên ngồi, dẫn đến những khó khăn trong việc ra quyết định tài chính nói chung và quyết định xây dựng cơ cấu vốn hợp lý nói riêng. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực tài chính là yêu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp hiện nay, để thực hiện được mục tiêu này cần chú trọng thực hiện các biện pháp sau đây:

- Tăng cường kiểm sốt chi phí sản xuất kinh doanh, cụ thể là: (1) thường xuyên rà soát lại các chỉ tiêu định mức kinh tế – kỹ thuật, định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm, xây dựng cơ chế khốn chi phí đối với những bộ phận gián tiếp ví dụ như chi phí điện thoại, điện nước, văn phịng phẩm, chi phí hội nghị, cơng tác phí,… (2) Xây dựng cơ chế thưởng phạt liên quan đến chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm; (3) Kiểm soát giá các yếu tố đầu vào; (4) Thơng tin và giải thích một cách đầy đủ, rõ ràng sự khác biệt giữa kiểm sốt chi phí với cắt giảm chi phí để tạo ý thức tiết kiệm đối với nhân viên.

- Kiểm soát và đánh giá nghiêm túc các khoản đầu tư, nhất là những khoản đầu tư trái với ngành nghề kinh doanh chính. Các doanh nghiệp cần có kế hoạch huy động vốn phù hợp với nhu cầu đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính để tránh hiện tượng thừa vốn hoặc thiếu hụt nguồn tài trợ, nếu thừa vốn thì tùy theo tính chất của nguồn vốn này là tạm thời hay lâu dài sẽ lựa chọn hình thức đầu tư thích hợp nhưng nên ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực doanh nghiệp có khả năng kiểm sốt, quản lý rủi ro để tránh hiện tượng thua lỗ mà kết quả hoạt động kinh doanh chính khơng thể đủ sức gánh vác các khoản chi phí hoặc khơng thể cạnh tranh với các đối thủ. - Xây dựng chiến lược kinh doanh là đòi hỏi tất yếu đối với các doanh

nghiệp trong từng thời kỳ và là căn cứ quan trọng xây dựng các biện pháp về phát triển sản phẩm, thị trường tiêu thụ, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn cung cấp yếu tố đầu vào và huy động vốn hợp lý.

- Cần chú trọng hơn đến lập kế hoạch tài chính định kỳ đầy đủ nhằm định hướng cho cơng tác quản trị tài chính doanh nghiệp đảm bảo mục tiêu sinh lời và khả năng thanh tốn. Hơn thế nữa, thơng qua kế hoạch tài chính giúp doanh nghiệp thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thử thách để từ đó xây dựng lộ trình hoạt động kinh doanh thích hợp.

- Quan tâm thường xuyên đến việc tổ chức đánh giá, phân tích hoạt động doanh nghiệp, trong đó tập trung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm phát hiện những yếu kém cần khắc phục và phát huy thế mạnh và trên cơ sở đó đánh giá, dự tính rủi ro và tiềm năng trong tương lai phục vụ cho các quyết định tài chính.

- Nâng cao năng suất lao động thơng qua đầu tư đào tạo, bồi dưỡng trình độ cho người lao động hoặc tăng cường ứng dụng kỹ thuật và cơng nghệ hiện đại vào q trình sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp việt nam (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)