Chiến lược phát triển đội tàu với phương án mua tàu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển đội tàu vận tải xăng dầu viễn dương của tổng công ty xăng dầu việt nam đến năm 2015 (Trang 90 - 94)

3.2. Các giải pháp thực hiện chiến lược phát triển đội tàu

3.2.1. Chiến lược phát triển đội tàu với phương án mua tàu

Trong vài năm gần đây với mức độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Việt Nam đạt trung bình khoảng 7%/năm, lượng xăng dầu nhập khẩu và tiêu thụ tại Việt Nam trung bình trong 10 năm qua tăng đều, nhất là trong các năm vừa qua đạt ở mức khoảng 10 - 11%/năm. Trên cơ sở dự báo nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu xăng dầu từ nay đến 2015 duy trì trung bình ở mức khoảng 7%/năm, tạo ra cơ hội lớn cho phát triển hoạt động vận tải xăng dầu bằng đường biển của Tcty. Việc Tcty đầu tư

tàu Aframax để chở hàng nhập khẩu trực tiếp từ Trung Đông về Việt Nam, thay cho việc thuê tàu nước ngoài như hiện nay là dựa trên nguồn hàng nhập khẩu ổn định.

Tcty là đơn vị có nhiều kinh nghiệm quản lý, khai thác đội tàu dầu. Việc đầu tư, tổ chức quản lý và khai thác các tàu dầu có trọng tải lớn là phù hợp với qui luật phát triển, nhắm tới mực đích mở rộng phạm vi hoạt động vận tải xăng dầu ra khu vực và thế giới được. Mặt khác do tình hình dầu mỏ trên thế giới đang gia tăng làm nảy sinh nhu cầu sử dụng nguồn năng lượng thay thế khác, do đó việc đầu tư tàu phải đảm bảo yêu cầu vận tải được nhiều loại sản phẩm dầu mỏ.

Trên đây là các yếu tố cơ bản có tác động thúc đẩy Tcty nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển đội tàu với phương án mua tàu đa năng chở dầu cỡ 100.000 DWT ( được gọi chung là tàu Aframax), bằng các giải pháp sau đây:

¾ Giải pháp nghiên cứu phát triển đội tàu đa năng để thích nghi với tình hình khủng hoảng dầu mỏ hiện nay.

 Trong bối cảnh nguồn dầu thô ngày càng khan hiếm, thì kh í đốt là nguồn năng lượng quan trọng đứng thứ ba trong nền kinh tế thế giới sau dầu mỏ. Khí đốt là loại nhiên liệu sạch hơn nhiều lần so với than đá hoặc dầu mỏ, trữ lượng còn dồi dào và giá tương đối rẻ nên có lợi thế lớn. Hiện nay các nước phát triển và Mỹ là thị trường tiêu thụ khí đốt lớn nhất, chiếm đến 74% nhu cầu tồn cầu. Giá dầu tăng cao đột biến và trở thành khuynh hướng không thể đảo ngược, điều này trở thành nhân tố để khí đốt lên ngơi, ngồi hệ thống đường ống để vận chuyển khí đốt thì cơng nghiệp khí hố lỏng đang được phát triển một cách nhanh chóng. Do đó khi đầu tư đội tàu chúng ta cần phải nghiên cứu tính khả thi của đội tàu đa năng, mặc dù giá thành sẽ cao hơn giá thành của tàu chuyên dụng, thời gian thu hồi vốn sẽ lâu hơn nhưng nó có thể vận chuyển được một số sản phẩm của dầu mỏ mà tàu dầu thông thường không thể vận chuyển được, đây chính là vấn đề mà nhà quản trị cần cân nhắc để đưa ra chiến lược đầu tư một cách thích hợp.

¾ Giải pháp dựa vào các chính sách khuyến khích vận tải đường biển, các chính sách về mơi trường với lợi thế hiện có so với đối thủ cạnh tranh để phát triển đội tàu

78

Việc chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện phát triển vận tải đường biển thông qua các quyết định phát triển ngành vận tải biển Việt Nam đến năm 2010, việc thực hiện công ước Marpol 73/78, thanh thải tàu vỏ đơn đến năm 2010 kết hợp với việc Tcty đang sở hữu đội tàu thế hệ mới đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường, với thương hiệu truyền thống lâu đời, người tiêu dùng dễ dàng nhận biết từ đó so với các đối thủ cạnh tranh chưa kịp đầu tư đội tàu thay thế, đây chính là cơ hội cho Tcty phát triển thị phần trong nước và phát triển thị trường ở khu vực và thế giới.

¾ Giải pháp huy động vốn

 Việc huy động vốn vào thời điểm hiện nay để đầu tư phát triển đội tàu nhằm duy trì thị phần vận tải của Tcty và tranh thủ cơ hội là điều hết sức cần thiết. Theo tiêu chuẩn an toàn và bảo vệ môi trường, đến những năm 2008-2010, hàng loạt tàu không đảm bảo kết cấu sẽ bị thay thế. Thêm vào đó, theo nhận định của các chuyên gia trong ngành vận tải thì giá mua tàu đủ tiêu chuẩn hiện nay là chấp nhận được và giá bán tàu không đủ tiêu chuẩn về môi trường đang thuận lợi.

 Huy động vốn để đảm bảo tính chủ động trong việc mua hàng nhập khẩu của Tcty, góp phần ổn định thị trường xăng dầu trong nước và đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng và nhu cầu tiêu thụ xăng dầu hàng năm của Việt Nam khoảng 7%/năm.

 Huy động vốn để phát triển đội tàu thâm nhập thị trường vận tải khu vực và thế giới. Do hàng loạt tàu không đạt tiêu chuẩn hoạt động sẽ bị loại bỏ dẫn đến việc mất cân bằng cung cầu trong vận tải xăng dầu và đây là thời điểm tốt để mở rộng hoạt động vận tải. Thêm vào đó, giá cước trong thời gian tới sẽ ở mức cao do thiếu hụt phương tiện vận tải.

 Việc huy động vốn để đầu tư phát triển đội tàu sẽ đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội rất lớn nhằm nâng cao uy tín của ngành vận tải Việt Nam trong khu vực và thế giới, góp phần đưa Tcty trở thành một Tcty vận tải xăng dầu hàng đầu của Việt Nam và có uy tín trong khu vực.

Tăng cường nguồn vốn cho Tcty có thể được thực hiện huy động từ các nguồn như sau:

 Ngân hàng là đối tác chiến lược cung cấp tín dụng dài hạn để tài trợ cho các dự án đầu tư của Tcty.

 Liên doanh liên kết với các công ty vận tải xăng dầu trong khu vực và quốc tế.

 Huy động vốn từ các tổ chức cho thuê tài chính.

 Huy động vốn từ các nguồn vốn ứng trước của khách hàng.

 Huy động vốn từ cổ phần hóa Tcty và từ việc phát hành thêm cổ phiếu.  Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong Tcty.

¾ Giải pháp tiết kiệm nhằm giảm chi phí đầu vào

 Giá dầu lên cao, dẫn đến chi phí vận tải cũng tăng theo từ đó tác động mạnh đến thương mại thế giới, v iệc tiết kiệm để tồn tại là phương châm các hảng tàu cần phải thực hiện ngay, bằng cách ứng dụng các cơng nghệ tiên tiến trong việc phân tích và quản lý chi phí thì việc tiết kiệm trở nên có hiệu quả hơn.

 Theo IMO, các hảng vận tải biển và các xưởng đóng tàu chấp nhận chi nhiều tiền hơn để đóng mới những con tàu có cơng nghệ hiện đại thì lượng dầu tiêu thụ cho mỗi con tàu sẽ giảm được từ 30% đến 40% và nếu các hảng chấp nhận cho tàu hải hành chậm hơn thì sẽ giảm thêm khoảng 10% lượng dầu tiêu thụ. Như vậy mỗi ngày lượng dầu tiêu thụ cho các con tàu trên thế giới sẽ khoảng 50% (ước tính khoảng 4 triệu thùng/ ngày).

 Từ những vấn đề được nêu ra Tcty nhận thấy vấn đề khi đầu tư những con tàu thuộc thế hệ mới, có những cơng nghệ tiên tiến nó khơng những tiết kiệm được nhiên liệu, làm giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh mà cịn làm cho mơi trường ngày càng tốt hơn.

¾ Giải pháp quan hệ tốt với nhiều nhà cung cấp.

 Việc Tcty thường nhập xăng dầu từ Singapore theo phương thức CF, cùng với việc duy trì phương thức nhập CF từ Singapore, Tcty đã tìm kiếm nguồn hàng từ các nước khác trong khu vực như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan...,

80

chuyển sang nhập khẩu nhiều lô hàng theo phương thức mua FOB và sử dụng đội tàu dầu Tcty chở về Việt Nam.

 Cù ng việc duy trì quan hệ với các nhà cung cấp từ các nước trong khu

vực, Tcty cũng đã tìm kiếm thêm các nhà cung cấp khác từ Trung Đông. Đầu năm 2002 cho đến nay Tcty thỏa thuận với người bán Trung Đông đưa tàu Aframax (trọng tải 100.000 tấn) đến giao hàng tại vùng biển Việt Nam. Việc Tcty chủ động đưa tàu Aframax đến cảng Việt Nam là bước tiến trong chiến lược kinh doanh và vận tải xăng dầu.

 Việc có thêm nhiều nhà cung cấp sẽ giúp Tcty chủ động được nguồn

hàng trong bối cảnh khủng hoảng dầu mỏ hiện nay. Nó giúp Tcty hạn chế việc q ít nhà cung cấp mà quá nhiều đối thủ cạnh tranh.

 Khi Tcty thực hiện chiến lược kinh doanh đa dạng hóa sản phẩm, chiến lược phát triển đội tàu đa năng sẽ có nhiều nhà cung cấp để lựa chọn cho phù hợp với chiến lược của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển đội tàu vận tải xăng dầu viễn dương của tổng công ty xăng dầu việt nam đến năm 2015 (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)