1.1 .Khái niệm và phân loại thuế
1.2 Thuế thu nhập cá nhân
1.2.6.3. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân
Đối với thuế thu nhập cá nhân, thông thường người ta áp dụng biểu thuế suất
lũy tiến. Có hai loại thuế suất lũy tiến là lũy tiến toàn phần và lũy tiến từng phần (còn gọi là thuế suất đơn nhất đơn nhất kết hợp với ngưỡng tính thuế). Mỗi loại thuế suất lũy tiến có hiệu quả điều tiết khác nhau, trong đó biểu thuế lũy tiến từng phần
được coi là đảm bảo công bằng hơn và không gây ra mâu thuẩn “ mức tăng của thuế
lớn hơn mức tăng của căn cứ tính thuế” tại điểm tiếp giáp giữa hai bậc thuế.
Biểu thuế lũy tiến từng phần có thể có hai dạng: Một dạng chia thành nhiều bậc thuế, một dạng chỉ đơn giản gồm một vài bậc. Biểu thuế nhiều bậc chia theo các mức thu nhập khác nhau đảm bảo công bằng hơn vì chỉ có sự chuyển dịch nhẹ nhàng về mức thuế giữa các bậc nhưng việc tính thuế có phần phức tạp. Biểu thuế ít bậc có ưu điểm là thuận lợi trong việc tính thuế nhưng mức thuế giũa hai bậc
thường chênh lệch nhau nhiều nhất là khoảng tiếp giáp giữa hai bậc gây tâm lý không công bằng trong nghĩa vụ thuế.
Khi xây dựng biểu thuế của thuế thu nhập cá nhân, các quốc gia thường sử dụng một số nguyên tắc sau:
- Thứ nhất, đánh thuế cùng một mức vào thu nhập tổng hợp với số lượng thuế suất vừa phải để có thể quản lý tốt hơn.
- Thứ hai, mức thuế không nên quá cao làm ảnh hưởng đến nỗ lực lao động,
tiết kiệm và đầu tư.
- Thứ ba, tùy theo đặc điểm tình hình kinh tế xã hội mà có thể sử dụng thuế suất ưu tiên linh hoạt cho từng loại thu nhập. Theo tập tục truyền thống thì
hầu hết các nước sử dụng thuế suất ưu đãi đối với thu nhập từ lao động hơn là thu nhập từ vốn.
Thiết kế biểu thuế với các thang bậc cụ thể không chỉ là vấn đề mang tính kỹ thuật phức tạp, mà nó cịn chứa đựng nội dung kinh tế nhất định. Biểu thuế có thể đánh vào đồng thu nhập đầu tiên để thực hiện nguyên tắc bất kể cá nhân nào cứ có
thu nhập là phải nộp thuế.