Đánh giá kết quả thực hiện chính sách thuế thu nhập đối với người có thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thuế thu nhập cá nhân ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 37 - 61)

1.1 .Khái niệm và phân loại thuế

2.1.1 .Khái quát sự ra đời và phát triển của thuế TNĐVNCTNC

2.1.2 Đánh giá kết quả thực hiện chính sách thuế thu nhập đối với người có thu

nhập cao trong thời gian qua.

Trải qua hơn 18 năm áp dụng chính sách thuế thu nhập đối với người có thu

góp phần quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, kiểm soát thu

nhập của cá nhân, phân phân phối lại thu nhập, thực hiện công bằng xã hội cũng như bước đầu tạo thói quen và góp phần nâng cao nhận thức của các đối tượng nộp thuế về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho NSNN. Đến nay, khoản hơn 300 ngàn người nộp thuế và dự kiến năm 2009 thu từ nguồn thuế TNCN cho NSNN khoảng 13.000 tỷ đồng.

-Nguồn thu NSNN từ thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ngày càng tăng.

Thuế TNĐVNCTNC đã đóng góp nguồn thu vào NSNN ngày càng tăng. Tuy

mức mức khởi điểm điều chỉnh tăng đối với người Việt Nam từ 0,5 triệu đồng lên đến 5 triệu đồng, đối với người nước ngoài từ 2,4 triệu đồng lên 8 triệu đồng nhưng

số thu nộp ngân sách ngày càng tăng, thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.2: Số thuế TNĐVNCTNC trong tổng thu NSNN

Năm Tổng thu NSNN Thuế TNCN

Tỷ trọng thuế TNCN trong tổng thu NSNN 1991 9.844 62 0,63 1992 18.815 153 0,81 1993 29.232 184 0,63 1994 37.585 326 0,87 1995 48.090 510 1,06 1996 57.050 1.100 1,93 1997 67.120 1.300 1,94 1998 68.461 1.780 2,60 1999 70.000 1.540 2,20 2000 90.749 1.831 2,02 2001 93.950 1.930 2,05 2002 123.860 2.338 1,89 2003 152.272 2.951 1,94 2004 190.928 3.521 1,84

2005 228.287 4.234 1.85 2006 279.472 5.179 1.85

THU THUẾ TNCN QUA CÁC NĂM

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 1990 1995 2000 2005 2010 NĂM T ĐỒ N G Thuế TNCN

Hình 2.1: Thu thuế TNCN qua các năm

Số thuế TNĐVNCTNC tập trung chủ yếu vào 2 thành phố lớn là Tp.HCM và Hà Nội( trong năm 2004; tổng thu thuế là 3.521 tỷ đồng thì Tp.HCM chiếm trên

1.582,1 tỷ đồng, Hà Nội 595,8,tỷ đồng; Bà Rịa- Vũng Tàu 385,7 tỷ đồng; Đồng Nai 230,8 tỷ đồng, Bình Dương 144,3 tỷ đồng…) (xem bảng 2.3) . Tuy nhiên, trong

những năm tới nhu cầu chi tiêu cho phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở nước ta ngày càng lớn, trong khi nhiều hình thức thuế khác, trong đó có thuế nhập khẩu ngày càng có xu hướng giảm đi. Vì vậy, cải cách thuế ở Việt Nam phải làm cho thuế thu nhập cá nhân ngày càng giữ vai trị quan trọng trong hệ thống thuế nói chung.

Bảng 2.3 : So sánh mức động viên của thuế TNĐVNCTNC qua các tỉnh, TP Đơn vị tính : tỷ đồng Tỉnh, TP Số thu thuế 2004 Tỷ trọng Tp.HCM 1.582,1 44,93 Hà Nội 595,8 16,9 Bà Rịa- Vũng Tàu 385,7 10,95 Các tỉnh, Tp khác 957,4 27,19 Tổng thu 3.521,0 100.00 Nguồn : http://www.mof.gov.vn

SỐ THU THUẾ NĂM 2004

TP.Hồ Chí Minh Hà Nội Bà Rịa - Vũng Tàu Các tỉnh và Thành phố khác

TP.Hồ Chí Minh Hà Nội Bà Rịa - Vũng Tàu Các tỉnh và Thành phố khác

Hình 2.2: So sánh mức động viên của thuế TNĐVNCTNC qua các tỉnh, TP

- Việc đưa vào áp dụng thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao đã từng bước góp phần thực hiện phân phối cơng bằng xã hội.

Thuế TNĐVNCTNC ở nước ta đánh vào thu nhập của những người có thu

lệch giữa những người có thu nhập cao và những người có thu nhập thấp trong xã hội.

- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã từng bước tạo ra tâm lý mọi cơng dân phải có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế.

Việc áp dụng thuế TNĐVNCTNC cịn có tác dụng tập dược cho cơng dân Việt Nam làm quen với thuế thu nhập cá nhân. Qua thời gian thực hiện, bước đầu đã tạo cho người dân làm quen với việc kê khai thu nhập và nhận thức được trách nhiệm về đóng thuế thu nhập, một loại thuế phổ biến và hiệu quả được áp dụng hầu hết ở

các nước trên thế giới. Từ thực tiễn đó cho thấy trong q trình hồn thiện thuế thu nhập cá nhân có thể lựa chọn hoặc vận dụng các phương pháp thu nộp hoặc các chế

độ quản lý tiên tiến các nước trên thế giới đang áp dụng.

- Việc ban hành và từng bước và từng bước hoàn thiện thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao đã từng bước tập dược trong công tác quản lý thuế.

Thuế TNĐVNCTNC đã qui định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập trước khi chi trả thu nhập nên đã

đem lại kết quả giảm bớt các thủ tục hành chính về ủy quyền thu thuế, tăng cường

tính chủ động của các tổ chức chi trả thu nhập và đảm bảo thu nộp thuế kịp thời cho NSNN. Các doanh nghiệp có chi trả thu nhập cho người lao động đã từng bước kê khai nộp thuế cho người lao động ngày càng tăng dần.

Bằng biện pháp đối chiếu xác minh lại thu nhập thông qua các cơng ty Kiểm tốn Việt Nam và quốc tế hoặc trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế của các nước đã ký kết hiệp định tránh đánh thuế trùng với Việt Nam đã phát hiện truy thu số lượng tiền thuế khá lớn, giảm bớt tiêu cực trốn thuế.

2.1.3. Những hạn chế của chính sách thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ở Việt Nam.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và

hội nhập kinh tế quốc tế, các chính sách thuế TNĐVNCTNC ở nước ta hiện hành

cịn có một số mặt tồn tại về cơ chế chính sách và quản lý hành thu… cụ thể như sau:

Thứ nhất, phạm vi điều chỉnh chưa bao quát và áp dụng chưa đồng bộ, thống

nhất đối với các nguồn thu nhập. Hiện nay, thu nhập của cá nhân được hình thành

chủ yếu từ lao động, kinh doanh, đầu tư gián tiếp, chuyển nhượng bất động sản và

các loại thu nhập khác( quà tặng, thừa kế, bản quyền, phát minh, sáng chế…) Trong

đó, các loại thu nhập được áp dụng các chính sách thuế khác nhau: Thu nhập từ lao động thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu

nhập cao, thu nhập từ kinh doanh thuộc đối tượng điều chỉnh của luật thuế thu nhập doanh nghiệp, và thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản thì được điều chỉnh bởi luật thuế chuyển quyền sử dụng đất. Các khoản thu nhập của cá nhân từ tiền lãi tiết kiệm, thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, thu nhập từ kiều hối….không

thuộc đối tượng chịu thuế. Điều này khơng đảm bảo tính cơng bằng, hiệu quả của thuế và không phù hợp với thông lệ quốc tế về thuế TNCN. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến mức động viên từ thuế TNCN ở nước ta còn khá thấp so với các nước đang phát triển khác.

Thứ hai, còn phân biệt thu nhập của cá nhân kinh doanh và cá nhân không

kinh doanh, cá nhân kinh doanh sau khi trừ các chi phí hợp lý được áp dụng mức thuế suất chung là 28%, cịn cá nhân khơng kinh doanh chỉ được trừ khởi điểm chịu thuế 5 triệu đồng, phần thu nhập vượt mức phải nộp thuế theo biểu thuế lũy tiến

từng phần. Như vậy, thu nhập từ cá nhân kinh doanh và cá nhân không kinh doanh

đều là thu nhập cá nhân, nhưng được điều chỉnh ở hai luật thuế khác nhau, dẫn đến

mức động viên thu nhập ở hai đối tượng này khác nhau. Chúng ta có thể so sánh

Bảng 2.4:So sánh mức động viên của chính sách thuế TNCN và TNDN

Đơn vị tính :1.000đ

Thu nhập chịu thuế (1 tháng) Thu thuế TNDN (28%) Thu thuế TNCN 5.000 1.400 - 15.000 4.200 1.000 25.000 7.000 3.000 40.000 11.200 7.500 70.000 19.600 19.500 100.000 28.000 31.500 150.000 42.000 51.500 200.000 56.000 71.500

SO SÁNH MỨC ĐỘNG VIÊN CỦA THUẾ TNCN VÀ TNDN - 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 5.0 00 15. 000 25.0 00 40. 000 70. 000 100 .000 150. 000 200 .000

Thu nhập chịu thuế

S Th u t h u ế

Thu theo thuế TNDN (28%) Thu theo thuế TNCN

Nhìn vào bảng 2.4 và hình 2.3 trên, ta thấy với mức thu nhập chịu thuế đến 70 triệu đồng thì thuế TNCN có mức động viên thấp hơn thuế TNDN, và với mức thu nhập chịu thuế trên 70 triệu đồng thì thuế TNCN có mức động viên cao hơn thuế TNDN.

Thứ ba, nghĩa vụ nộp thuế còn khá cao, chưa công bằng giữa các loại thu nhập

và đối tượng nộp thuế. Mức thuế suất lũy tiến cao nhất của thuế TNĐVNCTNC

hiện hành ở nước ta (40%) còn cao so với các nước trong khu vực. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, đặc biệt là việc thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật và quản lý cao từ nước ngoài. Thuế suất thuế TNĐVNCTNC hiện hành được quy định từ 10%-40% trên thu nhập chịu thuế. Trong khi đó thuế suất thuế TNDN được quy định thống nhất 28% trên tổng thu nhập chịu thuế, thuế suất thuế chuyển quyền sử dụng đất là 2% đối với đất nông

nghiệp và 4% đối với đất ở và các loại đất khác tính trên doanh thu chuyển quyền

sử dụng đất. Các chính sách thuế này cũng có các quy định khác nhau về phạm vi, đối tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế, các khoản khấu trừ, miễn giảm…Điều này

dẫn đến tỷ lệ động viên thuế cịn chưa cơng bằng giữa các loại thu nhập chịu thuế khác nhau.

Thứ tư, theo qui định của chính sách thuế TNĐVNCTNC hiện hành, cấu trúc

bậc thuế cịn có sự phân biệt giữa người Việt Nam và người nước ngoài; cá nhân khác định cư tại Việt Nam và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài.

Đối với người Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt Nam có thu nhập từ 5

triệu đồng/ tháng trở lên chịu thuế 10% và thu nhập trên 40 triệu đồng/ tháng trở lên chịu mức thuế 40%; còn người nước ngồi và cơng dân Việt Nam, cơng tác ở nước ngồi có thu nhập từ 8 triệu đồng/ tháng trở lên chịu mức thuế 10% và thu nhập từ 80 triệu đồng trở lên thì chịu mức thuế 40%. Quy định này không phù hợp với

thông lệ thực tế, tạo ra sự bất bình đẳng trong nghĩa vụ nộp thuế cũng như trong công cuộc hội nhập hôm nay.

Thứ năm, tính lũy tiến trong biểu thuế chưa hợp lý nên đã hạn chế vai trò điều

tiết kinh tế của thuế TNCN. Trong biểu thuế chênh lệch giữa mức thu nhập chịu thuế tối đa và mức chịu thuế tối thiểu là không lớn lắm, xét biểu thuế áp dụng đối

với người Việt Nam và cá nhân khác định cư ở Việt Nam thì mức chênh lệch về thu nhập chịu thuế giữa bậc thấp nhất là 5 triệu và bậc cao nhất là 40 triệu đồng là 8 lần, còn biểu thuế áp dụng đối với người nước ngồi và cá nhân Việt Nam làm việc,

cơng tác ở nước ngồi thì mức chênh lệch về thu nhập chịu thuế giữa 2 bậc thấp nhất và cao nhất là 8 triệu đồng và 80 triệu đồng – tức là 10 lần. Điều này dẫn đến mức độ điều tiết về thuế tăng nhanh trong khi mức độ tăng thu nhập không lớn. So sánh với biểu thuế của các nước thường có mức chênh lệch trên 20 lần, ví dụ : Thái lan là 80 lần( 50.000bath- 4.000.000bath), Trung Quốc là 200 lần (500RMB- 100.000RMB)… Sự chênh lệch quá ít giữa các bậc thuế như hiện nay thể hiện mức

độ lũy tiến cao làm cho mức đóng thuế tăng nhanh. Với tốc độ đó, sự dao động

trong biểu thuế lũy tiến sẽ rất lớn khi chuyển bậc. Rõ ràng, khi mức dao động thuế tăng quá nhanh so với mức thu nhập sẽ không kích thích động lực tăng thu nhập cá nhân.

Thứ sáu, chính sách thuế TNĐVNCTNC chưa quy định các khoản chiết giảm

gia cảnh để đảm bảo tính cơng bằng về nghĩa vụ nộp thuế giữa các cá nhân có hồn cảnh gia đình khác nhau, chính vì vậy tạo gánh nặng thuế không công bằng đối với cá nhân độc thân cá nhân có gia đình hay có người phụ thuộc khi họ phải chịu chung một mức thu nhập chịu thuế.

Thứ bảy, hiệu quả quản lý thuế cịn yếu, chưa có quy định cụ thể về thuế khấu

trừ tại nguồn, cơ quan thuế chưa thực hiện quyết toán thuế cho từng đối tượng nộp thuế, rất nhiều trường hợp trốn thuế, lách thuế…Chính vì vậy, về mặt lâu dài phải phát triển mạnh các hệ thống thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong xã hội cũng như các quy định bắt buộc về thanh toán thu nhập theo hướng chủ động, áp dụng công nghệ hiện đại và xã hội hóa. Đồng thời với việc sử dụng các cơng cụ thanh tốn

hiện đại thì việc kiểm soát chặc chẻ các hoạt động kinh doanh, phạm vi hoạt động

được xem như biện pháp không những góp phần quản lý tốt thuế TNCN mà cịn

làm lành mạnh các q trình hoạt động, đảm bảo công bằng giữa các cá nhân, tổ

chức trong xã hội.

2.2. Tình hình triển khai thực hiện thuế TNCN ở Việt Nam 2.2.1.Sự cần thiết ban hành luật thuế TNCN

Xuất phát từ tinh thần của Nghị quyết Đại Hội Đảng IX và X đã xác định “Áp

dụng thuế thu nhập cá nhân thống nhất và thuận lợi cho mọi đối tượng chịu thuế,

bảo đảm công bằng xã hội và tạo động lực phát triển” và “Hoàn thiện hệ thống

pháp luật về thuế theo nguyên tắc công bằng, thống nhất và đồng bộ … Điều chỉnh chính sách thuế theo hướng giảm và ổn định thuế suất, mở rộng đối tượng thu, điều tiết hợp lý thu nhập”. Thực hiện các Nghị quyết này, Chính phủ có Quyết định số

201/2004/QĐ-TTg ngày 06/12/2004 về việc phê duyệt chương trình cải cách thuế

đến 2010, trong đó có thuế thu nhập cá nhân. Ngồi ra việc ban hành Luật thuế

TNCN còn xuất phát từ sự cần thiết sau:

- Thực hiện thuế thu nhập cá nhân góp phần tăng cường cơng tác kiểm soát , phân phối thu nhập và điều tiết vĩ mô nền kinh tế – xã hội.

+ Thuế thu nhập cá nhân động viên trực tiếp vào thu nhập cá nhân, thể hiện rõ nghĩa vụ của công dân đối với đất nước và được căn cứ trên các nguyên tắc “lợi

ích”, “cơng bằng”, và “khả năng nộp thuế”. Theo ngun tắc lợi ích thì mọi người trong xã hội đều được hưởng những thành quả phát triển của đất nước về luật pháp thể chế, cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội, an ninh trật tự, … đồng thời cũng có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập của mình cho xã hội thơng qua việc nộp thuế.

Nguyên tắc ‘công bằng” và “khả năng nộp thuế” thể hiện ở chỗ: người có thu nhập cao hơn thì nộp thuế nhiều hơn, mỗi cá nhân dù có thu nhập từ các nguồn khác nhau nhưng có hồn cảnh khó khăn hơn thì nộp thuế ít hơn, mỗi cá nhân dù có thu nhập từ các nguồn khác nhau đều được điều chỉnh thống nhất trong một chính sách thuế; người có thu nhập thuế thấp chưa phải nộp thuế.

+ Bên cạnh đó, trong thời gian qua nước ta, cùng với sự phát triển của kinh tế, thu nhập của các tầng lớp dân cư cũng tăng lên, nhưng khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa nhóm người có thu nhập cao và nhóm người có thu nhập thấp cũng có xu hướng ngày càng tăng (trong thời gian từ năm 1993 – 2004, khoảng cách này đã tăng lên từ 3,7 lần lên đến 13,5 lần). Như vậy, việc áp dụng thuế TNCN sẽ góp phần

đảm bảo tính hợp lý, cơng bằng, hiệu quả của hệ thống chính sách thuế và hạn chế

sự gia tăng khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư. Đồng thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thuế thu nhập cá nhân ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 37 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)