Các thang điểm đánh giá:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng phương pháp xác định lãi suất cho vay qua đánh giá tín dụng doanh nghiệp phù hợp với ngân hàng thương mại việt nam (Trang 51 - 54)

3.4.1 Điểm chỉ tiêu tài chính và tiêu chuẩn đánh giá:

Giả định Fi là giá trị đạt được cụ thể đối với từng chỉ tiêu của một DN từ chỉ tiêu tài chính 1 đến chỉ tiêu tài chính 12. Gọi a1, a2, a3, a4 lần lượt là các mức giá trị mốc trên miền giá trị của từng chỉ tiêu.

Bảng 3.1: Thang điểm đánh giá các chỉ tiêu tài chính

MIỀN GIÁ TRỊ ĐIỂM

a1 ≤ Fi 10 a2≤ Fi < a1 8 a3 ≤ Fi < a2 6 a4 ≤ Fi < a3 4 0 ≤ Fi < a4 2 Fi < 0 0

Các giá trị mốc a1, a2, a3, a4 được lựa chọn để sao cho phù hợp với từng lĩnh vực kinh doanh và qui mô vốn chủ sở hữu của DN. Đối với DN kinh doanh trong nhiều lĩnh vực thì lấy hoạt động chính làm cơ sở đánh giá chỉ tiêu tài chính.

Tỷ lệ dư nợ có TSBĐ

Tổng dư nợ Tổng giá trị TSBĐ

Bảng tiêu chuẩn đánh giá các giá trị mốc a1, a2, a3, a4 phần chỉ tiêu tài chính

được trình bày trong Phụ lục 1.

Việc phân loại khách hàng để đưa ra thang điểm thích hợp đối với từng nhóm

khách hàng là vơ cùng quan trọng và đảm bảo tính khoa học trong việc đánh giá vì:

– Mỗi khách hàng hoạt động trong 1 lĩnh vực khác nhau sẽ có các chỉ số trung bình ngành khác nhau.

– Mỗi khách hàng có quy mơ hoạt động khác nhau (thơng qua mức vốn chủ sở hữu) sẽ có các chỉ số và các đặc điểm hoạt động khác nhau.

Như phần trên đã trình bày, trong phân tích sẽ chia DN ra thành các nhóm ngành như sau: (1) nhóm ngành cơng nghiệp, (2) nhóm ngành xây dựng, (3) nhóm ngành thương mại dịch dụ, (4) nhóm ngành nơng-lâm-ngư-nghiệp. Tương ứng trong mỗi

nhóm ngành sẽ chia ra DN quy mô lớn, DN quy mô vừa và DN quy mô nhỏ để đưa ra các chỉ số a1, a2, a3, a4 phù hợp.

Dựa vào các chỉ số trung bình ngành do Tổng Cục thống kê hoặc một Cơ quan chuyên cung cấp thông tin tổng hợp hàng năm làm tiêu chuẩn để so sánh và đưa ra các mức a1, a2, a3, a4 cụ thể. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống kho dữ liệu này vẫn chưa hình thành, do đó tác giả tạm sử dụng các chỉ số trung bình ngành do các NHTM xây dựng, về lâu dài để bảo đảm tính chính xác, các chỉ số trung bình ngành này vẫn cần phải lấy từ nguồn số liệu tổng hợp của cả nước.

3.4.2 Điểm chỉ tiêu phi tài chính và tiêu chuẩn đánh giá:

Giả định Ni là giá trị đạt được cụ thể đối với từng chỉ tiêu của một DN từ chỉ tiêu phi tài chính 13 đến chỉ tiêu phi tài chính 22. Tương tự như phần chấm điểm các chỉ tiêu tài chính, gọi a1, a2, a3, a4 lần lượt là các mức giá trị mốc trên miền giá trị của từng chỉ tiêu. Ta đánh giá thang điểm đối với từng chỉ tiêu phi tài chính như sau:

– Tổng số điểm tối đa mỗi chỉ tiêu là 10 điểm.

– Chỉ tiêu 13: khơng có nợ quá hạn 10 điểm; có nợ quá hạn 0 điểm.

Bảng 3.2: Thang điểm đánh giá chỉ tiêu phi tài chính 14, 15

MIỀN GIÁ TRỊ ĐIỂM

a1 ≤ Ni 0 a2≤ Ni < a1 2 a3 ≤ Ni < a2 4 a4 ≤ Ni < a3 6 0 < Ni < a4 8 Ni = 0 10

– Chỉ tiêu 16: sử dụng vốn vay đúng mục đích 10 điểm; có trường hợp sử dụng vốn vay sai mục đích đã kiểm tra phát hiện và lập biên bản 0 điểm.

– Chỉ tiêu từ 17 đến 20:

Bảng 3.3: Thang điểm đánh giá chỉ tiêu phi tài chính 17 đến 20

MIỀN GIÁ TRỊ ĐIỂM

a1 ≤ Ni 10

a2≤ Ni < a1 8

a3 ≤ Ni < a2 6

a4 ≤ Ni < a3 4

0 ≤ Ni < a4 2

– Chỉ tiêu 21: cho điểm từ 2 đến 10 dựa vào mức độ thực hiện các dịch vụ tiền tệ như mua, bán ngoại tệ; thanh toán (trong nước, quốc tế); dịch vụ ngân quỹ (kiểm đếm tiền mặt, chi hộ lương) ... của khách hàng tại ngân hàng.

– Chỉ tiêu 22: báo cáo tài chính trong kỳ đã được kiểm toán hoặc cơ quan thuế, cơ quan chủ quản kiểm tra xác nhận: tối đa 6 điểm; gửi đầy đủ, chính xác báo cáo tài chính theo định kỳ đến ngân hàng: tối đa 4 điểm.

Bảng tiêu chuẩn đánh giá các giá trị mốc a1, a2, a3, a4 phần chỉ tiêu phi tài chính

được trình bày trong Phụ lục 2.

3.4.3 Điểm chỉ tiêu về rủi ro khoản vay và tiêu chuẩn đánh giá:

Mỗi chỉ tiêu được đánh giá và cho điểm từ 0 đến 10. Bảng tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu về rủi ro khoản vay được trình bày trong Phụ lục 3.

3.4.4 Trọng số của từng chỉ tiêu và điểm tổng hợp:

Mỗi chỉ tiêu có một mức độ quan trọng, ảnh hưởng khác nhau, do đó việc áp

dụng trọng số đối với từng chỉ tiêu khi tính tốn là cần thiết. Theo quan điểm của

tác giả có thể chia ra 3 mức độ để đánh giá các chỉ tiêu với các trọng số tương ứng. Bảng 3.4: Trọng số tính tốn và số lượng chỉ tiêu tương ứng

SỐ LƯỢNG CHỈ TIÊU MỨC ĐỘ

TRỌNG SỐ

ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP ĐÁNH GIÁ KHOẢN VAY

Ảnh hưởng mạnh 1,5 6 6

Ảnh hưởng khá mạnh 1,2 6 6

Bình thường 1,0 10 10

Điểm tổng hợp là tổng điểm mà mỗi khách hàng đạt được của từng chỉ tiêu x

(nhân) trọng số từng chỉ tiêu. Tổng số điểm tối đa-tối thiểu sau khi quy đổi theo

trọng số tương ứng của phần đánh giá DN lần lượt là 262 điểm-12 điểm và của phần

đánh giá khoản vay lần lượt là 262 điểm-0 điểm. Trọng số và điểm số tối đa-tối

thiểu cụ thể của từng chỉ tiêu được nêu trong Phụ lục 4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng phương pháp xác định lãi suất cho vay qua đánh giá tín dụng doanh nghiệp phù hợp với ngân hàng thương mại việt nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)