KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA NGT
4.2.2.3. Thành công của kỹ thuật dẫn lưu qua da
Kết quả thủ thuật chúng tôi ghi nhận thành công ở 21/28 trường hợp chiếm tỷ lệ 75%. Thủ thuật thành công khi lâm sàng bệnh nhân hết đau, hết sốt và bạch câu trở về bình
thường, trên siêu âm hoặc chụp CLVT không còn hình ảnh NGT. Trong nghiên cứu của chúng tôi không có trường hợp nào tử vong liên quan đến dẫn lưu. Tỷ lệ thành công của nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn của Cantasdemir [4], tác giả ghi nhận tỷ lệ thành công là 96% (29/30 bệnh nhân). Tác giả Osama [65] ghi nhận tỷ lệ thành công là 95%, không có tử vong liên quan đến dẫn lưu. Thành công của thủ thuật liên quan rất nhiều đến sự toàn vẹn của ống tụy. Giải thích kết quả trên chúng tôi cho rằng các tác giả trên trước khi thực hiện dẫn lưu qua da đều được nội sỏi mật tụy ngược dòng (ERCP) để loại trừ tất cả các trường hợp có tắc nghẽn ống tụy.
Bệnh án 1.
Họ và tên: Mai Đức Th nam 39 tuổi. Mã bệnh án 131100207. Ngày vào viện: 18/5/2013
Lý do vào viện: Đau bụng + sốt
Tiền sử: Bệnh nhân điều trị viêm tụy cấp 2 lần, lần gần nhất là 3/2013.
Bệnh sử: trước vào viện 2 ngày bệnh nhân xuất hiện đau tức vùng mạn sườn T, đau liên tục, âm ỉ kèm theo sốt rét run, không buồn nôn, không nôn, đại tiện phân bình thường. Bệnh nhân tự đi khám ở phòng khám tư, siêu âm có hình ảnh áp xe tụy vùng đuôi tụy vào viện
Khám lúc vào bệnh nhân đau vùng mạn sườn T mức độ 4/10. Sốt 38,5 độ. Có phản ứng thành bụng, không sờ thấy u
Siêu âm: Đầu và đuôi tụy kích thước bình thường. Hình ảnh khối áp xe vùng đuôi tụy kích thước 81 × 96mm đè đẩy lên màng phổi T.
Xét nghiệm: BC 16,42G/l, TT 81,6%, Hb94g/l. Procalcitonin 0,97, Amylase 641. Prealbumin 0,23
Chẩn đoán: Nang giả tụy nhiễm trùng Điều trị:
- Kháng sinh Sinraci , ngày 23/4 có kết quả KS đồ, bổ sung thêm gentamycin
- Dẫn lưu NGT (20/5) bằng catheter pigtail 12 NGT dưới hướng dẫn của siêu âm, hút ra được 300ml dịch mủ. Dịch dẫn lưu được xét nghiệm cấy ra E.Coli ESPL (+) còn nhạy với nhiều kháng sinh.
Diễn biến:
- Sau dẫn lưu 1 ngày bệnh nhân hết sốt. Dịch dẫn lưu giảm dần. Đến ngày 24/5 dịch dẫn lưu không ra dịch, siêu âm kiểm tra lại còn hình ảnh NGT kích thước 4×4,1 cm. Chúng
tôi nghi ngờ có tắc dẫn lưu và tiến hành thông dẫn lưu bằng 5ml nước muối sinh lý, sau đó dịch dẫn lưu ra lại. Tuy nhiên 1 ngày sau bơm rửa bệnh nhân sốt cao rét run, bạch cầu tăng, procalcitonin tăng. Bệnh nhân vẫn tiếp tục sử dụng Sinraci + Gentamycin.
- Đến ngày 2/6 bệnh nhân vẫn sốt cao, dịch dẫn lưu ra 50ml/ngày và thay kháng sinh bằng: Meronem + Colimycin + Vancomycin. Đến ngày 4/6 bệnh nhân hết sốt. Ngày 5/6 dẫn lưu không ra dịch , siêu âm kiểm tra không còn hình ảnh NGT, rút dẫn lưu ngày 5/6. Bệnh nhân xuất viện ngày 7/6.
- Bệnh nhân ra viện đi làm bình thường, tái khám sau đó 1 tháng siêu âm kiểm tra lại còn hình ảnh NGT kích thước 2,4×2,4cm. Chúng tôi không can thiệp gì thêm
Bàn luận: Đây là một trường hợp NGT nhiễm trùng vị trí đuôi tụy. Bệnh nhân được sử dụng kháng sinh ngay sau khi vào viện. Được dẫn lưu qua da và kết quả thành công, tuy nhiên chúng tôi chỉ lưu ý trong qua trình lưu catheter có bội nhiễm vi khuẩn. Do đó cần chú ý chăm sóc và theo dõi catheter sau dẫn lưu. Nếu catheter tắc có thể thông 5ml muối nhưng yêu cầu tuyệt đối vô khuẩn
So sánh với kết quả của một số nghiên cứu khác trên thế giới:
Tác giả Thành
công
Thất bại Thời gian dẫn lưu
Tử vong Tái phát Biến
chứng D’Egidio [11] (1991) N=23 22(96%) 1 KCDL 0 1(4%) 2(9%) Van Sonnenberg [39] (N=101) 91(90%) 6(6%) 20 0 KCDL 10(10%) Anderson (1989) (N=22) 13(60) 3(14) KCDL 0 KCDL KCDL Spivak [66] (1998) (N=27) 17(63% ) 9(33%) KCDL 1 6(25%) KCDL Adams [35] (1992) (N=52) 35(67) 17(33%) 42 0 0 4(8%) Grosso [67] (1989) (N=43) 29(67%) 14(33%) KCDL 0 9/38 2(7%) Heider [33] (1999) (N=66) 28(42%) 38(58%) 38 0 KCDL KCDL KCDL: Không có dữ liệu