Về các điều kiện hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thuế thu nhập cá nhân ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 76 - 103)

1.1 .Khái niệm và phân loại thuế

2.1.1 .Khái quát sự ra đời và phát triển của thuế TNĐVNCTNC

3.3 Các giải pháp triển khai thực hiện thuế TNCN ở Việt Nam

3.3.4 Về các điều kiện hỗ trợ khác

Phải đảm bảo trung thực và hiệu quả trong công tác thu thuế : Coi trọng tính thực và hiệu quả các công tác thuế là điều kiện quan trọng để đảm bảo cho các biện pháp xây dựng chính sách thuế được thực thi trong cuộc sống. Bởi vì :

+ Khi xác lập được tính trung thực của công tác thu thuế sẽ tạo ra niềm tin cho người nộp thuế để họ tự giác thực hiện.

+ Tuyệt đối ngăn cấm mọi sự sử dụng quyền lực để xâm tiêu tiền thuế, đảm

bảo công bằng cho người nộp thuế.

Mặc dù các điều kiện trên nay mang tính lý thuyết, song rõ ràng nó được coi là những mục tiêu, yêu cầu đạt được khi ban hành chính sách thuế thu nhập ở các

nước đang phát triển. Trên thực tế, không phải bất cứ nước nào cũng tạo ra đầy đủ và toàn diện các điều kiện này. Nhưng không phải bất cứ nước nào cũng đều chờ đợi có đầy đủ các điều kiện mới tiến hành cải cách thuế. Do đó, để chính sách thuế được thực thi hiệu quả trong thực tế, bên cạnh việc hoạch định chính sách thuế khoa

học và xác thực còn phải từng bước tạo ra những tiền tệ thuận lợi cho sự tồn tại vững chắc của thuế TNCN trong đời sống kinh tế - xã hội. Trong q trình đó, vừa tiến hành xây dựng chính sách thuế TNCN khoa học, vừa tích cực tạo ra những điều kiện để cho chính sách thuế có được chỗ dựa và điểm tựa là phương châm đúng đắn chỉ đạo hoạt động thực tiễn ở nước ta hiện nay.

- Các báo cáo kế toán phải mang tính phổ biến và được duy trì một cách trung thực và có độ tin cậy: Kế tốn là cơng cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác thu thuế thu nhập cá nhân. Nhờ đó, cơ quan thuế có điều kiện nắm bắt được quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tạo ra thu nhập và tính tốn các khoản chi phí của đối

tượng nộp thuế. Mặt khác thơng qua các báo cáo kế tốn có thể giúp đỡ thuận lợi cho công tác kiểm tra tính đúng đắn của các khoản nộp thuế. Vì vậy, để chế độ thuế thực thi hiệu quả, đòi hỏi các báo cáo kế toán phải đảm bảo tin cậy và chính xác.

Kết luận chương III

Trong chương ba, luận văn đã đề xuất những quan điểm, mục tiêu hồn thiện chính sách thuế TNCN nhằm khắc phục những tồn tại của luật thuế TNCN hiện hành, đảm bảo mức động viên của thuế mà chủ trương của Đảng và Nhà nước đề ra. Qua đó cũng nhấn mạnh mục tiêu cần đạt đến một chính sách thuế TNCN đơn giản, minh bạch, rõ ràng, ổn định, đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của các

tầng lớp dân cư và tiến gần hơn đến những thông lệ quốc tế. Từ đó, đưa ra những giải pháp hồn thiện chính sách thuế TNCN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cả vế mặt chính sách lẫn hành thu theo hướng lấy việc ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý thuế làm trọng tâm và tổ chức bộ máy đào tạo sử dụng đội ngũ cán bộ thuế là khâu quyết định. Thực hiện tốt chính sách thuế TNCN sẽ góp phần phát huy vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường và nâng cao tính hiệu quả của hệ thống chính sách thuế Việt Nam.

KẾT LUẬN

Thuế TNCN là một loại thuế cơ bản giữ vai trò quan trọng trong hệ thống của các nước phát triển. Thuế TNCN không chỉ là công cụ phân phối thu nhập đảm bảo sự cơng bằng xã hội,mà cịn là công cụ hữu hiệu đông viên nguồn thu to lớn của

NSNN, góp phần quản lý điều tiết vĩ mơ nền kinh tế.

Ở nước ta, thuế TNĐVNCTNC đã được ban hành và chỉ được áp dụng cho

một bộ phận nhỏ dân cư có thu nhập cao, nhưng nó đã bộc lộ nhiều nhược điểm và hạn chế, trong đó nổi lên vấn đề thuế chưa thực sự đáp ứng yêu cầu phân phối thu nhập công bằng và chưa đảm bảo được tính hiệu quả về kinh tế – xã hội. Trong điều kiện hội nhập tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực, nhiều quy định trong chế độ thuế đối với người có thuế đối với người có thu nhập cao tỏ ra không phù

hợp với thông lệ quốc tế. Vì vậy, xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân ở nước ta là yêu cầu tất yếu khách quan.

Trên cơ sở lý luận và xuất phát từ những tồn tại của thực tiễn triển khai thực hiện chính sách thuế TNCN ở VN, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm hồn

thiện chính sách thuế TNCN cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh nước ta trong

giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Hy vọng luận văn sẽ góp phần trong việc hình thành một chính sách thuế TNCN tốt hơn trong giai đoạn tới.

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, thu nhập số liệu do trình độ cịn hạn chế, chắc chắn luận văn còn nhiều khiếm khuyết cần phải bổ sung. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp q báu của Thầy Cơ, bạn bè, đồng nghiệp và

những ai quan tâm đến đề tài nhằm giúp Tơi rút kinh nghiệm nếu có điều kiện

nghiên cứu sâu hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS Lê Văn Ái, TS Đỗ Đức Minh (2002), “Thuế thu nhập cá nhân trên

thế giới và định hướng vận dụng ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà

nội.

2. Bộ tài chính (2004), “Thơng tư số 81/2004/TT-BCT ngày 13 tháng 8 năm 2004

hướng dẫn thi hành nghị định số 147/2004/NĐ-CP ngày 23/07/2004 của

Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao”.

3. Bộ Tài Chính năm (2005), “Thơng tư số 12/2005/TT-BTC ngày 04 tháng 02

năm 2005 sửa đổi, bổ sung một điểm của Thông tư số 81/2004/TT-GTC ngày 13/08/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 147/2004/NĐ- CP ngày 23/07/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thu nhập đối với người có thu nhập cao”.

4. Bộ Tài Chính năm (2006), “Dự thảo Luật thuế Thu nhập cá nhân”

5. Bộ Tài Chính năm (2008), “ Thơng tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30 tháng 09

năm 2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân”

6. Bộ Tài Chính năm (2009), “ Thơng tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27 tháng03

năm 2009 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày

30/9/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân”

7. Chính phủ (2004), “Nghị định số 147 ngày 23 tháng 07 năm 2004 quy định chi

8. Chính phủ (2008), “Nghị định 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính

phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân”

9. Võ Hồng Đức (2000), “Chính sách thuế Thu nhập cá nhân ở Việt Nam trong

xu hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, trường

Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh.

10. Quách Đức Pháp (1999), “ Thuế công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế”. Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.

11. Quốc hội (1990), “ Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao”. 12. Quốc hội (1994), “ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh Thuế

thu nhập đối với người có thu nhập cao năm 1990”

13. Quốc hội (1997), “ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh Thuế

thu nhập đối với người có thu nhập cao năm 1990, 1994”.

14. Quốc hội (1999), “ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh Thuế

thu nhập đối với người có thu nhập cao năm 1990, 1994, 1997”.

15. Quốc hội (2001), “ Pháp lệnh thu nhập đối với người có thu nhập cao”

16. Quốc hội (2004), “ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh Thuế

thu nhập đối với người có thu nhập cao năm 2001”.

17. Quốc hội (2007), “ Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12, ngày

21/11/2007”

18. Tạp chí nghiên cứu kinh tế. 19. Tạp chí Tài Chính

20. Tạp chí thuế Nhà nước.

21. PGS.TS Lê Văn Tề (1996), “Từ điển kinh tế - Tài chính- Ngân hàng”. Nhà

22. Tổng cục thống kê (2006), “ Niên giám thống kê 2005” Nhà xuất bản thống kê. Hà nội.

23. Tổng cục thuế – Tạp chí thuế Nhà nước (2003), “235 câu hỏi đáp về thế 2003

- 2004”, Tập 1. Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

24. Tổng cục thuế –Tạp chí thuế Nhà nước (2004), “Tình huống và giải đáp”,

Tập 3. nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.

25. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ X (2006). Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Các trang Web:

http://www.gdt.gov.vn (Tổng cục thuế) http://www.mof.gov.vn (Bộ tài chính) http://www.gso.gov.vn (Tổng cục thống kê)

http://www.pso.hochiminh.gov.vn (Cục thống kê TP. Hồ Chí Minh)

PHỤ LỤC 1

Nội dung cơ bản của Thuê thu nhập cá nhân ở Pháp

Pháp thu Thuế thu nhập cá nhân từ năm 1914, đến năm 1996 đã chiếm khoảng 20 % tổng số thu từ thuế (6,4% GDP) chỉ đứng sau số thu từ thuế giá trị gia tăng

(gần 50%) và vượt hơn hẳn số thu thuế thu nhập công ty (10%). Nội dung cơ bản của chính sách thuế thu nhập cá nhân đang áp dụng ở Pháp.

I.1 Đối tượng nộp thuế

Các thể nhân là đối tượng cư trú thuế tại Pháp hoặc không là đối tượng cư trú thuế tại Pháp nhưng có nhận được thu nhập tại Pháp đều là đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Cá nhân, không phân biệt quốc tịch, được coi là đối tượng cư trú tại Pháp nếu thoã mãn một trong ba tiêu thức: có hộ gia đình tại Pháp, hoặc có thời gian sống chủ yếu tại Pháp (từ 183 ngày trở lên hoặc lâu hơn) hoặc có hoạt động nghề nghiệp tại

Pháp, hoặc có trung tâm lợi ích kinh tế tại Pháp. Cá nhân là đối tượng cư trú phải nộp thuế thu nhập cá nhân trên toàn bộ thu nhập, không phân biệt nguồn phát sinh thu nhập ở trong nước hay ở nước ngồi.

Cá nhân, khơng phân biệt quốc tịch, không là đối tượng cư trú tại Pháp chỉ phải nộp thuế cho phần thu nhập có được tại Pháp hoặc trên thu nhập khoán bằng 3 lần giá trị cho thuê tài sản hoặc thuộc sở hữu của cá nhân đó nếu thu nhập phát sinh tại Pháp nhỏ hơn mức khoản trên. Tuy nhiên, quy định về đánh thuế theo mức thu nhập khốn này ít khi được áp dụng vì các đối tượng liên quan hầu hết thuộc diện

điều chỉnh của Hiệp định đánh thuế trùng mà Pháp đã ký kết.

I.2 Thu nhập chịu thuế

Luật thuế thu nhập cá nhân Pháp xác định 8 loại thu nhập chịu thuế. Thu nhập rịng làm căn cứ tính thuế là tổng hợp thu nhập ròng của từng loại thu nhập mà mỗi đối tượng nộp thuế có được trong năm. Đối với mỗi loại thu nhập, thu nhập

- Đối tượng thu nhập từ tiền lương: (Thu nhập từ lao động) sau khi trừ các

khoản chi phí cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp (mức chi phí thực tế nếu có

chứng từ hợp lệ), riêng đối với các khoản trợ cấp, hưu trí, niên kim, mức trừ khoán tối đa là 24.000FR, hoặc mức trừ khoán bằng 10% trên tổng số tiền nhận được và

khoản giảm trừ chung (20% tính trên tổng thu nhập loại này sau khi đã tính mức trừ khốn 10% nêu trên) xẽ xác định được số thu nhập ròng từ lao động.

- Thu nhập từ loại hoạt động kinh doanh công thương nghiệp (thu nhập từ kinh doanh): Thu nhập từ kinh doanh là các khoản lợi nhuận thu được từ các hoạt động sản xuất công thương nghiệp mà các thể nhân nhận được thơng qua hình thức kinh doanh cá thể hay doanh nghiệp tư nhân. Thu nhập ròng từ kinh doanh được xác định tuỳ thuộc vào hình thức kê khai nộp thuế của đối tượng nộp thuế, cụ thể:

+ Hình thức nộp thuế áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ: như hộ kinh doanh cá thể có doanh số chưa có thuế khơng vượt quá 100.000 FR/năm. Thu nhập ròng chịu thuế của hộ được tính bằng 50% doanh số năm.

+ Hình thức khoán: được áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ mà mức doanh số chưa có thuế hàng năm khơng vượt quá 500.00FR (đối với cung cấp hàng hoá), 150.000FR (đối với cung cấp dịch vụ) không thể thực hiện chế độ kế toán theo quy

định. Thu nhập chịu thuế do cơ quan thuế xác định theo phương pháp khoán. Mức

thu nhập khốn khơng thay đổi mà được ổn định trong hai năm trừ hai cơ quan thuế phát hiện mức khoán đã ấn định dựa trên những thơng tin thiếu chính xác hoặc do có sự thay đổi về hoạt động kinh doanh hoặc về chính sách thuế.

+ Hình thức kê khai thuế giản đơn: áp dụng đối với những doanh nghiệp tư nhân nhỏ có doanh số từ 500.000FR đến 5.000.000FR (đối với dung cấp hàng hoá), từ 150.000FR đến 1.500.000FR (đối với cung cấp dịch vụ).

+ Chế độ kê khai thuế thơng thường : áp dụng đối vơí những doanh nghiệp tư

nhân có doanh số vượt trên 5.000.000ER (đối với dung cấp hàng hoá), từ 150.000FR đến 1.500.000FR (đối với cung cấp dịch vụ).

Thu nhập ròng từ kinh doanh đối với hình thức kê khai thuế đơn giản và kê

khai thông thường được xác định trên cơ sở lấy doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lệ cần thiết cho kinh doanh.

- Thu nhập từ nông nghiệp: Các chủ trang trại và những người lao động khác có thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi chịu thuế thu nhập cá nhân theo loại thu nhập từ nông nghiệp, riêng thu nhập từ việc cho thuê đất, nhà xưởng sử dụng trong nông nghiệp được xếp vào loại thu nhập từ đất đai. Do đặc thù của hoạt động sản xuất

nơng nghiệp, chính sách thuế áp dụng cho nơng nghiệp cũng có nhiều ưu đãi hơn so với các hoạt động khác. Thu nhập rịng chịu thuế đối với thu nhập từ nơng nghiệp được xác định chỉ bằng khoảng 50% so với thu nhập thực tế.

- Thu nhập từ hành nghề độc lập và từ các dịch vụ tư vấn nghề nghiệp: thu

nhập ròng chịu thuế đối với thu nhập loại này được xác định theo một trong hai

cách: khoán (nếu doanh số hàng năm dưới 175.000FR) và theo thực tế (nếu doanh số hàng năm lớn hơn 175.000FR). Tuy nhiên, phần lớn đối tượng nộp thuế thực

hiện nộp thuế theo thu nhập thực tế.

- Thu nhập từ đầu tư chứng khoán: là các khoản thu nhập có từ việc đầu tư kinh doanh chứng khoán. Loại này bao gồm hai khoản thu nhập chính là cổ tức và thu nhập từ tiền lãi (lãi trái phiếu, lãi công trái, lãi tiết kiệm …). Luật qui định miễn thuế đối với một số loại thu nhập như tiết kiệm dài hạn, tiền tiết kiệm mua nhà.

Riêng đối với loại thu nhập từ tiền lãi, đối tượng nộp thuế có thể trọn lựa nộp thuế riêng cho từng loại thu nhập này theo thuế xuất 15% (không phải gộp chung vào tổng thu nhập để tính thuế theo biểu luỹ tiến), ngồi ra cịn phải nộp các khoản đóng góp xã hội khác (10%).

- Thu nhập từ cho thuê bất động sản (nhà, đất): là các khoản thu nhập từ việc

cho thuê nhà cửa, đất đai ở thành thị cũng như ở nông thôn, trừ khoản tiền thu được từ việc cho thuê nhà cửa đã ghi nhận trong bảng cân đối kế tốn của cơng ty tư

nhân, cho thuê nhà kèm theo trang thiết bị được xếp vào thu nhập từ kinh doanh

định bằng tổng số thu từ việc cho thuê trừ đi các khoản chi phí mà đối tượng nộp

thuế phải chịu. Ngoài các khoản chi được từ như chi sửa chữa, nâng cấp, chi lương cho người gác cổng, thuế đất địa phương, chủ nhà đựơc tính trừ khốn bằng 14%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thuế thu nhập cá nhân ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 76 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)